Giáo án Hóa học 8 - Nguyễn Thị Ngọc Thảo – Trưòng THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

 

A.Mục tiêu

 - Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8.

 - Ôn lại các bài toán về tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học, các khái niệm về dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch.

 - Rèn luyện kỹ năng viết công thức hoá học và phương trình hoá học, lập công thức.

 - Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về nồng độ dung dịch

 - Có hứng thú , say mê học tập bộ môn này.

B. Chuẩn bị Bảng phụ với nội dung bài tập.

C.Hoạt động dạy học

 1- Bài mới( 38 ph)

 

doc106 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Nguyễn Thị Ngọc Thảo – Trưòng THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à muối.
E.Về nhà: Làm bài tập: 2, 3 SGK/ 43 
 ------------------------------------------------
 Tiết: 19 Ngày soạn: 26/10/2008
 Tuần : 10 Ngày dạy: 28/10/2008
Bài 14. thực hành tính chất của bazơ,muối
A.Mục tiêu
- Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của bazơ và muối.
- Tiếp tục rèn kĩ năng về thực hành hoá học, giải các bài tập thực hành.Giải thích các hiện tượng hoá học có liên quan đến tính chất của bazơ,muối.
- Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong hoc tập và trong thực hành hoá học
B.Chuẩn bị
 GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh một bộ thí nghiệm gồm:
* Dụng cụ:
- Giá ống nghiệm, ống nghiệm, Chổi rửa, kẹp gỗ, ống hút.
- Muôi sắt, lọ thuỷ tinh miệng rộng: 1 chiếc
* Hoá chất: 
- Dung dịch HCl, NaOH, BaCl2 , H2SO4 loãng, Na2SO4 , FeCl3 , H2O
- Đinh sắt hoặc dây nhôm
C.Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
 jNêu tính chất hoá học của bazơ, viết PTPƯ minh hoạ?
 k Nêu tính chất hoá học của bazơ, viết PTPƯ minh hoạ?
2.Bài mới
 Chúng ta đã được biết được tính chất hoá học của bazơ và muối. Chúng ta đã được làm quen một số thí nghiệm hoá học. Giờ học này chúng ta sẽ được trực tiếp được thực hành các thao tác thí nghiệm. trong giờ thực hành các em tập trung chú ý vào các thao tác thí nghiệm, quan sát hiện tượng , giải thích và rút ra kết luận .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Phát dụng cụ, hoá chất cho mỗi nhóm.
GV:Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
 Thí nghiệm 1:
Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1 đến 2 ml dung dịch FeCl3. Quan sát hiện tượng xảy ra ?
HS.Có kết tủa đỏ nâu xuất hiện.
HS.Viết pt xảy ra để giải thích cho hiện tượng.
 Thí nghiệm 2:
 - Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm nhỏ từ 1 đến 2 ml dung dịch H2SO4 lắc đều. 
H.Quan sát hiện tượng xảy ?
HS.Cu(OH)2tan dần thành dd xanh lam
GV: Gọi học sinh nêu:
 - Hiện tượng quan sát được
- Giải thích hiện tượng
- Viết PTHH
- Kết luận về tính chất hoá học của bazơ.
Thí nghiệm 3:
- Ngâm một đinh sắt sạch trong ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch CuSO4 , H.Quan sát hiện tượng xảy ra ?
HS.Có lớp kim loại màu đỏ bám trên đinh sắt.
Thí nghiệm 4:
 - Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch Na2SO4. Quan sát hiện tượng.
Thí nghiệm 5:
 - Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 đến 2 ml dung dịch H2SO4 loãng. 
H.Quan sát hiện tượng ?Giải thích bằng phương trình phản ứng ?
HS.Có kết tủa màu trắng xuất hiện.
GV: Gọi các nhóm học sinh nêu:
- Hiện tượng quan sát được
- Giải thích hiện tượng
- Viết PTHH
- Kết luận về tính chất hoá học của muối
 .
I.Tiến hành thí nghiệm
1. Tính chất hoá học của bazơ
a.Thí nghiệm 1: 
Natri hiđroxit tác dụng với muối
FeCl3+3NaOH->Fe(OH)3$+3NaCl
 Đỏ nâu
