Giáo án Hóa học 8 - Lê Thị Vân Thủy

A.Mục tiêu:

- Học sinh biết: + Hoá học là khoa học nghiên cứu chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng

+ Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích → Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học

- Rèn kĩ năng quan sát, thí nghiệm, phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, say mê học tập

B.Phương pháp: Quan sát tìm tòi, thảo luận nhóm

C.Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giá có ống nghiệm, kẹp gỗ, ống hút

 Dung dịch NaOH, CuSO4, HCl, đinh sắt hoặc kẽm viên

- Học sinh: Đọc bài mới

 

doc93 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Lê Thị Vân Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.của.......................................tính bằng ........................................” 
Câu 2: Cho các chất: Oxi, lưu huỳnh, sắt, nước. Chọn câu trả lời đúng:
Tất cả các chất trên đều là đơn chất
Tất cả các chất trên đều là hợp chất
Có 3 đơn chất và 1 hợp chất
Có 2 đơn chất và 2 hợp chất
Câu 3: Phân tử khối của axit sunfuric H2SO4 là .......đvC
 a. 96 b. 98 c. 94 d. 102
Câu 4: Cho biết sắt có hoá trị III, công thức hoá học nào sau đây viết đúng?
 a. FeSO4 b. Fe(SO4)2 c. Fe2SO4 d. Fe2(SO4)3
Câu 5: Nguyên tố hoá học nào có khối lượng lớn nhất vỏ trái đất?
 a. Nhôm b. Sắt c. Oxi d. Silic
Câu 6: Định nghĩa nào sau đây là đúng nhất? Nguyên tố hoá học là:
a. Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng nguyên tử khối
b. Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân
c. Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số nơtron trong hạt nhân
d. Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng kí hiệu hoá học 
Câu 7: Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây?
 a. Nơtron b. Proton c. Electron d.Cả b và c đều đúng
Câu 8: Chọn công thức khác loại trong các công thức hoá học sau:
 a. H2O b. CaO c. H2 d. MgO
 II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2đ) Áp dụng quy tắc hoá trị, hãy xác định hoá trị của các nguyên tố Ca, Ba, Mg, Fe trong các hợp chất sau: CaSO4, Ba(OH)2, MgCl2, FeO
Câu 2: (2đ) Lập công thức hoá học của các hợp chất tạo bởi:
Na (I) và nhóm PO4 (III)
Al (III) và nhóm OH (I)
Câu 3: (3đ) Một hợp chất có công thức hoá học là X2O3. Phân tử X2O3 nặng gấp 51 lần phân tử hiđro.
a. Hãy cho biết ý nghĩa của CTHH trên
b. Tính phân tử khối của hợp chất
c. Tính nguyên tử khối của X
Ngày soạn: 23.10.2008
Ngày giảng: 24.10.2008
CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Tiết 17: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
Kiến thức học sinh đã biết có liên quan 
Kiến thức mới trong bài cần hình thành 
- Chất là gì?
- Hiện tượng vật lí
- Hiện tượng hoá học 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết thế nào là hiện tưọng vật lí, thế nào là hiện tượng hoá học 
- Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học, phân biệt được các hiện tượng xung quanh ta là hiện tượng vật lí hay hoá học 
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, giải thích hiện tượng
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học
B. Phương pháp:
- Thí nghiệm
- Đàm thoại
C. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Dụng cụ: Nam châm, thìa, đĩa thuỷ tinh, 3 ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, giá 
+ Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh (tỉ lệ 7:4 về khối lượng), đường trắng
- Học sinh: Xem lại bài thực hành số 1 (Tách muối)
D.Tiến trình lên lớp: 
I. Ổn định lớp: (1’) 
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’) Trong chương I chúng ta đã học về chất và ta đã biết chất là gì, gồm những loại nào thì trong chương này chúng ta sẽ học về phản ứng của chất, mà trước tiên chúng ta xem với chất có thể xảy ra những biến đổi gì, thẹôc loại hiện tượng nào?
