Giáo án hoá học 8 - học kì II - Nguyễn Văn Huyện

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 -Biết được điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

 -Khí oxi là đơn chất rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao dễ tham gia phản ứng hoá học với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất. Trong pản ứng hoá học oxi có hoá trị II.

 -Viết được phương trình hoá học của oxi với S, P, Fe .

 - Nhận biết được khí oxi biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

 -Hoá chất : Oxi được điều chế sẵn vào 3 lọ, lưu huỳnh, phot pho đỏ.

 -Dụng cụ : Thìa đốt, đèn cồn.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

 PP thực hành thí nghiệm, pp hỏi đáp.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Kiểm tra bài cũ : không

2. Bài mới :

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hoá học 8 - học kì II - Nguyễn Văn Huyện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Sự khử, sư oxi hóa.
a. Sự khử.
Sự tách oxi khỏi hợp chất gọi là sự khử.
CuO àCu
b. Sự oxi hóa.
Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
VD: H2 àH2O
2. Chất khử, chất oxi hóa.
-Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.
-Chất nhường oxi cho chất khác là chát oxi hóa.
-Trong phản ứng oxi hóa với cacbon, bản thân oxi cũng là chất oxi hóa.
3. Phản ứng oxi hóa khử.
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sư khử.
Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình tuy trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng một phản ứng hóa học.
4. Tầm quan trong của phản ứng oxi hóa khử
(SGK)
4. Củng cố :
	HS nhắc lại kiến thức bài học.
	HS lên phân tích phương trình : Fe2O3 + CO ----> Fe + CO2
5. Dặn dò :
	Về nhà học thuộc bài 
	Chuẩn bị: Điều chế hidro, phản ứng thế.
Tiết 50
ĐIỀU CHẾ HIDRO – PHẢN ỨNG THẾ
I. MỤC TIÊU :
	-HS hiểu nguyên liệu phương pháp cụ thể điều chế hidro trong phòng thí nghiệm, biết nguyên tắc điều chế hidro trong công nghiệp.
	-Hiểu được phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố trong hợp chất.
	- HS có khả năng lắp ráp dụng cụ điều chế hidro từ axit và kẽm, biết nhận ra hidro (bằng que đóm đang cháy) và thu hidro vào ống nghiệm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Hoá chất: Zn, HCl
	 - Dụng cụ : Oáng nghiệm, ống vuốt, nút cao su 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: trực quan, hỏi đáp
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1. Kiểm tra bài cũ :
	Thế nào là phản ứng oxi hoá khử?
	HS lên viết phương trình xác định?
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Yêu cấu HS đọc phần I 1a SGKquan sát dụng cụ được lắp sẵn trên bàn của giáo viên
HS: Quan sát những dụng cụ HS đã lắp sẵn. Nhóm HS làm thí nghiệm điều chế khí hidro
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi
-Có hiện tượng gì xảy ra khi cho kẽm vào ống nghiệm có chứa dd HCl?
-Khí thoát ra có làm than hồng bùng cháy không?
-Có hiện tượng gì khi cô cạn giọt dung dịch lấy từ ống nghiệm?
HS: làm thí nghiệm và trả lời
GV: Chất rắn cô cạn được là ZnCl2
GV: Hãy lập phương trình của phản ứng vừa thực hiện
GV: Thông báo ngoài ra còn có thể sử dụng những hoá chất khác để điều chế khí hidro.
GV: Ta có thể điều chế với lượng lớn. Gv lắp ghép dụng cụ cho HS quan sát.
GV: Dùng bình điện phân tiến hành điều chế khí hidro như SGK
