Giáo án Hóa học 8 - Bài 9, Tiết 12: Công thức hóa học

1.1 Kiến thức:

- Biết được công thức hóa học dùng để biểu diễn chất gồm 1, 2 hoặc 3 KHHH với các chỉ số ghi ở dưới chân của mỗi kí hiệu. Biết cách ghi CTHH khi cho biết KHHH, tên nguyên tố, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất. Hiểu mỗi CTHH còn chỉ 1 phân tử chất (Trừ đơn chất kim loại và 1 số đơn chất phi kim thể rắn).

-Từ CTHH xác định những nuyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất, tính được phân tử khối của chất, suy ra tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tử tạo nên chất.

1.2 Kĩ năng : Rèn kỹ năng tính toán, sử dụng chính xác ngôn ngữ hóa học.

1.3 Thái độ : Tạo hứng thú học tập bộ môn.

2. TRỌNG TÂM

- Cách viết CTHH của một chất.

- Ý nghĩa CTHH.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Bài 9, Tiết 12: Công thức hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Bài 9 Tiết 12 
CÔNG THỨC HÓA HỌC
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.1 Kiến thức: 
- Biết được công thức hóa học dùng để biểu diễn chất gồm 1, 2 hoặc 3 KHHH với các chỉ số ghi ở dưới chân của mỗi kí hiệu. Biết cách ghi CTHH khi cho biết KHHH, tên nguyên tố, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất. Hiểu mỗi CTHH còn chỉ 1 phân tử chất (Trừ đơn chất kim loại và 1 số đơn chất phi kim thể rắn).
-Từ CTHH xác định những nuyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất, tính được phân tử khối của chất, suy ra tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tử tạo nên chất.
1.2 Kĩ năng : Rèn kỹ năng tính toán, sử dụng chính xác ngôn ngữ hóa học.
1.3 Thái độ : Tạo hứng thú học tập bộ môn.
2. TRỌNG TÂM
- Cách viết CTHH của một chất.
- Ý nghĩa CTHH.
3. CHUẨN BỊ :
3.1. Giáo viên: Mô hình phân tử nước, khí hiđro, khí clo, cacbon, khí cacbonic.
3.2. Học sinh: Kiến thức về đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, máy tính, bảng nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số. 
4.2. Kiểm tra miệng: 
?1 (HS yếu) - Hãy dùng KHHH và chữ số để biểu diễn các ý sau: (10 đ)
- Hai nguyên tử Natri - Ba nguyên tử photpho
- Tám nguyên tử thủy ngân - Một nguyên tử Clo.
J- 2 Na, 3 P, 8 Hg, Cl. (10 đ)
?2 (HS trung bình) Tính phân tử khối của: (10 đ)
a- Bari sunfat biết phân tử có 1 Ba, 1S và 4O
b- Bạc clorua biết phân tử có 1Ag và 1 Cl
c- Rượu etylic biết phân tử có 2 C, 6 H và 1O
d- Natri hiđroxit biết phân tử có 1Na, 1O và 1H
J- Phân tử khối Bari sunfat = 233 đvC
Phân tử khối Bạc clorua = 143,5 đvC
Phân tử khối Rượu etylic = 46 đvC
Phân tử khối Natri hiđroxit = 40 đvC(10 đ)
4.3 Giảng bài mới:
 ¶-Vậy những cách ghi O2, H2O, NaCl... có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
¶- Chất được chia làm 2 loại: đơn chất và hợp chất. Phân tử đơn chất được biểu diễn bằng CTHH sau.
Hoạt động 1: Tìm hiểu công thức hóa học của đơn chất.
?- Đơn chất là gì?
- Đơn chất là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
¶- Gv thông báo: CTHH của đơn chất chỉ gồm 1 KHHH nên có thể biểu diễn công thức chung của đơn chất như sau: Ax
¶- Gv thuyết trình cách ghi.
Cho hs quan sát mô hình phân tử khí hiđro, khí clo, cacbon. Hình thành cách ghi CTHH của đơn chất.
¶-Hướng dẫn hs một số lưu ý: CTHH của đơn chất phụ thuộc vào trạng thái của chất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức hóa học của hợp chất.
J- Quan sát mô hình phân tử nước, khí cacbonic. Thảo luận theo bàn các câu hỏi sau:
