Giáo án Hóa học 8 - Bài 9: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Phạm Ngọc Thảo Vi

I. Chuẩn kiến thức, kỹ năng:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:

− Bảng tuần hoàn được xây dựng trên nguyên tắc nào?

− Mối quan hệ giữa cấu hình electron và vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn.

− Cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A và nhóm B), các nguyên tố họ Lantan và Actini.

2. Kỹ năng:

− Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại.

II. Trọng tâm:

 

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

− Hình vẽ một số ô nguyên tố được phóng to.

− Bảng tuần hoàn hệ thống hóa học (dạng dài).

2. Học sinh:

− Ôn lại cách viết cấu hình electron của một nguyên tố.

 

docx2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Bài 9: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Phạm Ngọc Thảo Vi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
	KHOA HÓA
BÀI 9: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
LỚP: 
TIẾT:
NGƯỜI SOẠN: PHẠM NGỌC THẢO VI
Chuẩn kiến thức, kỹ năng:
Kiến thức: Học sinh hiểu được:
Bảng tuần hoàn được xây dựng trên nguyên tắc nào?
Mối quan hệ giữa cấu hình electron và vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A và nhóm B), các nguyên tố họ Lantan và Actini.
Kỹ năng: 
Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại.
Trọng tâm:
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Hình vẽ một số ô nguyên tố được phóng to.
Bảng tuần hoàn hệ thống hóa học (dạng dài).
Học sinh:
Ôn lại cách viết cấu hình electron của một nguyên tố.
Tổ chức hoạt động dạy học:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Tiến hành giảng dạy.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. (5p)
- Gv gọi 2 hs viết cấu hình electron của 5 ngtố hàng 2 (Z=3 đến Z=7); 3 ngtố cột 1 (Z = 3, 11, 19).
- Dựa vào BTH và cấu hình e, nhận xét: 
 + Z của các ngtố trong cùng 1 hàng ngang, trong cùng một cột dọc?
 + Số lớp e của các nguyên tố trong cùng 1 hàng ngang, số e lớp ngoài cùng của các ngtố trong cùng 1 cột?
- Hs viết cấu hình của các ngtố:
Z= 3 1s2 2s1
Z= 4 1s2 2s2
Z= 5 1s2 2s2 2p1
Z= 6 1s2 2s2 2p2
Z= 7 1s2 2s2 2p3
Z= 11 1s2 2s2 2p6 3s1
Z= 19 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
- Hs nhận xét:
 + Các ngtố đc sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
 + Các ngtố có cùng số lớp e đc xếp thành 1 hàng, có cùng số e ngoài cùng đc xếp thành 1 cột.
I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN.
- Các ngtố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
- Các ngtố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng (chu kì).
- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị (là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học) trong nguyên tử được xếp thành một cột (nhóm).
Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn – Ô nguyên tố (2p).
- Gv cho hs xem hình 1 ô ngtố BTH.
- Gv: Em hãy kể ra dữ kiện có trong 1 ô ngtố?
- Gv nhấn mạnh những thành phần không thể thiếu.
- Hs trả lời: Trong 1 ô ngtố có số hiệu ngtử, kí hiệu hóa học, tên ngtố, ngtử khối trung bình, độ âm điện, cấu hình e, số oxi hóa.
II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN.
 1) Ô nguyên tố.
- Mỗi ngtố hóa học đc xếp vào 1 ô của bảng, gọi là ô ngtố.
- Số thứ tự của ô là số hiệu ngtử của ngtố đó.
- Ngoài ra còn có các dữ kiện quan trọng như: kí hiệu hóa học, tên ngtố, ngtử khối, độ âm điện, cấu hình e, số oxi hóa.
Hoạt động 3: Chu kì (10p)
- Nhìn vào cấu hình e đã viết ở trên và nghiên cứu định nghĩa chu kì trong SGK, em hãy rút ra nhận xét?
- Gv treo BTH, yêu cầu hs nhìn vào BTH và trả lời:
 + Trong BTH có tất cả bao nhiêu chu kì?
 + Nhận xét chu kì 1, 2, 3 gồm các ngtố nào? Chu kì 2, 3, 4, 5, 6 gồm bao nhiêu ngtố?
