Giáo án Hóa học 8 - Học kỳ II - Lê Thị Hồng

 A/- MỤC TIÊU:

1/- Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được ở điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất ôxi là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước, nặng hơn không khí.

- Khi ôxi là đơn chất hoạt động rất mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất.- Trong các phản ứng hoá học ôxi có hoá trị II.

2/- Kỉ năng:

- Viết được PTHH của ôxi với S, P, Fe và 1 số nguyên tố khác thường gặp.

- Nhận biết được khí ôxi, kỹ năng thao tác thí nghiệm: Sử dụng đèn cồn cách đốt hoá chất

3/- Tình cảm và thái độ: Cũng cố lòng ham thích học tập môn hoá học. Vận dụng vào thực tế cuộc sống để có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên và cộng đồng.

 B/- CHUẨN BỊ:

1/- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, trực quan, thí nghiệm.

2/- Đồ dùng dạy học:

- Hoá chất: Khí O2 (thu sẳn), S, P, Fe.

- Dụng cụ: Đèn cồn, muỗng sắt, muỗng thuỷ tinh, nút cao su có kèm ống dẫn khí, chậu thuỷ tinh

- Bảng phụ, phiếu học tập.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Học kỳ II - Lê Thị Hồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng và ghi nhớ.
- HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời.
Tên ôxit = tên nguyên tố + ôxít
Hoạt động 6 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút) 
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (SGK).
Bài 29: ĐIỀU CHẾ ÔXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
Tiết: 41
Tuần 21
 A/- MỤC TIÊU :
1/- Kiến thức:
- Học sinh biết phương pháp điều chếm, cách thu khí ôxi trong PTN – và cách sản xuất trong công nghiệp (cho không khí lỏng hay hơi và điện phân nước).
- Biết phản ứng phân huỷ là gì và dẫn ra được ví dụ minh hoạ.
- Cũng cố khái niệm về chất xúc tác. Biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng KClO3 .
	2/- Kỉ năng:
	- Rèn luyện kỉ năng sử dụng đèn cồn, kẹp, ống nghiệm.
	- Kỉ năng viết PTHH, tính toán theo PTHH.
	3/- Tình cảm, thái độ: Biết vận dụng vào đời sống sản xuất, giáo dục lòng say mê môn hoá học.
 B/- CHUẨN BỊ:
	1/- Phương pháp: Trực quan, thí nghiệm, đàm thoại, nêu vấn đề.
	2/- Đồ dùng dạy học:
	- Hoá chất: KmnO4, KclO3, MnO2, H2O.
- Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghệm, ống dẫn khí, chậu thuỷ tinh, diêm muỗng thuỷ tinh, kẹp, giá sắt.
	- Phiếu học tập – Bảng phụ.
 C/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi chép
Hoạt động 1 KIỂM TRA BÀI CŨ – VÀO BÀI (8 phút) 
Mục tiêu: Kiểm tra lại khái niệm về axit (ĐN, lập CTHH, gọi tên) phân loại phản ứng hoá hợp (ĐN, VP) và đặt vấn đề vào bài.
* Kiểm bài cũ:
1). Định nghĩa ôxit gọi tên và phân loại các ôxit sau: CaO, Fe2O3, SO2, P2O5?
2). Định nghĩa phản ứng hoá hợp cho ví dụ bằng PTHH.
* Vào bài: Ở dạng đơn chất khí O2 có ở đâu? Ở dạng hợp chất nguyên tố ôxi có trong những hợp chất nào? Vậy có cách nào tách riêng O2 đơn chất từ không khí? Trong phòng thí nghiệm muốn điều chế 1 lượng nhỏ ôxi thì ta phải tiến hành như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
- 1 HS trả lời lí thuyết.
- 1 HS lên bảng.
- Hs dưới chú ý theo dõi và nhận xét.
- 2 HS phát biểu.
- HS cả lớp chú ý nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 2 I/- ĐIỀU CHẾ ÔXI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM (12 phút) 
Mục tiêu:. Phương pháp điều chế và cách thu khí ôxi từ KmnO4, KclO3(MnO2), biết cách lắp ráp dụng cụ, cách thu khí O2 = đẩy H2O, đẩy khí
