Giáo án Hóa học 8 - Học kỳ I - Phạm Hồng Phượng

I. Mục tiêu bài dạy .

 1.Kiến thức

 Biết được:

- Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng

- Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.

- Bước đầu biết được hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

- Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học

2.Kĩ năng

 - Quan sát thí nghiệm rút ra nhận xét : Hoá học là gì?

3. Thái độ:

- HS biết sơ bộ về pp học tập bộ môn và biết cần phải làm gì để học tập tốt bộ môn hoá học

- Biết quan sát, làm thí nghiêm, ham đọc sách chú ý rèn luyện pp tư duy, óc sáng tạo.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 3 ống nghiệm chứa 3 dd: NaOH; CuSO4; HCl, đinh sắt (kẽm); 2 ống nghiệm, kẹp gỗ, công tơ hút; H2O

 2.Học sinh: Đọc trước bài ở nhà

 

doc130 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Học kỳ I - Phạm Hồng Phượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệ:
Số nguyên tử Al : số phân tử oxi: Số phân tử nhôm oxit là: 
4 : 3 : 2.
* Tỉ lệ từng cặp chất:
- Số nguyên tử Al: số phân tử oxi là 4:3.
 Tỉ lệ trên được hiểu là cứ 4 nguyên tử Al phản ứng với 3 phân tử oxi
- Số nguyên tử Al: số phân tử nhôm oxit là 4:2 = 2:1 
Tỉ lệ trên được hiểu là cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1phân tử nhôm oxit.
2. ý nghĩa của PTHH: ( Sgk)
IV. Các bài tập áp dụng
Bài tập 2b SGK/57.
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
Số phân tử P2O5 : Số phân tử H2O: Số phân tử H3PO4 là:
1 : 3 : 2. 
Bài tập 5 SGK/58.
Mg +H2SO4 ® MgSO4 + H2 
a. Số nguyên tử Mg: Số phân tử H2SO4 : Số phân tử MgSO4: Số phân tử H2O là 1:1:1:1.
b. Số nguyên tử Mg: Số phân tử H2O là 1:1
3. Luyện tập – Củng cố: 2’
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 2’
	Làm bài tập còn lại SGK/, các bài tập trong SBT
	Chuẩn bị trước bài “Luyện tập số 3”.
________________________________
8A
8B
 /11
Ngày soạn: /11 Ngày dạy: 
 Tiết 24
Tên bài: BÀI LUYỆN TẬP 3
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Học sinh ôn tập củng cố các khái niệm về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. Hiểu, vận dụng định luật BTKL và cách lập phương trình hoá học.
2. Kĩ năng: 
- Tiếp tục rèn kĩ năng lập phương trình hoá học, tính tỉ lệ số phân tử, nguyên tử trong phản ứng hoá học.
- Vận dụng ĐLBTKL để tính toán theo các PTHH đã lập
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: ( Xen kẽ trong tiết học )
2. Bài mới
*. Vào bài: (1’)
Gv giới thiệu nội dung tiết luyện tập như SGK......
*. Các hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv dùng phương pháp đàm thoại, học sinh trả lời các câu hỏi.
? Hiện tượng vật lí khác hiện tượng hoá học ở chỗ nào ?
? Thế nào là phản ứng hoá học? Nêu bản chất của pưhh? Khi nào thì pưhh xảy ra ?
? Các bước lập phương trình hoá học?
áp dụng lập phương trình hoá học sau
? Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử các chất trong phản ứng.
? Phát biểu ĐLBTKL ?
? Viết công thức tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm theo ĐLBTKL.
Gv: cho học sinh đọc bài tập, xác định yêu cầu của đề.
? Nêu cách giải.
? Hãy viết công thức về khối lượng các chất trong pư ?
? Làm thế nào để xác định được % khối lượng của CaCO3
Gv : gọi 1 học sinh lên bảng chữa.
 Học sinh dưới lớp quan sát nhận xét.
Gv: cho học sinh đọc đề bài.
- Chia các nhóm, cho học sinh làm ra các phiếu, ghi nhóm.
HS: Các nhóm trao đổi chéo, chấm điểm.
Gv: cho các nhóm báo cáo, nhận xét. Gv nhận xét chung, treo đáp án trên bảng phụ.
I. Kiến thứ cần nhớ.
1. Hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
2.Phản ứng hoá học 
- Bản chất
- Điều kiện xảy ra phản ứng hoá học 
3.Phương trình hoá học:
- Các bước lập PTHH:
- Ý nghĩa của PTHH:
- Ví dụ:
