Giáo án Hóa học 8 - Lê Anh Linh - Tuần 21 - Tiết 40 - Bài 26: Oxit

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 Định nghĩa oxit; Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị; Cách lập CTHH của oxit

 Khái niệm oxit axit ,oxit bazơ

2. Kĩ năng:

 Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố; Đọc tên oxit; Lập được CTHH của oxit; Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH.

3. Thái độ:

 Tiếp tục củng cố lòng ham thích học tập môn hoá.

4. Trọng tâm:

 Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ.

 Cách lập được CTHH của oxit và cách gọi tên.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. GV: Phiếu học tập có ghi bào tập để HS nhận biết và phân loại oxit.

b. HS : Học kĩ bài CTHH và hoá trị.

 Tìm hiểu kĩ nội dung bài học trước khi lên lớp.

2. Phương pháp:

 Đàm thoại – Làm việc nhóm – Làm việc cá nhân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp(1’): 8A1 / 8A2 / 8A3 ./ .

2. Kiểm tra bài cũ(5’):

HS1, 2: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng hoá hợp ?

 Phản ứng hoá hợp là gì ?

a- 3CO + Al2O3 2Al + 3 CO2

b- 2Cu + O2 2CuO

c- SO3 + H2O  H2SO4

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài mới: Các phản ứng hóa học, trong đó oxi tác dụng với S, P hay Fe sản phẩm tạo ra là các oxit. Vậy oxit là gì ? Có mấy loại oxit ? Công thức hoá học của oxit gồm những nguyên tố nào ? Cách gọi tên oxit như thế nào?

b. Các hoạt động chính:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Lê Anh Linh - Tuần 21 - Tiết 40 - Bài 26: Oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn: 02/01/2011 Tiết 40 Ngày dạy: 04/01/2011	Bài 26. OXIT
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
 Định nghĩa oxit; Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị; Cách lập CTHH của oxit 
 Khái niệm oxit axit ,oxit bazơ 
2. Kĩ năng: 
 Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố; Đọc tên oxit; Lập được CTHH của oxit; Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH. 
3. Thái độ: 
 Tiếp tục củng cố lòng ham thích học tập môn hoá.
4. Trọng tâm:
 Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ.
	 Cách lập được CTHH của oxit và cách gọi tên. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
a. GV: Phiếu học tập có ghi bào tập để HS nhận biết và phân loại oxit.
b. HS : Học kĩ bài CTHH và hoá trị.
 Tìm hiểu kĩ nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp:
 Đàm thoại – Làm việc nhóm – Làm việc cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 8A1/ 8A2/ 8A3./.. 
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
HS1, 2: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng hoá hợp ? 
 Phản ứng hoá hợp là gì ? 
3CO + Al2O3 2Al + 3 CO2 
2Cu + O2 2CuO 
SO3 + H2O ® H2SO4 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: Các phản ứng hóa học, trong đó oxi tác dụng với S, P hay Fe sản phẩm tạo ra là các oxit. Vậy oxit là gì ? Có mấy loại oxit ? Công thức hoá học của oxit gồm những nguyên tố nào ? Cách gọi tên oxit như thế nào?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Định nghĩa oxit(7’). 
-GV: Dựa vào PTHH của bài kiểm tra bài giới thiệu “ các chất CO2, CuO, HgO, SO3 gọi là oxit? 
-GV: Yêu cầu HS hãy nhận xét thành phần phân tử của các chất đó có gì giống nhau ? 
-GV hỏi: CO , Al2O3 , CO2 , CuO , SO3 , HgO do mấy nguyên tố hoá học cấu tạo nên? 
- GV: Trong hoá học, những hợp chất 2 nguyên tố, có 1 nguyên tố là oxi. gọi là oxit. Vậy oxit là gì ?
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
-HS: Các phân tử đều có oxi. 
-HS: Do 2 nguyên tố tạo thành. 
-HS: Trả lời và ghi vở.
I. Định nghĩa : 
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ : SO2 , CO2 , P2O5 , Fe2O3 
Hoạt động 2. Công thức của oxit(5’).
-GV: Fe2O3 , CaO , P2O5 em hãy cho biết hoá trị của Fe , Ca , P .
-GV: Dựa vào đâu để biết được hoá trị của chúng ?
-GV: Vậy công thức dạng chung của oxit được lập như thế nào?
- GV: Yêu cầu HS lập công thức của một số oxit thường gặp.
-HS: Fe (III) , Ca (II) , P (V). 
-HS: Dựa vào qui tắc hoá trị :
 a. x = b . y 
-HS: Mx Oy 
 a . x = 2 . y 
-HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
II. Công thức : 
-Đặt M là 1 nguyên tố hoá học có hoá trị là a 
- Công thức chung: 
 MxOy 
 a.x = 2 .y 
Hoạt động 3. Phân loại oxit(8’).
-GV: Dựa vào thành phần có thể chia oxit là 2 loại chính: là oxit axit và oxit bazơ.
-GV:Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
-GV: Oxit bazơ thường là oxit kim loại và tương ứng với một bazơ.
-GV: Yêu cầu HS cho vài ví dụ và phân loại chúng.
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
-HS: Nghe và ghi bài.
-HS: CO2, P2O5, NO2, SO2, SO3 , CO2,P2O5,
-HS: Nghe giảng và ghi bài.
-HS: Na2O, BaO, CaO, CuO
III- Phân loại : Có 2 loại 
1- Oxit axit : thường là oxit của phi kim tương ứng với axit 
Ví dụ : CO2 , P2O5 , SO3 , SO2 
2- Oxit bazơ : thường là oxit của kim loại, tương ứng với bazơ 
Ví dụ : Na2O , Al2O3 , ZnO , CuO.
Hoạt động 3. Cách gọi tên oxit(10’).
-GV: Hướng dẫn cách gọi tên chung cho các oxit.
-GV: Yêu cầu HS đọc tên một số oxit: NO, Na2O, CaO, ZnO
-GV: Hướng dẫn cách đọc tên các oxit của kim loại và phi kim có nhiều hoá trị.
-GV: Giới thiệu các tiền tố thường dùng:
1 : mono , 2 : đi , 3 : tri , 4: tetra , 5: penta.
-GV: Yêu cầu HS đọc tên các oxit: FeO, Fe2O3, NO2, SO2, SO3.
-HS: Theo dõi.
-HS: Gọi tên các oxit theo hướng dẫn.
-HS: Theo dõi và ghi nhớ.
-HS: Cùng thảo luận và đọc tên các oxit theo hướng dẫn của GV.
III- CÁCH GỌI TÊN : 
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit 
* Chú ý : 
- Đối với những kim loại có nhiều hoá trị : 
- Tên của oxit bazơ = tên của nguyên tố kim loại (kèm hoá trị ) + từ oxit.
4. Củng cố(9’):
a. Củng cố: 
 GV Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính cuar bài học.
 GV yêu cầu HS làm bài tập 2, 4, 5 SGK/91.
b. Dặn dò: 
 Làm bài tập 1, 3 SGK/91. 
 Học kĩ bài và xem bài: “Điều chế oxi – phản ứng oxi hoá khử”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTuan 21 Tiet 40 Oxit.doc
Giáo án liên quan