Giáo án Hóa học 8 - Tiết 17: Sự biến đổi chất

1. Kiến thức:

HS biết:

- Hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học.

HS hiểu để:

- Biết phân biệt được các hiện tượng xung quanh là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học.

2. Kỹ năng:

- Có kĩ năng quan sát thực hành thí nghiệm.

- HS phân biệt thành thạo hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học.

3. Giáo dục:

 - Tính cách:

 Nhận thức đúng đắn trong nghiên cứu các sự vật hiện tượng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 17: Sự biến đổi chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy:........................................................
 Tuần 9
 CHƯƠNG II:PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Tiết 17 - SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết:
- Hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học.
HS hiểu để:
- Biết phân biệt được các hiện tượng xung quanh là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học.
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng quan sát thực hành thí nghiệm.
- HS phân biệt thành thạo hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học.
3. Giáo dục:
 - Tính cách:
 Nhận thức đúng đắn trong nghiên cứu các sự vật hiện tượng.
II/.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
III. CHUẨN BỊ:
 * GV: Hoá chất: nước, muối, đường, bột sắt, bột lưu huỳnh.
Dụng cụ: đèn cồn, nam châm, kẹp,giá thí nhgiệm,ống nghiệm, cốc thuỷ tinh.
* HS: Chuẩn bị kĩ trước bài học.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1ph)
2. Kiểm tra miệng:
3. Tiến trình bài học:
Đặt vấn đề:Để biết xem chất có thể xảy ra những biến đổi gì, thuộc loại biến đổi nào! chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*.Hoạt động 1: (15ph)
Mục tiêu: HS biết được hiện tượng vật lý.
*GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1Sgk.
? Hình vẽ đó nói lên điều gì.
- HS quan sát và mô tả hiện tượng.
? Làm thế nào để nước lỏng thành nước đá.
? Làm thế nào để nước lỏng thành hơi nước.
? ở hiện tượng này có sự biến đổi về chất không.
* GV làm thí nghiệm pha loãng và đun dung dịch muối ăn. 
? ở hiện tượng này có sinh ra chất mới không.
- HS nhận xét: Khi cô cạn dung dịch muối ăn thu được những hạt muối ăn có vị mặn.
? Qua 2 hiện tượng trên, em có nhận xét gì.
? Chất có bị biến đổi không.
- HS: Chất bị biến đổi về trạng thái mà không bị biến đổi về chất(Vẫn giữ nguyên là chất ban đầu)
® GV kết luận: Sự biến đổi chất như thế thuộc loại hiện tượng vật lí.
? Hãy cho 1 vài ví dụ về hiện tượng vật lý.
(Ví dụ:Thuỷ tinh nung nóng bị uốn cong).
? Vậy thế nào là hiện tượng vật lí.
* Hoạt động 2: (20ph)
Mục tiêu: HS biết hiện tượng hóa học, dấu hiệu nhận biết hiện tượng hóa học.
* Thí nghiệm 1: GV cho HS quan sát màu sắc của S và Fe, nhận xét.
Sau đó GV trộn một lượng bột Fe và bột S vừa đủ (HS quan sát màu, n.xét). Chia làm 2 phần:
+ Phần1: HS dùng nam châm hút và nhận xét.
? Cơ sở nào để tách riêng Fe ra khỏi hỗn hợp.
+ Phần 2: GV làm thí nghiệm: Nung hỗn hợp bột Fe, S.
? HS quan sát, nhận xét sự thay đổi màu sắc của hỗn hợp.
? GV đưa nam châm tới phần SP. HS nh. xét.
? So sánh chất tạo thành so với chất ban đầu 
? ở TN trên có sinh ra chất mới không.
* Thí nghiệm 2:
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: 
Lấy đường vào 2 ống nghiệm:
+ ống 1: Để nguyên (Dùng để so sánh)
+ ống 2: Đun nóng.
? Rút ra nhận xét hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm 2. 
- HS: Đường chuyển thành màu đen và có những giọt nước động ở thành ống nghiệm.
? Em có nhận xét gì về hiện tượng trên.
? ở TN trên có sinh ra chất mới không.
? ở TN trên có sinh ra chất mới không.
* GV thông báo: Sự biến đổi chất ở 2 TN trên thuộc loại hiện tượng hoá học.
? Vậy em hãy cho biết hiện tượng hoá học là gì?
? Dấu hiệu chính để phân biệt HTHH và HTVL là gì.
I. Hiện tượng vật lý:
1. Hiện tượng 1:
 Nước đá ® Nước lỏng ® Hơi nước.
 (R) (L) (H)
2. Hiện tượng 2:
Muối ăn D.dịch muối M.ăn.
 (R) (L) (R)
*Kết luận: Nước và muối ăn vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Gọi là hiện tượng vật lý.
* Định nghĩa: Sgk.
II. Hiện tượng hoá học:
* Thí ngiệm 1:
* Trộn hhỗn hợp bột Fe và S. Chia làm 2 phần:
+ Phần 1:
Dùng nam châm hút: Sắt bị hút và vẫn giữ nguyên trong hỗn hợp (Có Fe và S).
+ Phần 2:
Đun hỗn hợp bột Fe, S: Tạo thành chất mới không bị nam châm hút. Đó là FeS (Sắt II sunfua).
* Thí nghiệm 2:
* Cho đường vào 2 ống nghiệm :
+ ống nghiệm 1: Để nguyên.
+ ống nghiệm 2: Đun nóng.
® Đường chuyển thành màu đen, xuất hiện những giọt nước trên thành ống nghiệm.
* Nhận xét: Đường bị phân huỷ thành than và nước.
* Kết luận: Đường, sắt, lưu huỳnh đã biến đổi thành chất khác nên gọi là hiện tượng hoá học.
* Định nghĩa: Sgk.
* Dấu hiệu phân biệt: Có chất mới sinh ra hay không.
4. Tổng kết: ( 7 ph)
- Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học?
- Hs làm bài tập 2 sgk, bài 12.3 sách bài tập
5. Hướng dẫn học tập: ( 2ph)
- Học bài làm bài tập sgk.
- Đọc trước bài phản ứng hoá học.

File đính kèm:

  • docBAI SU BIEN DOI CHAT MOI.doc