?- Mỗi chất được tạo nên từ những nguyên tố hóa học nào?
?- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố?
?- Hạt hợp thành của hợp chất gọi là gì?
?- Theo em, công thức chung được biểu diễn như thế nào?
J- Hs báo cáo, nhận xét, bổ sung.
Rút ra kết luận
¶- GV dán bảng phụ Bài tập:
Viết công thức hóa học của các chất sau:
- Khí sunfurơ, biết phân tử có 1 S và 2 Ngoài
- Axit photphoric, biết phân tử có 3H, 1P và 4O.
- CanxiSilicat, biết phân tử có 1Ca, 1 Si và 3 O.
J- SO2, H3PO4, CaSiO3.
¶-Gv: PO4, SiO4 ... gọi là nhóm nguyên tử.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của công thức hóa học
¶-GV dán bảng phụ ghi câu hỏi yêu cầu hs đọc, suy nghĩ và trả lời.
CTHH của axit sunfuric( H2SO4) cho biết:
+ do nguyên tố nào tạo nên chất?
+ Có bao nhiêu nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
+ Tính phân tử khối của hợp chất được không?
J- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. Rút ra kết luận.
¶-GV lưu ý hs cách ghi 2H khác H2 
3 N2 có nghĩa là ba phân tử Nitơ (ba phân tử khí nitơ)
H2O có nghĩa là một phân tử nước. (Trong 1 phân tử nước có 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi.)
5 H2 - năm phân tử hiđro. (Trong 5 phân tử hiđro có 10 nguyên tử hiđro.)
I- Công thức hóa học của đơn chất:
Công thức chung: Ax 
+ A là kí hiệu hóa học của nguyên tố.
+ x là chỉ số nguyên tử của nguyên tố có trong phân tử chất.
- CTHH của đơn chất kim loại và một số phi kim ở thể rắn: x = 1
VD: K, Fe, Al, S, P...
- CTHH của đơn chất phi kim ở thể khí x thường bằng 2.
VD: O2, H2, Cl2,..
Lưu ý: Thủy ngân là kim loại ở thể lỏng x = 1
Ozon là đơn chất thể khí x = 3.
II- Công thức hóa học của hợp chất.
- Công thức chung: AxBy
+ A, B là KHHH của các nguyên tố tạo nên chất.
+ x, y là số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử chất.
VD: CTHH của nước: H2O
Khí cacbonic: CO2 
III- Ý nghĩa của công thức hóa học:
CTHH cho biết:
+ Nguyên tố hóa học cấu tạo nên chất.
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
+ Phân tử khối của chất.
VD: CTHH đơn chất khí clo cho biết:
+ Khí Clo do nguyên tố clo tạo nên.
+ Có 2 nguyên tử Clo trong 1 phân tử Clo.
+ PTK Cl2 = 2x35,5 = 71 đvC
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
¶- Gọi 2 hs đọc ghi nhớ SGK.
¶- GV dán bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.
1- Trong các cách ghi sau, cách nào biểu diễn 2 phân tử khí oxi?
 A- 2O B- 2 O2 C- O2 D- 2 O3 
2- Trong 2 phân tử khí cacbonic( CO2) có bao nhiêu nguyên tử oxi?
 A- 2 B- 3 C- 4 D- 5
3- Phân tử khối của đường( C6H12O6) là:
 A- 180 B- 120 C- 100 D- 80 
J- Nhận xét, sửa sai.
?- CTHH của hợp chất Natri sunfat (Na2SO4f42) có ý nghĩa như thế nào?
 J- CTHH của hợp chất Natri sunfat (Na2SO4) cho biết:
- Natri sunfat do 3 nguyên tố hóa học tạo thành là: natri, lưu huỳnh, oxi.
- Có 2 nguyên tử Natri, 1 nguyên tử lưu huỳnh và 4 nguyên tử oxi
- Phân tử khối của Natri sunfat = 2x 23 + 1x 32 + 4x 16= 142 đvC
¶- Nhận xét tiết học.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: 
- Học bài và làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 33
- Chuẩn bị bài mới: Hóa trị 
- Ghi nhớ tên nguyên tố, KHHH, xem hóa trị của một số nguyên tố bảng 1, 2 SGK trang 42.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .. . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .. . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. .. . . . 

File đính kèm:

  • doccong thuc hoa hoc.doc