Giáo án Hóa học 8 - Phản Ứng Oxi Hóa – Khử
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học sinh biết chất chiếm oxi của chất khác là chất khử, khí oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa. Sự tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất là sự khử. Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hóa.
Học sinh hiểu được phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Hiểu được tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa - khử đối với cuộc sống con người.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng phân biệt được chất khử chất oxi hóa, sự khử , sự oxi hóa trong phản ứng oxi hóa cụ thể.
Học sinh phân biệt được phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng khác.
Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng viết phương trình hóa học và giải bài tập theo phương trình phản ứng.
3. Thái độ:
Giáo dục tính học tập nghiêm túc, cẩn thận trong việc tính toán theo phương trình hóa học.
Học sinh có thái độ yêu thích môn học và cẩn thận trong việc xác định chất khử, chất oxi hóa, sự khử , sự oxi hóa trong phản ứng oxi hóa cụ thể.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập,
2 Chuẩn bị của học sinh:
Bảng nhóm, bút dạ.
Ôn lại phản ứng giữa đồng (II) oxit với hiđro. Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh biết chất chiếm oxi của chất khác là chất khử, khí oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa. Sự tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất là sự khử. Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hóa. Học sinh hiểu được phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. Hiểu được tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa - khử đối với cuộc sống con người. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân biệt được chất khử chất oxi hóa, sự khử , sự oxi hóa trong phản ứng oxi hóa cụ thể. Học sinh phân biệt được phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng khác. Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng viết phương trình hóa học và giải bài tập theo phương trình phản ứng. 3. Thái độ: Giáo dục tính học tập nghiêm túc, cẩn thận trong việc tính toán theo phương trình hóa học. Học sinh có thái độ yêu thích môn học và cẩn thận trong việc xác định chất khử, chất oxi hóa, sự khử , sự oxi hóa trong phản ứng oxi hóa cụ thể. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập, 2 Chuẩn bị của học sinh: Bảng nhóm, bút dạ. Ôn lại phản ứng giữa đồng (II) oxit với hiđro. Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY A. Kiểm tra bài cũ: (10 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. 1) Nêu tính chất vật lý của hiđro? Các ứng dụng chủ yếu của hiđro? Cơ sở khoa học của những ứng dụng đó? 2) Nêu tính chất hóa học của hiđro? Viết PTHH minh họa? GV: Gọi một học sinh nhận xét câu trả lời cảu bạn và cho điểm học sinh. HS: Trả lời câu hỏi 1 *Tính chất vật lý: Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước. *Ứng dụng chủ yếu của hiđro - Dùng làm nguyên liệu cho động cơ tên lửa, ô tô, dùng trong đèn xì kim loại. - Là Nguyên liệu để sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ. - Làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng. - Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không *Khí hiđro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. HS: Trả lời. - Tác dụng với đơn chất oxi ở nhiệt độ cao. PTHH: - Tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao. PTHH: CuO(r) + H2 (k) Cu(r) + H2O(h) B. Bài mới Hoạt động 1 (10 phút) 1. SỰ KHỬ, SỰ OXI HÓA GV: Nêu vấn đề: Chúng ta đã được biết đến phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với phản ứng oxi hóa khử. Vậy thế này là phản ứng oxi hóa - khử? Thế nào là chất khử, chất oxi hóa? Chúng ta sẽ được biết trong bài học hôm