- Xét cấu hình e của ngtố có Z = 3, 9, 10, hãy cho biết ngtố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm?
- Xét thêm chu kì 3, ngtố có Z = 11, 17, 18. 
- Chu kì là dãy các ngtố mà ngtử của chúng có cùng số lớp e.
- Số thứ tự chu kì = số lớp e.
- Trong BTH có tất cả 7 chu kì.
- Chu kì 1 gồm 2 ngtố H và He.
- Chu kì 2 gồm 8 ngtố, từ Li (Z=3) đến Ne (Z=10).
- Chu kì 3 có 8 ngtố, từ Na (Z=11) đến Ar (Z=18).
- Chu kì 4, 5 có 18 ngtố, chu kì 6 có 32 ngtố, chu kì 7 chưa hoàn thành.
- Li (Z=3) là kim loại kiềm, F (Z=9) là phi kim, Ne (Z=10) là khí hiếm.
- Na (Z=11) là kim loại kiềm, Cl (Z=17) là phi kim, Ar (Z=18) là khí hiếm.
 2) Chu kì:
- Chu kì: dãy các ngtố mà ngtử có cùng số lớp electron, đc xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- BTH gồm 7 chu kì. 
- Số thứ tự chu kì = Số lớp e trong nguyên tử.
- Số lượng mỗi ngtố trong chu kì lần lượt là: 2/ 8/ 8/ 18/ 18/ 32.
- Phân loại chu kì:
 + Chu kì 1, 2, 3 là các chu kì nhỏ.
 + Chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì lớn.
- Mỗi chu kì đều bắt đầu bằng 1 kim loại kiềm, gần cuối chu kì là halogen, và cuối chu kì là khí hiếm (trừ chu kì đặc biệt).
- Cuối bảng có 2 họ Lantan và Actini.
Hoạt động 4: Nhóm nguyên tố - Phân loại theo nhóm (10p).
- Dựa vào SGK, hãy cho biết nhóm ngtố là gì?
- Hãy nhận xét BTH có bao nhiêu nhóm A? Bao nhiêu nhóm B?
GV lưu ý hs: Nhóm A còn được gọi là phân nhóm chính, nhóm B được gọi là phân nhóm phụ.
- Hs nhận xét nhóm A gồm các ngtố thuộc chu kì nào? Nhóm B gồm các ngtố thuộc chu kì nào?
- Tập hợp các ngtố mà ngtử có cấu hình e tương tự nhau, do đó có TCHH gần giống nhau, đc xếp vào cùng 1 cột.
- Trong BTH có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
- Nhóm A gồm các ngtố thuộc chu kì 1 → 7. Nhóm B gồm các ngtố thuộc chu kì 4 trở lên.
 3) Nhóm nguyên tố:
- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có TCHH gần giống nhau và được xếp vào cùng một cột.
- Ngtử các ngtố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ một số ngoại lệ).
- BTH được chia thành 2 nhóm: 8 nhóm A đánh số từ IA đến VIIIA, 8 nhóm B đánh số từ IB đến VIIIB.
- Nhóm A gồm các ngtố thuộc chu kì nhỏ và lớn, nhóm B chỉ gồm các ngtố thuộc chu kì lớn.
Hoạt động 5: Phân loại theo khối (7p).
- Phân loại theo khối: Ngtử của ngtố có cấu hình e như thế nào thì gọi là ngtố s? ngtố p? ngtố d? ngtố f?
- Các ngtố s thuộc nhóm nào trong BTH?
- Các ngtố p nằm trong nhóm nào?
- Các ngtố d thuộc nhóm nào trong BTH?
- Vị trí của các ngtố f trong BTH?
- Nguyên tố s là ngtố mà ngtử có e cuối cùng đc điền vào phân lớp s.
- Nhóm IA và IIA.
- Nhóm IIIA đến VIIIA.
- Các ngtố d thuộc nhóm B (từ IB – VIIIB).
- Ngtố f đc xếp thành 2 hàng ở cuối bảng, gồm 14 ngtố họ Lantan và 14 ngtố họ Actini.
- Ngtố s là ngtố mà ngtử có electron cuối cùng đc điền vào phân lớp s.
- Ngtố p là ngtố mà ngtử có electron cuối cùng đc điền vào phân lớp p.
- Nhóm A gồm các ngtố s và ngtố p.
- Nhóm B gồm các ngtố d và ngtố f. 
- Các ngtố của nhóm B được gọi là ngtố chuyển tiếp.
Củng cố: (10p)
Nguyên tắc sắp xếp các ngtố trong BTH, đặc điểm của các chu kì (từ 1 – 7), các nhóm ngtố trong BTH.
Bài tập 1: Một ngtố ở chu kì 3, nhóm VI của BTH. Hãy cho biết ngtử của ngtố đó có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng? Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy? Giải thích. Viết cấu hình electron ngtố đó.
Bài tập 2: Viết cấu hình electron của các ngtố có Z = 12, 17, 26, 47. Suy ra vị trí của các ngtố trong BTH.
Lưu ý: Các ngtố nhóm B khi xác định stt nhóm, cần xét đến lớp ngoài cùng và phân lớp d sát ngoài cùng (n-1)d. Gọi tổng số e trên 2 lớp này là x: Nếu x 10, stt nhóm = x – 10.
Bài tập về nhà: Làm bài tập SGKNC/39.

File đính kèm:

  • docxBai 9 Bang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc.docx
Giáo án liên quan