Giáo án Hóa học 8 - Tiết 14 – Bài 10: Hoá Trị (tiếp )

I. Mục tiêu : - Kiến thức: Học sinh biết lập công thức hoá học của hợp chất ( dựa vào hoá trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử ) ; củng cố về ý nghĩa của công thức hoá học

 - Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng lập công thức hoá học của chất và kỹ năng tính hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử ; h/đ nhóm

 - Thái độ: Giáo dục ý thức say mê môn học

II. Chuẩn bị của g/v và h/s

 1. G/v : Phiếu học tập , bộ bìa có ghi các công thức hoá học

 2. H/s : Đọc trước bài phần b tr.36 sgk

III . Hoạt động dạy và học

 1.ổn định lớp :

 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) ? Hoá trị là gì ?

 ? Nêu qui tắc hoá trị và viết biểu thức hoá trị ? ( chú ý viết bên phải góc bảng để học bài mới )

 ? chữa bài số 2 tr.37 và bài số 4 .38 SGK ? ( Phần đáp án giải ở vở bài tập )

 3. Bài mới : * mở bài : Giờ trước đã biết cách tính hoá trị của một nguyên tố giờ hôm nay chúng ta đi xét tiếp cách lập công thức hoá học dựa trên qui tắc hoá trị

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 14 – Bài 10: Hoá Trị (tiếp ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn : 23/ 9/ 2011 Tiết 14 – bài 10: Hoá trị (Tiếp ) 
 Giảng : 28/ 9/ 2011
I. Mục tiêu : - Kiến thức: Học sinh biết lập công thức hoá học của hợp chất ( dựa vào hoá trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử ) ; củng cố về ý nghĩa của công thức hoá học
 - Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng lập công thức hoá học của chất và kỹ năng tính hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử ; h/đ nhóm
 - Thái độ: Giáo dục ý thức say mê môn học
II. Chuẩn bị của g/v và h/s
 1. G/v : Phiếu học tập , bộ bìa có ghi các công thức hoá học
 2. H/s : Đọc trước bài phần b tr.36 sgk
III . Hoạt động dạy và học
 1.ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) ? Hoá trị là gì ?
 ? Nêu qui tắc hoá trị và viết biểu thức hoá trị ? ( chú ý viết bên phải góc bảng để học bài mới ) 
 ? chữa bài số 2 tr.37 và bài số 4 .38 SGK ? ( Phần đáp án giải ở vở bài tập )
 3. Bài mới : * mở bài : Giờ trước đã biết cách tính hoá trị của một nguyên tố giờ hôm nay chúng ta đi xét tiếp cách lập công thức hoá học dựa trên qui tắc hoá trị
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 25
phút
Hoạt động 1
- G/v đưa đề bài ví dụ 1 lên bảng.
- G/v đưa nội dung các bước giải bài toán lập công thức hoá học lên bảng – h/s dựa vào đó để giải
 1/ Viết công thức dưới dạng chung
 2/ Viết biểu thức quy tắc hoá trị
 3/ Chuyển thành tỉ lệ
 4/ Viết công thức hoá học đúng của hợp chất
- Y/c hoạt động nhóm bàn – các nhóm thảo luận thống nhất kết quả 
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét bổ xung và đưa kết qủa đúng 
- G/v đưa đề bài tập số 2 lên bảng 
- Y/c hoạt động theo nhóm bàn sau đó g/v gọi 2 h/s lên bảng làm 
- Y/c học sinh nhận xét bài làm của 2 h/s trên
 bảng
- G/v nhận xét & đưa đáp án đúng
- Khi làm các bài tập hoá học , đòi hỏi chúng ta phải có kĩ năng lập công thức hoá học nhanh và chính xác . Vậy có cách nào để lập công thức hoá học nhanh hơn không ?
- Y/c cá nhân trả lời h/s khác bổ xung
- G/v nhận xét và chốt kiến thức
 + Nếu a = b thì x = y = 1
 + nếu ab và tỉ lệ a : b ( tối giản ) thì x = b ; y = a
 + Nếu a : b chưa tối giản thì giản ước để có a’ : b’ và lấy x = b’ ; y = a
- G/v đưa ví dụ lên bảng 
- Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả 
- G/v gọi 4 học sinh làn lượt lên làm từng phần 
- G/v nhận xét và đưa đáp án đúng
2/ Vận dụng
 b) Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị
* Ví dụ 1: Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nitơ IV và oxi
 - NxOy 
 - x . IV = y . II
 - 
 - Công thức cần tìm là NO2
* Ví dụ 2: Lập công thức của hợp chất gồm :
 a) kali (I) và nhóm CO3 (II)
 b) Nhôm (III) và nhóm SO4 (II)
 Bài giải
 a) Kx(CO3)y
 - x . I = y . II 
 - Vậy công thức cần tìm là K2CO3
 b) Alx(SO4)y
 - x . III = y . II 
 - Vậy công thức cần tìm là Al2(SO4)3
 * Ví dụ 3 : Lập công thức của các hợp chất gồm:
 a) Na (I) và S (II)
 b) Fe (III) và nhóm OH (I)
 c) Ca (II) và nhóm PO4 (III)
 d) S (IV) và O (II)
 Bài giải
 a) NaxOy x = b = II
 y = a = I
 - Vậy công thức đúng : Na2O
 b) Fex(OH)y x = b = I
 y = a = III
Vậy công thức đúng : Fe(OH)3
 c) Cax(PO4)y x = b = III
 y = a = II
vậy công thức đúng : Ca3(PO4)2
 d) SxOy 
nên x = b’ = 1 ; y = a’ = 3
Vậy công thức đúng là : SO3
 4. Củng cố, kiểm tra, đánh giá ( 7 phút )
 * Hãy cho biết các công thức sau đúng hay sai ? hãy sửa lại công thức sai cho đúng
 a) K(SO4)2 b) CuO3 c) Na2O d) Ag2NO3 k) SO2 
 e) Al(NO3)3 f) FeCl3 g) Zn(OH)3 h) Ba2OH
 * đáp án : Đ : c, f, k, e
 S : và sửa lại là : a) K2SO4 , b) CuO , d) AgNO3 , g) Zn(OH)2 
 h) Ba(OH)2 
5. Dặn dò ( 1 phút ): - BTVN : 5, 6, 7, 8 tr.38 SGK
 - Đọc bài đọc thêm tr.39 SGK - đọc trước bài luyện tập bài 11 tr.40 sgk

File đính kèm:

  • docTIET14 HOA TRI.doc