-nguồn nguyên liệu điều chế khí hidro trong công nghiệp là gì?
HS: nghiên cứu trả lời
GV: Chốt lại hoàn thiện kiến thức
GV: Giữ lại hai phương trình điều chế khí hidro
GV: Trong hai phản ứng trên, nguyên tử của đơn chất kẽm, sắt đã thấy thế nguyên tử nào của axit?
HS: trả lời
GV: Hai phản ứng trên là phản ứng thế. Vậy phản ứng thế là gì?HS: trả lời
GV: Chỉnh sửa đưa kết luận.
I. Điều chế hidro.
1. Trong phòng thí nghiệm.
Điều chế hidro bằng cách cho axít tác dụng với kim loại (Zn, Al, Fe )
PT: Fe + 2HCl -----> FeCl2 + H2
Zn + 2HCl ----> ZnCl2 + H2
-Cách thu: Cho khí hidro đẩy nước, đẩy không khí.
2. Trong công nghiệp.
Trong công nghiệp có thể điều chế khí hidro bằng cách điện phân nước hoặc thu từ khí dầu mỏ, 
PT: 2H2O -----> O2 + 2H2
II. Phản ứng thế.
Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố trong hợp chất.
VD: Zn + 2HCl ---->ZnCl2 + H2
4. Củng cố :
	-Điều chế hidro bằng cách nào? Viết phương trình?
	-Thế nào là phản ứng thế? Viết phương trình
5. Dặn dò :
	Về nhà học thuộc bài 
	Làm các bài tập SGK
	Làm trước các bài tập ở phần luyện tập 6
BÀI LUYỆN TẬP 6
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	-Củng cố hrệ thống kiến thức và khái niệm về hidro. Biết so sánh các tính chất và biết điều chế khí hidro so với khí oxi.
	-HS biết và hiểu các khái niệm phản ứng thế, sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá, phản ứng oxi hoá khử.
	-Nhận biết phản ứng oxi hoá khử trong phản ứng hoá học, nhận biết phản ứng thế.
	-Vận dụng kiến thức làm bài tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
	SGK + SGV
	SBT hoá 8
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1. Kiểm tra bài cũ :
	-Điều chế hidro bằng cách nào? Viết phương trình?
	-Thế nào là phản ứng thế? Viết phương trình?
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HS: nghiên cứu SGK phần kiến thức cần nhớ
GV: Dùng hệ thống câu hỏi đàm thoại cho Hs nhớ lại những kiến thức đã học
HS: Trả lời những câu hỏi khắc sâu kiến thức.
GV: Yêu cầu HS nêu những VD cụ thể.
GV: Cho HS tiến hành làm các bài tập 1,2,3,4,5,6 SGK
HS: tiến hành làm bài tập.
GV: Theo dõi chỉnh sửa hoàn thiện cho HS.
GV: Cho HS làm các bài tập Gv chuẩn bị sẵn.
GV: Gọi 3 hS lân bảng làm
HS: khác nhận xét, bổ sung
GV: Chỉnh sửa ngay những lỗi HS mắc phải.
GV: hướng dẫn HS cặn kẽ những dạng bài toán có đề cho lắt léo. 
I. Kiến thức cần nhớ. SGK
II. Bài tập
1. Xác định sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá.
H2 + Fe2O3 ------> Fe + H2O
C + H2O -------> CO + H2O
Al + CuO -------> Al2O3 + Cu
C + CO2 ------> CO
Al + Fe2O3 ------> Al2O3 + Fe
2. Phản ứng khử sắt II oxit thuộc loại phản ứng gì? Tính số gam sắt oxit bị khử bởi 2,24 lít hidro đktc.
3. Cần điều chế 33,6 gam sắt bằng cách dùng khí CO khử Fe3O4 
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính khối lượng Fe3O4
c. Tính thể tích CO đã dùng.
4. Cho 6,5g kẽm vào bình chứa 0,25 mol HCl.
a. Tính thể tích H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
b. Sau phản ứng còn chất nào dư? Khối lượng là bao nhiêu?
5. Người ta cho kẽm hoặc sắt tác dụng với HCl để điều chế khí hidro. Nếu muốn điều chế 2,24 lít thì phải dùng số gam kẽm hoặc sắt là bao nhiêu?
a. 6,5 g & 5,6g	b. 16g & 8g.
c. 13g & 11,2g	d. 9,75g & 8,4g.
6. So sánh thể tích khí hidro thu được trong mỗi trường hợp.
a. 0,1 mol Zn tác dụng với dd H2SO4