GV: Đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận dựa vào thông tin (SGK).
(1) Hãy kể ra 1 số chất mà trong thành phân tử có ôxi?
(2) Những chất nào có thể được dùng để làm nguyên liệu điều chế O2 trong phòng thí nghiệm?
(3) Vì sao chọn KclO3, KmnO4 mà không chọn H2SO4, CaCO3?
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn các bước tiến hành điều chế O2 từ KmnO4 = cách đẩy nước. Hướng dẫn các thao tác.
GV: HD các thao tác và đặt câu hỏi.
(1) Khi đung nóng KmnO4 sản phẩm là những chất nào?
(2) Muốn xác định có khó O2 thu được ta thử bằng cách nào?
(3) Có mấy cách thu khí O2 và giải thích vì sao?
(4) Viết PTHH?
GV: Làm TN điều chế O2 từ KCLO3 (MnO2) giải thích chất xúc tác MnO2.
- HS nhóm thảo luận và trả lời.
- 1 HS đọc thông tin bảng phụ.
- HS chú ý theo dõi.
- Các nhóm nhận dụng cụ tiến hành thí nghiệm và thảo luận câu hỏi.
- Đại diện nhóm phát biểu từng ý.
- 1 HS lên bảng viết.
- 1 HS lên bảng viết PTHH.
- HS quan sát giáo viên làm thí nghiệm.
1). Nguyên liệu:
KmnO4: Kalipemangancít.
KclO3: Kaliclorát.
2). Cách tiến hành: (SGK).
3). Cách thu:
- Dùng ôxi đẩy không khí.
- Dùng ôxi đẩy nước.
- PTHH:
2KMnO4 K2MnO4
+ MnO2 + O2↑
2KClO3 2KCl + 3O2
Hoạt động 3 II/- SẢN XUẤT KHÍ ÔXI TRONG CÔNG NGHIỆP (12 phút) 
Mục tiêu: Nắm vững cách sản xuất O2 trong công nghiệp từ không khí lỏng bay hơi và điện phân nước. Viết được PTHH. So sánh được 2 phươg pháp sản xuất (nguyên liệu, sản lượng, giá thành).
GV: Vậy có thể tiến hành điều chế ôxi theo cách như phòng thí nghiệm được không ? vì sao ?
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn câu hỏi so sánh.
Trong phòng thí nghiệm
Trong CN
Nguyên liệu
Sản lượng
Giá thành
GV: Vậy nguyên liệu để điều chế O2 trong CN có thể là những hợp chất nào?
(1) Từ không khí làm thế nào để điều chế được ôxi?
(2) Từ H2O làm thế nào để điều chế O2
- HS xem thông tin SGK và trả lời.
- HS thảo luận nhóm và đại diện 3 nhóm lên ghi vào các ô còn trống.
- 1 HS phát biểu.
- 1 HS lên bảng viết TPHH.
1). Từ không khí:
Không khí 
Không khí KK lỏng.
 Thu O2.
2). Từ H2O:
H2O 2H2↑ + O2↑
Hoạt động 4 THẾ NÀO LÀ PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ? (10 phút) 
Mục tiêu: Nắm vững phản ứng phân huỷ là phản ứng có 1 chất sinh ra nhiều chất mới lấy ví dụ minh hoạ và so sánh với phản ứng hoá hợp.
GV: Treo bảng phụ có ghi sẳn các PTHH, HS xác định số chất phản ứng và sản phẩm.
(2) Các phản ứng trên có đặc điểm gì chung?
(3) Vậy thế nào là phản ứng phân huỷ?
GV: Dán bảng phụ so sánh 2 loại phản ứng sai và HS lên bố sung lại cho đúng.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện nhóm. 
- 1 HS phát biểu.
- 1 HS đọc SGK.
- HS thảo luận nhóm.
Hoạt động 5 CŨNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3 phút) 
GV phát phiếu học tập.
Treo bảng ghi kết quả.
HS thảo luận nhóm và trao đổi kết quả kiểm chéo.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 1 – 6 (SGK).
- Xem trước bài 28.
Bài 30: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (Tiết 1)
Tiết: 42
Tuần: 21
A/- MỤC TIÊU:
1/- Kiến thức:
- Giúp học sinh biết không khí là hổn hợp nhiều chất khí thành của không khí theo thể tích gồn 78% N2, 21% O2, 1% các khí khác.
- Biết sự cháy là sự ôxi hoá, có toả nhiệt và phát sáng; còn sự ôxi hoá chậm cũng là sự ôxi hoá toả nhiệt nhưng không phát sáng. Biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
2/- Kỉ năng:
- Rèn luyện kỉ năng quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thí nghiệm hoặc giải thích, dập tắt đám cháy. Kỹ năng so sánh, phân tích, giải thích.