2. Triển khai bài: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
a. Hoạt động 1(10’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 2.1/45SGK và trả lời câu hỏi: Hình vẽ đó nói lên điều gì?
- Học sinh trả lời
- Giáo viên hỏi học sinh cách biến đổi từng giai đoạn
- Trong quá trình biến đổi từ Nước(rắn) → Nước(lỏng) → Nước (hơi), có sự thay đổi về chất không?
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại thí nghiệm đun nóng nước muối thành muối kết tinh → Quá trình biến đổi này có sự thay đổi về chất không?
- Học sinh trả lời
- Các quá trình biến đổi đó gọi là hiện tượng vật lí → Hiện tượng vật lí là gì?
b. Hoạt động 2(21’)
- Giáo viên làm thí nghiệm sắt trộn lưu huỳnh, chia 2 phần...
- Học sinh nhận xét hiện tượng với phần thứ nhất khi đưa nam châm vào
- Giáo viên thực hiện đun nóng phần 2
- Học sinh nhận xét hiện tượng khi đưa nam châm vào sản phẩm
- Vì sao sản phẩm không bị nam châm hút?
- Giáo viên làm thí nghiệm 2, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng
- Đường biến đổi thành than và nước → Có sự thay đổi chất không?
- Những sự biến đổi như vậy gọi là hiện tượng hoá học → Hiện tượng hoá học là gì?
I. Hiện tượng vật lí:
éQuá trình biến đổi:
- Nước D Nước D Nước
 (rắn) (lỏng) (hơi)
 Hoà tan vào nước
- Muối ăn D dung dịch muối
 (rắn) (lỏng)
éTrong các quá trình trên đều có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất
éHiện tượng vật lí là hiện tượng khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
II. Hiện tượng hoá học:
1. Thí nghiệm 1: (SGK)
Nhận xét:
Phần 1: Sắt bị nam châm hút → hỗn hợp vẫn còn sắt
Phần 2:
+ Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang màu xám đen
+ Sản phẩm không bị nam châm hút → Không còn sắt nữa
2. Thí nghiệm 2: Đun nóng đường
 Nhận xét:
Đường chuyển dần sang màu nâu, rồi đen
Thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước
Vậy, hiện tượng hoá học là hiện tượng khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác
IV. Củng cố: (7’)
- Hiện tượng vật lí? Cho ví dụ
- Hiện tượng hoá học? Cho ví dụ
- Câu hỏi trắc nghiệm (Trên bảng phụ)
Câu 1: Trong các quá trình sau, đâu là hiện tượng hoá học ?
Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành chai, lọ
Cồn để trong lọ hở nút bị bay hơi
Nước đá tan thành nước lỏng
Than cháy trong oxi tạo thành cacbonđioxit
Câu 2: Từ nào trong các từ sau là khác loại
Sự bay hơi b) Sự cháy
c) Sự chưng cất d) Sự chiết
V. Dặn dò: (5’)
- Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học 
- Bài tập 2,3/47
- Hướng dẫn bài tập 3
- Xem bài: “Phản ứng hoá học”
Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 25.10.2008
Ngày giảng: 27.10.2008
Tiết 18: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (tiết 1)
Kiến thức học sinh đã biết có liên quan 
Kiến thức mới trong bài cần hình thành 
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới
- Thế nào là phản ứng hoá học 
- Bản chất của phản ứng hoá học 
- Khi nào phản ứng hoá học xảy ra
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh được phản ứng hoá học là một quá trình biến đổi chất này thành chất khác
- Học sinh biết được bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến thành phân tử khác
2. Kĩ năng: Học sinh hiểu và viết được phương trình chữ biểu diễn phản ứng hoá học, phân biệt được chất tham gia và chất tạo thành
3. Thái độ: Hứng thú với môn học
B. Phương pháp:
- Đàm thoại nêu vấn đề
- Thuyết trình
C. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, sơ đồ diễn biến phản ứng hoá học giữa H2 và O2
+ Hoá chất: Kẽm viên, dung dịch HCl loãng
- Học sinh: Học bài cũ, nghiên cứu bài mới
D.Tiến trình lên lớp: 