 0,1 mol Al tác dụng với H2SO4
b. 0,2 mol Zn tác dụng với HCl
 0,2 mol Al tác dụng với HCl.
4. Củng cố - Dặn dò :
	HS làm những bài tập đã cho.
	Làm những bài tập chưa hoàn thành.
Tiết 52
BÀI THỰC HÀNH 5
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	-HS nắm vững nguyên tắc điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lý, tính chất hoá học.
	-Rèn kỹ năng lắp ghép dụng cụ thí nghiệm, điều chế thu khí hidro vào pống nghiệm bằng cách đẩy không khí.
	-Rèn kỹ năng nhận ra khí hidro, biết kiểm tra độ tính khiết của khí hidro, biết tiuến hành thí nghiệm với hidro (dùng khử CuO).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
	- Dụng cụ : các dụng cụ thí nghiệm cần thiết như : ống nghiệm, giá, phễu, giấy lọc, ống vuốt, đèn cồn 
	- Hoá chất : Zn, Al, HCl, CuO,  
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1. Kiểm tra bài cũ : không
	 2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Thí nghiệm 1: Điều chế hidro đốt hidro trong không khí.
Điều chế hidro từ dd HCl và kẽm viên. Đốt cháy khí hidro trong không khí
GV: Cho HS làm thí nghiệm như hướng dẫn SGK.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm như SGK
GV: Hãy nhận xét hiện tượng thí nghiệm vừa làm, viết phương trình.
HS: NHận xét hiện tượng ghi vở.
Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí
GV: Lấy một ống nghiệm úp lên đầu ống dẫn có khí hidro sinh ra sau một phút, đưa ống nghiệm đến gần ngọn lửa đèn cồn
Thí nghiệm 1:
Zn + HCl à ZnCl2 + H2↑
Có hiện tượng khí thoát ra viên kẽm tan dần.
Thí nghiệm 2:
4. Củng cố :
	HS nhắc lại lí thuyết
	Làm bài tập 1, 5
5. Dặn dò :
	Về nhà học thuộc bài 
	Làm các bài tập còn lại
NƯỚC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	 - HS biết và hiệu qua phương pháp thức nghiệm thành phần hoá học của hợp chất gồm hai nguyên tố oxi và hidro chúng hoá hợp với nhau theo tỷ lệ thể tích 2V H2:1V O2 và tỷ lệ khối lượng là 1 H : 8 O.
	- Biết và hiểu các tính chất vật lý và tính chất hoá học của nước hoà tan được nhiều chất (rắn, lỏng, khí) tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và H2 , tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo thành axit.
	- Rèn kỹ năng viết phương trình hoá học.
	- Kỹ năng tính toán
	- Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn nước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- Hình 5.10, 5.11 SGK
	- Bình điện phân.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: trực quan, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
	1. Kiểm tra bài cũ :
	2. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Yêu cầu HS viết CTHH của nước.
GV: Viết CTHH của nước lên bảng thành phần hoá học của nước gồm những nguyên tố nào?
GV: Chúng hoá hợp với nhau như thế nào về thể tích, khối lượng
GV: Cho HS đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi
HS: Đọc thông tin trong SGK trả lời câu hỏi.
GV: Chỉnh sửa yêu cầu HS đưa ra nhận xét.
GV: Nêu phương pháp tổng hợp nước như trong SGK
HS: Quan sát hình vẽ ghi nhận
GV: Thể tích khí hidro và thể tích khí oxi trong ống nghiệm như thế nào?
HS: trả lời
Tỷ lệ thể tích khí hidro và oxi hoá hợp tạo thành nước là bao nhiêu?
Tỷ lệ khối lượng giữa oxi và hidro là bao nhiêu? Hãy nêu cách tính?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, rút ra kết luận.
GV: Từ nh

File đính kèm:

  • docCopy of giao an HKII.doc