nay. GV: Sử dụng PTHH ở bảng để minh họa, thuyết trình: Trong phản ứng đã xảy ra 2 quá trình - Tách oxi ra khỏi CuO gọi là sự khử - H2 tác dụng với oxi của CuO gọi là sự oxi hóa. Trên bảng diễn biến của quá trình tách oxi ra khỏi CuO và quá trình chiếm oxi. ? Vậy sự khử là gì? ? Sự oxi hóa là gì? GV: Xác định Sự khử sự oxi hóa trong các phản ứng sau? Fe2O3 + H2 Fe + H2O HgO + H2 Hg + H2O GV: Gọi một học sinh lên bảng làm bài tập và cho cả lớp nhận xét. HS: Nghe giảng và ghi bài Sự oxi hóa H2 Sự khử CuO HS: Trả lời Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử. Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hóa. HS: Hoàn thành bài tập Hoạt động 2 (10 phút) 2. CHẤT KHỬ VÀ CHẤT OXI HÓA GV: Thuyết trình : Trong các phản ứng trên chiếm oxi và nhường oxi, H2 là chất khử còn CuO, Fe2O3, HgO là chất oxi hóa. ? Vậy như thế nào là chất khử? ? Như thế nào là chất oxi hóa? GV: Đưa VD và thuyết trình 2H2 + O2 2H2O C + O2 CO2 Trong phản ứng trên bản thân oxi là chất oxi hóa GV: Dùng bảng phụ Hoàn thành các phương trình hóa học và xác định sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa trong các phản ứng sau? Mg + O2 Al + CuO GV: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập và yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm. Giáo viên cho điểm. CuO + H2 Cu + H2O (Chất oxi hóa) (Chất khử) Fe2O3 + H2 Fe + H2O (Chất oxi hóa) (Chất khử) - Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất khử. - Chất nhường oxi của chất khác gọi là chất oxi hóa. HS: Nghe giảng và ghi bài - Trong phản ứng của oxi với cacbon, bản thân của oxi là chất oxi hóa. Sự khử O2 Mg + O2 MgO (C.khử) (C.Oxi hóa) Sự oxi hóa Mg Sự khử CuO 2Al + 3CuO Al2O3 + 3Cu (C.khử) (C.Oxi hóa) Sự oxi hóa Al Hoạt động 3 (7 phút) 3. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ GV: Các phản ứng vừa học đều xảy ra đồng thời sự khử (sự tách oxi ra khỏi hợp chất) và sự oxi hóa (sự tác dụng của oxi với chất khác). Sự khử xảy ra đồng thời với sự oxi hóa, tuy về bản chất chúng trái ngược nhau. Vậy phản ứng oxi hóa – khử là gì? GV: Cho HS đọc lại định nghĩa trong SGK. GV: Yêu cầu học sinh đọc phần đọc thêm SGK tr112. ? Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa – khử? Phát phiếu học tập số 2: Các phản ứng dưới đây thuộc loại phản ứng gì? Nếu là phản ứng oxi hóa hãy chỉ rõ đâu là chất khử, chất oxi hóa a) CaCO3 CaO + CO2 b) Na2O + H2O NaOH c) MgO + CO Mg + CO2 HS: Nêu định nghĩa *Định nghĩa : Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. *Dấu hiệu nhận biết: - Có sự chiếm và nhường oxi giữa các chất trong phản ứng. - Có sự nhường và kết hợp với hiđro giữa các chất phản ứng. - Có sự cho và nhận điện tử. HS: Làm bài tập Phản ứng a là phản ứng phân hủy. Phản ứng b là phản ứng hóa hợp. Phản ứng là phản ứng oxi hóa khử. MgO + CO Mg + CO2 (C.Khử) (C.Oxi hóa) Hoạt động 4 (5 phút) 4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và nêu tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử. HS: Đọc sách và nêu tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử. Ưu điểm: - Làm cơ sở cho nhiều công nghệ sản xuất trong luyện kim và công nghệ hóa học. - Tăng hiệu suất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhược điểm: Phá hủy kim loại. Hạn chế các phản ứng oxi hóa – khử không có lợi. C. Củng cố - luyện tập: (2 phút) GV: Cho HS nhắc lại nội dung chính của bài. - Thế nào là sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa? - Thế nào là phản ứng oxi hóa khử? Dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hóa – khử? HS: Nhắc lại các nội dung chính của bài. IV: NHẮC NHỞ Học bài cũ, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 SGK tr113 Đọc và tìm hiểu trước Bài 33: Điều Chế Khí Hiđro – Phản Ứng Thế. V. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- phan ung oxi hoa khu.doc