b.Thí nghiệm 2: 
Đồng (II)hiđroxit tác dụng với axit
Cu(OH)2+H2SO4->CuSO4+2H2O
 Xanh lam
2. Tính chất hoá học của muối
a. Thí nghiệm 3: 
Đồng(II)sunfat tác dụng với kim loại
Fe + CuSO4-> FeSO4+ Cu$
 Đỏ
b.Thí nghiệm 4: 
Bari clorua tác dụng Muối Sunfat
BaCl2+Na2SO4->BaSO4$+2NaCl
 trắng
c. Thí nghiệm 5: 
Bari clorua tác dụng axit H2SO4
BaCl2+H2SO4->BaSO4$+2HCl
 trắng
II.Bản tường trình
 GV.Yêu cầu học sinh làm bản tường trình theo mẫu sau.
STT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Giải thích kết quả ,viết ptpư (nếu có)
1
2
3
4
 GV: 
- Nhận xét về ý thức, thái độ của học sinh trong buổi thực hành. đồng thời nhận xét về kết quả thực hành của các nhóm.
- Hướng dẫn học sinh thu hồi hoá chất, rửa ống nghiệm , vệ sinh phòng .
- Yêu cầu học sinh làm bản tường trình thực hành theo mẫu.
D.Củng cố
- Nêu lại các TCHH của muối,bazơ,điều kiện để các pư đó xảy ra(nếu có)
- Viết pt theo sơ đồ sau :
CuSO4->Al2(SO4)3 D Al(OH)3->Al2O3 D Al D AlCl3->Al(NO3)3
E.Về nhà
 1.Học thuộc tính chất hoá học của bazơ và muối, một số bazơ và muối quan trọng. phương pháp hoá học nhận biết hoá chất 
 2.Xem lại các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học có sử dụng nồng độ dung dịch.
 3.Xem lại bài luyện tập, Giờ sau kiểm tra viết 45 phút
 ------------------------------------------------------------------------------
 Tiết : 20 Ngày soạn : 28/10/2008
 Tuần : 10 Ngày dạy : 30/10/2008
Kiểm tra 45’
A.Mục tiêu
- Đánh giá trình độ nhận thức của học sinh từ đó phân loại học sinh.
- Kiểm tra việc vận dụng hiểu biết của HS về tính chất hoá học của bazơ và muối để giải thích các hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất.
- Kiểm tra kĩ năng viết PTHH, kĩ năng giải toán hoá .
- Rèn thái độ trung thực, Tự lực khi làm bài kiểm tra và trong cuộc sống.
B.Nội dung
 Phần 1: Trắc nghiệm (3điểm)
* Lựa trọn đáp án đúng trong các câu dưới đây. 
1. Dung dịch của chất X có pH > 7 và khi tác dụng với dung dịch Kali sunphat tạo ra chất không tan. Chất đó là:
 A. NaOH B. MgCl2 C. H2SO4 D. Ba(OH)2 
2. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch 
 A. KOH và HCl B. KCl và NaNO3 C. Na3PO4 và CaCl2 D. HCl và AgNO3
3. Tất cả các bazơ nào sau đây bị nhiệt phân huỷ 
 A. Cu(OH)2; Mg(OH)2; Fe(OH)2 B. NaOH; Ca(OH)2; KOH 
 C. Ca(OH)2; Mg(OH)2; Ba(OH)2 D. Cu(OH)2; NaOH; Ba(OH)2
4. Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dd CuCl2; Ba(OH)2; K2SO4. Thuốc thử có thể nhận biết được cả 3 chất trên là
 A.H2O B. ddBa(NO3)2 C.ddKNO3 D. ddNaCl
5.Cặp chất nào khi phản ứng với nhau cho 2 chất không tan.
 A.CuCl2 và NaOH B.BaCl2 và KOH C.Ba(OH)2 và CuSO4 D.MgSO4 và BaCl2
6.Cho 1mol NaOH vào dd có 1,5mol HCl dùng giấy PH thử vào sản phẩm sau phản ứng, PH có giá trị :
 A.PH > 7 B.PH < 7 C.PH = 7 
7.Ngâm đinh sắt trong ddCuCl2 hiện tượng của thí nghiệm là:
 A.Màu xanh của dd nhạt dần B.Có lớp màu đỏ không tan bám trên đinh sắt
 C.Đinh sắt mòn dần D.Cả A,B,C
8. ddNaOH không có phản ứng với dd nào sau đây:
 A.FeCl3 B.(NH4)2SO4 C.Ba(NO3)2 D.Cr(NO3)3
9.Chất nào được dùng làm nguyên liệu chính sản suất NaOH trong công nghiệp
 A.Na và nước B.Na2O và nước C.NaCl và nước D.Cả A,B,C
10.Oxit nào không phản ứng với nước cho dd Axit tương ứng:
 A.SO2 B.CO C.P2O5 D.N2O5
11.Nhóm muối nào sau đây đều dễ bị nhệt phân huỷ
 A.KClO3,CaCO3,KMnO4 B.K2SO4,BaSO4,FeSO4 
 C.NaCl,CaCl2,AlCl3 D.CaF,CuS,NaI
12.Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng:
 A.đổ ddFeCl3 vào ddKOH B.Sục SO2 vào nước 
 C.Sục khí CO2 vào nước vôi trong D.Nhỏ vài giọt dd Cu(NO3)2 vào dd BaCl2
Phần 2.Tự luận (7điểm)
3