Al + HCl ---> AlCl3 + H2 
2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2
Số nguyên tử Al: Số phân tử HCl : Số phân tử AlCl3: Số phân tử H2 là 2:6:2:3.
4. Định luật bảo toàn khối lượng:
 A + B -> C + D
=> mA + mB = mC + mD
II.Bài tập
*.Bài tập 3/SGK tr.61
 mđá vôi = 280 kg 
 mCaO = 280 kg
 mCO2 = 110 kg 
a. Công thức về khối lượng các chất trong phản ứng.
b. Tỉ lệ % khối lượng CaCO3 trong đá vôi.
Giải
a. mCaCO3 = mCaO + mCO2
 = 140 + 110 = 250(kg) 
 %CaCO3 = . 100% @ 89.3%
*.Bài 4-SGK tr. 61.
C2H4 + 3O2 ® 2CO2 + 2H2O
Số phân tử C2H4: Số phân tử O2 = 1: 3
Số phân tử C2H4: Số phân tử CO2 = 1:2
3. Luyện tập – Củng cố: 2’
Gv chốt lại kiến thức cơ bản.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 2’)
	- Làm bài tập còn lại SGK, bài tập trong SBT
 - Giờ sau kiểm tra 45’: Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học ở chương 2
______________________________
8A
14/11
Ngày soạn: 10 / 11 / 2011 Ngày dạy: 
Tiết 25
KIỂM TRA VIẾT
 I. Mục tiêu bài kiểm tra:
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các nội dung : Phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học. Hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học
- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, phân biệt được hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học, kỹ năng lập pthh.
- Giáo dục đức tính nghiêm túc, tự giác trong kiểm tra thi cử.
II. Nội dung đề:
1.Ma trận đề
NỘI DUNG
CÁC MỨC ĐỘ
TỔNG
Biết
Hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
PƯHH
1
 (3)
1
 (3)
Định luật BTKL
1
(4)
1
 (4)
Phương trình hoá học
1
(3)
1
 (3)
TỔNG
1
 (3)
 1
 (3
 1
 (4)
3
 (10)
2. Nội dung đề:
ĐỀ SỐ 1
 Câu 1:( 3đ)
 Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho đúng.
Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Phản ứng hóa học là(1) từ chất này thành chất khác.
Trong phản ứng hoá học, chỉ có..(2) giữa các (3) thay đổi làm phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
Phản ứng hoá học muốn xảy ra thì các chất tham ra phản ứng phải.(4) với nhau. 
Hiện tượng .(5). mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu gọi là hiện tượng vật lí.
Hiện tượng mà chất biến đổi thành chất khác là (6).
Câu 2. ( 3 điểm)
Lập các phương trình hoá học sau và cho biết tỉ lệ số phân tử, nguyên tử các chất trong phương trình phản ứng:
Khí hiđro tác dụng với sắt III oxit (Fe2O3) tạo thành sắt và nước
Magie đốt cháy trong oxi tạo thành magie oxit (MgO)
Nhôm tác dụng với axit sunfuric(H2SO4) tạo thành muối nhôm sunfat (Al2(SO4)3) giải phóng hiđro.
Câu 3 ( 4 điểm)
	Đốt cháy 14 kg than thành phần chủ yếu là cacbon, thu được 44 kg khí cacbon đioxit (CO2). Biết rằng lượng khí oxi tham gia phản ứng là 32 kg.
Lập phương trình hoá học xảy ra.
Tính khối lượng Cacbon đã tham gia phản ứng.
Tính % khối lượng tạp chất có trong than.
d) Tính số nguyên tử oxi cần dùng để sau phản ứng tạo thành 3.1023 phân tử CO2.
ĐỀ SỐ 2
	I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
	Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. 
Câu1.Hiện tượng nào không phải là hiện tượng hóa học 
A.Bóng đèn điện sáng khi có dòng điên đi qua 
B. Cho vôi sống vào nước có tỏa nhiệt.
	C. Sự quang hợp của cây xanh 	 
	D. Đun quá lửa mỡ bị khét
Câu2. Dấu hiêu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
	A. Có hiện tượng tỏa nhiệt và phát sáng.	 B.Có kết tủa hoặc sủi bọt khí.
	C. Có sự thay đổi màu sắc và mùi .	 D.Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu3. Cho 2,8 gam khí N2 tác dụng với khí H2 tạo ra 3,4 gam khí amoniac (NH3). Vậy khối lượng khí hidro tham gia phản ứng là.
	A. 6,2 gam 	B. 0,6 gam.	C. 6 gam.	D. 1,6 gam.
Câu 4 Cho 160 gam Fe2O3 đi qua 6 gam khí H2 đun nóng thu được 112 gam sắt và m gam nước . Khối lượng hơi nước thoát ra là.
