Giáo án Hoá học 8 - Tiết 1 – Mở đầu môn Hoá học
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Học sinh biết hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng, bổ ích.
- Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta.
- HS bước đầu biết phải làm thế nào để học tốt môn Hóa học.
2. Kỹ năng.
- Bước đầu rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm trong hóa học.
- Bước đầu rèn luyện kỹ năng thao tác thực hành, sử dụng hóa chất hóa học.
3. Thái độ.
Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- 6 bộ thí nghiệm, mỗi bộ gồm các dụng cụ và hoá chất sau:
+ Dụng cụ: 3 ống nghiệm có đánh dấu các hoá chất, giá đỡ ống nghiệm, khay hoá chất, 1 ống hút, 1 kẹp gỗ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Bài mới.
* Giới thiệu chương trình Hoá 8 và bài mới:
Ngày soạn 1982011 Ngày giảng2282011 Tiết 1 Mở đầu hoá học I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Học sinh biết hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng, bổ ích. - Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta. - HS bước đầu biết phải làm thế nào để học tốt môn Hóa học. 2. Kỹ năng. - Bước đầu rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm trong hóa học. - Bước đầu rèn luyện kỹ năng thao tác thực hành, sử dụng hóa chất hóa học. 3. Thái độ. Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học. - 6 bộ thí nghiệm, mỗi bộ gồm các dụng cụ và hoá chất sau: + Dụng cụ: 3 ống nghiệm có đánh dấu các hoá chất, giá đỡ ống nghiệm, khay hoá chất, 1 ống hút, 1 kẹp gỗ. III. Hoạt động dạy học. 1. Bài mới. * Giới thiệu chương trình Hoá 8 và bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Trong chương trình lớp 8 chúng ta sẽ được làm quen với một môn học mới đó là Hóa học. Vậy Hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Phải làm gì để học tốt môn Hoá học? Đó là những nội dung chính trong bài mở đầu của môn Hóa học. Tiết 1 Mở đầu môn Hóa học * Hoạt động 1: Hoá học là gì? Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng I. Hoá học là gì? Để hiểu rõ hoá học là gì, trước tiên chúng ta cùng tiến hành một vài thí nghiệm sau. a. Thí nghiệm Trước khi tiến hành thí nghiệm giáo viên phân nhóm thực hành (2 bàn là một nhóm), phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm GV chiếu lên màn hình: Mỗi nhóm cử ra một bạn làm nhóm trưởng có trách nhiệm điều khiển mọi hoạt động của nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, một bạn làm thư kí để ghi chép lại các bước thí nghiệm, hiện tượng thí nghiệm của nhóm mình, còn các thành viên còn lại tiến hành thí nghiệm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Phát dụng cụ, hoá chất, phiếu tường trình cho từng nhóm (một nhóm sử dụng phim trong) Giới thiệu dụng cụ và hóa chất được sử dụng trong thí nghiệm. Các em hãy quan sát các chất có trong các ống nghiệm và cho biết trạng thái và màu sắc của các chất trong từng ống nghiệm? - ống 1 (dd CuSO4): dd đồng sunfat ở dạng lỏng, trong suốt, có màu xanh. - ống 2 (dd NaOH): dd Natri hidroxit ở dạng lỏng, trong suốt, không màu. - ống 3 (dd HCl): dd axit clohidric ở dạng lỏng, trong suốt, không màu. Cho HS tiến hành thí nghiệm Sau khi trình bày xong, GV gọi các nhóm khác nhận xét và bổ sung nếu cần b. Hiện tượng Chiếu phần đáp án bản tường trình thí nghiệm lên màn hình. Qua hai thí nghiệm trên, các em có thể rút ra kết luận gì về các chất sau khi đem thí nghiệm. ở các thí nghiệm trên đều có sự biến đổi các chất. c. Kết luận Qua 2 thí nghiệm trên chúng ta đều thấy có sự biến đổi của các chất: - ở thí nghiệm 1: dd từ chỗ trong suốt xuất hiện một chất mới không tan trong nước. - ở thí nghiệm 2: có sự xuất hiện chất khí sủi bọt trong chất lỏng. Chiếu hình vẽ lên màn hình và yêu cầu HS quan sát. Theo các em, người ta sử dụng cốc nhôm để đựng nước, đựng nước vôi hay đựng giấm ăn? Tại sao? Cho HS thảo luận khoảng 1 phút sau đó yêu cầu 3 nhóm trả lời. HS có thể trả lời được: Dùng cốc nhôm đựng nước là đúng, các cách còn lại là sai. Nhưng chưa giải thích được tại sao lại như vậy. Thông báo: Sở dĩ các em chưa hiểu được cách nào đúng, cách nào sai và chưa giải thích được vì sao là do chúng ta chưa có kiến thức về các chất hoá học. Vì vậy để có thể giải thích được điều trên thì chúng ta phải học hoá học và hiểu được hoá học là gì? ố Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Như vậy bạn nào trả lời được “Hoá học là gì”? * Hoạt động 2: Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta? Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Cho HS thảo luận để trả lời câu hỏi 1 trong PHT. (Một số nhóm làm vào phim trong: nhóm 2 làm ý a, nhóm 3 làm ý b, nhóm 4 làm ý c) II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta? Các đồ dùng, vật dụng sinh hoạt trong gia đình như: Soong, nồi, dao, cuốc, xẻng, ấm, bát, đĩa, giầy, dép, xô, chậu Các sản phẩm hoá học dùng trong nông nghiệp là: - Phân đạm hoá học: Phân lân, phân đạm, phân kali. - Thuốc trừ sâu. - Chất bảo quản thực phẩm. - Những sản phẩm phục vụ cho công việc học tập của em là: Sách, vở, bút, mực, tẩy, hộp bút, cặp sách - Những sản phẩm hoá học phục vụ cho việc bảo vệ sức khoẻ như: các loại thuốc chữa bệnh - Tạo vật dụng thiết yếu trong gia đình. - Sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp. - Cung cấp những sản phẩm phục vụ cho công việc hàng ngày và bảo vệ sức khoẻ. Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta ố Hoá học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Thông báo: Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Trong chương trình Hoá học mà các em sắp được học sẽ được làm rõ dần kết luận trên và sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về một môn học bổ ích, lí thú và rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Với vai trò quan trọng của hoá học như vậy thì chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào để học tốt môn Hoá học *Hoạt động 3: Phải làm gì để học tốt môn Hoá học? Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 2 trong PHT. III. Các em cần phải làm gì để học tốt môn Hoá học? 2. Phương pháp học tập môn Hoá học: - Biết làm thí nghiệm, biết quan sát hiện tượng trong thí nghiệm, trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống. - Có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận, sáng tạo. - Biết nhớ một cách chọn lọc, thông minh. - Tự đọc thêm sách tham khảo để mở rộng kiến thức b. Phương pháp học tập môn Hoá học. 2. Củng cố. GV gọi HS nhắc lại những nội dung cơ bản của bài: (?) Hoá học là gì? (?)Vai trò của hoá học trong cuộc sống? Nêu VD. (?) Các em cần làm gì để học tốt môn Hoá học? 3. Hướng dẫn về nhà. Xem lại bài.
File đính kèm:
- H8 - Tiet 01 - Mo dau mon Hoa hoc (Thuc tap).doc