Câu 1 (3 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ:
6
5
1
2
4
 Cu " CuO " CuCl2 D Cu(OH)2 "CuSO4" CuCl2
Câu 2 (4 điểm): Cho 34,2 g Ba(OH)2 vào 200 ml dung dịch Na2SO4 0,5M
Viết phương trình phản ứng xảy ra
Tính khối lượng kết tủa thu được
Tính nồng độ % của các chất sau phản ứng, biết Ddd Na2SO4 = 1,2 g/ml
 Cho :Ba = 137 ,O = 16 ,H = 1, Na = 23 ,S = 32 
Đáp án – Biểu điểm
Phần1.Trắc nghiệm : 3 điểm = 12x0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
B
A
B
C
B
D
C
C
B
A
D
Phần2.Tự luận
Câu1. 3điểm = 6x0,5điểm
1.2Cu +O2->2CuO 2. CuO + 2HCl -> CuCl2 +H2O
3.CuCl2 +2NaOH ->Cu(OH)2$+2NaCl 4.Cu(OH)2 +2HCl -> CuCl2 + 2H2O
5.Cu(OH)2+H2SO4 ->CuSO4 + 2H2O 6.CuSO4 + BaCl2->CuCl2+BaSO4$
Câu2.(4điểm)
a. PTPƯ : Ba(OH)2+Na2SO4->BaSO4$+2NaOH -> 0,5đ
 nBa(OH)2= 0,2mol ,nNa2SO4 = 0,1mol -> 0,5đ
Theo pt và theo giả thiết => nBa(OH)2 dư sau pư.-> 0,5đ
b.Theo PT nBaSO4 = nNa2SO4 = 0,1mol => mBaSO4 = 0,1.233 = 23,3g -> 1đ
c.mddNa2SO4 = 200.1,2 = 240g -> 0,25đ
mNaOH = 2.0,1.40 = 8g -> 0,25đ
mddsau pư = 34,2 + 240 – mBaSO4$ = 250,9g -> 0,25đ
mBa(OH)2dư = (0,2- 0,1).171 = 17,1g -> 0,25đ
Vậy : C%NaOH = = 3,188% -> 0,25 đ
 C%Ba(OH)2dư = = 6,8% -> 0,25đ
 ---------------------------------------------------------------------------------
 Tiết : 21 Ngày soạn : 2/11/2008
 Tuần :11 Ngày dạy : 4/11/2008
 Chương II : Kim loại
 Bài15: Tính chất của kim loại
A.Mục tiêu : 
- Học sinh biết một số tính chất vật lí của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim.
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất.
- Biết thực hiện một số thí nghiệm đơn giản , quan sát, mô tả hiện tượngvà rút ra kết luận về từng tính chất vật lí.
- Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hoá học với một số ứng dụng của kim loại
 B.Chuẩn bị
1. Giáo viên: Đèn cồn, bộ đèn điện nhỏ, một số đồ trang sức bằng kim loại
2. Học sinh: 
Một đoạn dây thép dài 20 cm, một bao diêm, một đoạn dây nhôm, một mẩu than gỗ, một búa đinh, một số đồ vật bằng kim loại. 
C.Hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ :
Cho các hợp chất :CuO,KOH,NaCl,HNO3.Hãy phân loại các hợp chất trên ?
2.Bài mới
 Giáo viên yêu cầu HS đưa ra các tình huống liên quan đến vấn đề :Nếu cuộc sống quanh chúng ta không có kim loại sẽ dẫn đến những hậu quả như thế nào ?
Từ đó dẫn dắt vào chương II – Kim loại.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Hướng dẫn học làm thí nghiệm
- Dùng búa đập vào đoạn dây nhôm và một mẩu than gỗ
HS: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng
GV: Gọi đại diện HS nêu hiện tượng, giải thích và kết luận. 
HS: Kết luận kim loại có tính dẻo
GV: Cho HS quan sát các mẫu giấy gói kẹo, vỏ các đồ hộp.... 
GV: Làm thí nghiệm 2-1 SGK/ 46
H.Trong thực tế dây dẫn thường làm bằng kim loại nào?Vì sao?
H.Các kim loại khác có dẫn điện không?
GV: Gọi 1 HS nêu kết luận.
GV: Bổ sung thông tin:
- Kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al,...
H.Con người đã lợi dụng tính chất dẫn điện để làm gì?
GV : Chú ý : Không nên sử dụng dây điện trần hoặc dây điện đã bị hỏng để tránh điện giật. 
GV: 
- Hướng dẫn các nhóm học sinh làm thí nghiệm 
- Đốt nóng một đoạn dây thép trên ngọn lửa đèn cồn.
H.Nhận xét hiện tượng và giải thích?
HS : Làm thí nghiệm và nêu hiện tượng
GV : Làm thí nghiệm với dây đồng, nhôm ... ta cũng thấy có hiện tượng tương tự. Gọi một HS nêu kết luận.
GV: Bổ sung: Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt.
GV : Do tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác nên nhôm, thép không gỉ (i nox) được 

File đính kèm:

  • docHOA9.doc
Giáo án liên quan