	A. 51 gam	B. 53 gam.	 C 44 gam. 	 D. 54 gam.
	II. Tự luận :(7 điểm )
Câu 5: (2 điểm):
	Lập PTHH của phản ứng sau: SO3 + H2O ---> H2SO4 
 CH4 + O2 --- > CO2 + H2O
 HCl + NaOH --- > NaCl + H2O
 Ca + O2 --- > CaO 
Câu 6: (2 điểm)
	Biết rằng Kali hiđrôxit(KOH) tác dụng với dung dịch axit sunfuric (H2SO4) tạo ra dung dịch kali sunfat (K2SO4 )và nước (H2O )
Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng 
 b. Cho biết tỉ lệ số phân tử KOH lần lượt với số phân tử của 3 chất còn lại trong phản 
Câu7.(3,0đ) 
	Phân hủy 3,6 gam H2O được 0,4 gam khí hiđrô và m gam khí oxi.
A Viết công thức khối lượng của phản ứng .
B. Tính khối lượng khí oxi sinh ra.
C .Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên.
III. Đáp án
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1 (3 điểm) mỗi đáp án đúngđược 0.5 điểm.
quá trình biến đổi 2. liên kết
nguyên tử 4. tiếp xúc
5. chất biến đổi 6. hiện tượng hoá học.
Câu 2.( 3 điểm)
Lập đúng các mỗi phương trình hoá học được 0.5 điểm.
Cho biết đúng tỉ lệ được 0.5 điểm cho 1 phương trình hoá học.
Câu 3 ( điểm)
a) Lập đúng phương trình hoá học 	0.5 điểm
mCpư = 12 kg 	1.5 điểm
c) %m tạp chất = 2x100%/14 = 14,28% 	 1 điểm
d) Tỉ lệ số pt O2: số pt CO2 theo pthh là 1:1 nghĩa là:
Cứ 1 phân tử khí oxi pư tạo ra 1 phân tử khí cacbonic
Vậy để tạo ra 3.1023 phân tử CO2 cần 3.1023 pt O2.
Vì 1 phân tử Oxi có 2 nguyên tử oxi nên số nguyên tử oxi cần dùng là: 
 2.3.1023 = 6.1023 nguyên tử.	1 điểm
ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm: 
	Mỗi câu đứng cho 0,75 điểm
1.A
2.D
3.B
4.D
II. Tự luận:
Câu 5: SO3 + H2O -> H2SO4 
 CH4 + 2O2 - > CO2 + 2H2O
 HCl + NaOH - > NaCl + H2O
 2Ca + O2 - > 2CaO 
	Câu 6:
- Lập đúng các mỗi phương trình hoá học được 1 điểm.
- Cho biết đúng tỉ lệ được 1 điểm.
Câu 7:
A. Viết đúng Ct khối lượng 1đ 
B. moxi = 3,2 g 	 1điểm
C. Lập đúng phương trình hoá học 1điểm
IV. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra( Về nắm kiến thức, kĩ năng vận dụng của học sinh, cách trình bày, diễn đạt bài kiểm tra)
8A
18/11
Ngày soạn: 15/11/2011 Ngày dạy: 
Chương III:MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC
Tiết 26: MOL
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức: Biết được:
- Định nghĩa : mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (00C, 1 atm).
2. Kĩ năng 
- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
Học sinh : chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ
? Xác định NTK, PTK của: H; O ; H2; O2; H2O; CO2. ( Ghi ở bảng phụ, che phần khối lượng mol.
2. Bài mới:
*. Vào bài: ( 2’)
Gv giới thiệu bài mới như mở đầu chương SGK...........
*. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv giảng giải từ những thí dụ đơn giản như:
? Quy định một tá bút chì có bao nhiêu chiếc
? Em hãy cho biết mol là gì ?
? Số 6.1023 nguyên tử, phân tử còn gọi là gì ?
? cho biết số nguyên tử, phân tử có trong một mol các chất sau: Al; O2; H2O. Từ đó cho biết 0.5 mol mỗi chất có bao nhiêu nguyên tử, phân tử.
Gv cho học sinh tìm hiểu ĐN SGK
Gv bỏ phần che ở bảng phụ, học sinh so sánh nhận xét.
? Để tính khối lượng mol ta tính như thế nào.
Y/c Học sinh quan sát tranh nhận xét thể tích mol của 3 chất khí ở cùng đk.
? Nhận xét thể tích 3 chất chiếm được
? ở đktc thì thể tích mol của các chất khí bằng bao nhiêu.
? áp dụng tính thể tích ở đktc của:
0.5 mol O2
2 mol H2
x mol khí A
- Y/c Học sinh thảo luận nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Gv: Chốt lại bằng ĐA đúng: 
Giải :
a. Thể tích ở đktc của 0,5 mol O2 là:
 V = 0,5 . 22,4 = 11,2 ( l)
b. Tương tự: V = 2 . 22,4 = 44, 8 (l)
c. V = x . 22.4 = 22,4 x ( l)

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 8 KY 1.doc
Giáo án liên quan