I. Ổn định lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- So sánh hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học, cho ví dụ?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’) Dẫn dắt từ bài cũ
2. Triển khai bài: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
a. Hoạt động 1(10’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại hiện tượng hoá học là gì?
- Từ hiện tượng hoá học giáo viên dẫn dắt đến phản ứng hoá học → Định nghĩa
- Đường biến thành than và nước thì đường là chất phản ứng (chất tham gia) còn than và nước là sản phẩm. Vậy, chất như thế nào gọi là chất phản ứng, sản phẩm?
- Học sinh trả lời
- Giáo viên thông báo cách viết phương trình chữ, dấu “+” đứng trước có nghĩa là phản ứng hay tác dụng 
- Tập cho học sinh đọc phản ứng → Nhận xét về lượng chất phản ứng và sản phẩm
b. Hoạt động 2(10’)
- Phân tử là hạt đại diện cho chất nên khi chất phản ứng với nhau chính là phân tử phản ứng với nhau → Cho học sinh xem mô hình
- Trước phản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau? Sau phản ứng nhưngx nguyên tử nào liên kết với nhau? Trong quá trình phản ứng số nguyên tử H và O có thay đổi không? Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không?→ Rút ra kết luận gì?
c. Hoạt động 3(8’)
- Nếu ta để dung dịch BaCl2 và H2SO4 trong 2 ống nghiệm khác nhau thì có xảy ra phản ứng hoá học không? (Giáo viên cho học sinh quan sát)
- Giáo viên đổ 2 dung dịch vào với nhau → Rút ra điều kiện 1
- Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng càng dễ xảy ra
- Tuỳ theo phản ứng mà cần phải đun nóng để khơi mào phản ứng 
- Học sinh cho ví dụ
- Có nhiều phản ứng không cần nhiệt độ vẫn xảy ra. Ví dụ phản ứng trên, giáo viên thực hiện thí nghiệm kẽm tác dụng với HCl cho học sinh quan sát
- Có những phản ứng cần phải có chất xúc tác thì mới có thể xảy ra
Ví dụ: Phản ứng quan hợp (Giáo viên giải thích)
I. Định nghĩa:
Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
Chất phản ứng (chất tham gia): Chất ban đầu, bị biến đổi
Sản phẩm (chất tạo thành): Chất mới sinh ra
Phương trình phản ứng:
Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm
Ví dụ: 
Lưu huỳnh + Sắt → Sắt(II)sunfua
Đường Than + Nước
Trong phản ứng hoá học, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần
II. Diễn biến của phản ứng hoá học:
Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến thành phân tử khác
Nếu đơn chất kim loại hoặc một số phi kim (C, S, P) tham gia phản ứng thì sau phản ứng chúng liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác
III. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra?
Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau
Đun nóng
Ví dụ: Đun nóng đường
Có chất xúc tác
IV. Củng cố: (5’)
- Phản ứng hoá học ? Chất phản ứng ? Chất sản phẩm? Học sinh xác định...
- Bản chất của phản ứng hoá học ?
- Điều kiện xảy ra phản ứng hoá học ?
V. Dặn dò: (5’)
- Học bài
- Làm bài tập 3,4,5,6/50,51
- Hướng dẫn bài tập 6
- Xem phần “Nhận biết phản ứng hoá học”
Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 25.10.2008
Ngày giảng: 31.10.2008
Tiết 19: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (tiết 2)
Kiến thức học sinh đã biết có liên quan 
Kiến thức mới trong bài cần hình thành 
- Thế nào là phản ứng hoá học 
- Bản chất của phản ứng hoá học 
- Khi nào phản ứng hoá học xảy ra
- Dấu hiệu nhận biết phản ứng hoá học xảy ra
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về phản ứng hoá học, chất phản ứng, sản phẩm
- Học sinh biết các dấu hiệu nhận biết phản ứng hoá học 
2. Kĩ năng: Rèn khả năng xác định chất phản ứng, sản phẩm và viết phương trình chữ biểu diễn phản ứng hoá học
3. Thái độ: Hứng thú với môn học
B. Phươ

File đính kèm:

  • docga ho 8 hay.doc
Giáo án liên quan