- Hiểu và có ý thức giữ gìn cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy nổ.
B/- CHUẨN BỊ:
1/- Phương pháp: Trực quan, thí nghiệm, đàm thoại gợi mở.
2/- Đồ dùng dạy học:
- Hoá chất: P đỏ, nước.
- Dụng cụ: Đèn cồn, chậu nước, ống đong, nút cao su, muỗng đốt, que đóm, tranh, ảnh về môi trường. 
- Bảng phụ, phiếu học tập.
C/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ – SỬA BÀI TẬP -VÀO BÀI (10 phút)
Mục tiêu: Kiểm tra lại kiến thức về điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, phản ứng phân hủy. Kỉ năng viết CTHH, PTHH, tính theo PTHH.
* Kiểm tra bài củ :
(1) nêu phương pháp điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm (nguyên liệu, cách tiến hành, cách thu, viết PTHH)?
(2) Phân biệt phản ứng hoá hợp và phản ứng phân hủy. Cho ví dụ minh hoạ?
* Sửa bài tập :
GV: Gọi 1 HS đọc đề bài 4 trang 94 (SGK).
(1) Bài ra cho biết gì và tính gì?
(2) Để tính số mol KclO3 ta cần thực hiện những bước nào?
(3) Tính , lập PTHH, tính , tính ? 
GV: Cho HS đọc đề bài 6 (SGK).
(1) Xác định chất phản ứng và sản phẩm, viết PTHH?
(2) Nêu các bước để tính số gam Fe và O2?
(3) Nêu các bước để tính số gam KMnO4?
* Vào bài : Có cách nào xác định thành phần không khí? Không khí có liên quan gì đến sự cháy? Tại sao khi có gió to thì đám cháy càng dể bốc to hơn? Làm thế nào để dập tắc đám cháy? Đó là nội dung bài học chúng ta sẽ tìm hiểu.
- 1 HS trả lời lý thuyết.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS đọc SGK.
- 1 HS phát biểu.
- 1 HS phát biểu.
- 1 HS lên bảng giải, lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc SGK.
- 1 HS phát biểu.
- 1 HS phát biểu.
- 2 HS lên bảng giải bài.
- HS chú ý nghe giảng.
Hoạt động 2
I/- THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ (13 phút)
Mục tiêu: Thành phần của không khí là hổn hợp nhiều khí: 78% N2, 21% O2, 1% các khí khác. Biết cách xác định thành phần theo thể tích và các thí nghiệm chứng minh.
GV: Làm thí nghiệm chứng minh trong không khí có O2, N2 và đặt câu hỏi qua bảng phụ viết sẳn.
(1) Khi P cháy mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào?
(2) Chất gì ở trong ống đã tác dụng với P?
(3) Vì sao ta thấy khối trắng xuất hiện rồi tan dần?
(4) Vì sao P lại tắc?
(5) Vậy căn cứ vào dấu hiệu nào để biết dược thể tích khí O2 tham gia phản ứng?
(6) Từ đó suy ra tỷ lệ thể tích khí O2 trong không khí là bao nhiêu?
(7) Chất khí còn lại không cháy, không làm đục nước vôi đó là khí gì?
(8) Thể tích khí N2 trong không khí là bao nhiêu?
(9) Không khí có thành phần thế nào qua thí nghiệm vừa nêu?
- HS quan sát thí nghiệm.
- HS thảo luận nhóm theo hệ thống câu hỏi và đại diện nhóm phát biểu.
+ 1 HS phát biểu.
+ 1 HS phát biểu.
+ 1 HS phát biểu.
+ 1 HS phát biểu.
+ 1 HS phát biểu.
+ 1 HS phát biểu.
+ 1 HS phát biểu.
+ 1 HS phát biểu.
- 1 HS đọc SGK.
Không khí là hổn hợp nhiều chất khí, thành phần thể tích là 78% Nitơ, 21% ôxi, 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm).
Hoạt động 3
NGOÀI KHÍ O2, N2 KHÔNG KHÍ CÒN CHỨA NHỮNG CHẤT GÌ KHÁC? (12 phút)
Mục tiêu: Chứng minh trong không khí, ngoài N2, O2 còn có một số khí khác là CO2, hơi nước, khí hiếm
GV: Ngoài khí ôxi, nitơ không khí còn chứa những chất gì khác?
GV: Hướng dẩn HS nghiên cứu câu hỏi SGK .
=> Vậy các khí khác ngoài O2, N2 là khí nào và chiếm tỉ lệ thể tích là bao nhiêu trong không khí?
- HS thảo luận nhóm các 

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8(2).doc
Giáo án liên quan