Giáo án Hóa học 8 - Bài 5: Nguyên Tố Hoá Học (tiết 2)

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức : Biết được:

- Nguyên tử khối : Khái niệm, đơn vị và cách so sánh khối lượng của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác (20 nguyên tố đầu).

2.Kỹ năng :

- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cư thể.

3. Thái độ:

- Mở rộng kiến thức hiểu biết khoa học, tạo hứng thú học tập bộ môn.

4. Trọng tâm:

- Khái niệm về nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên : Bảng 1/42 sgk phóng to.

b. Học sinh : xem trước bài mới.

2. Phương pháp dạy học : Thuyết trình, trực quan, phát vấn, thảo luận, thông báo.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc7 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Bài 5: Nguyên Tố Hoá Học (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 7
 Ngày Soạn : 25/082010
 Ngày dạy: 27/8/2010
B ài 5: NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (T2)
I. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : Biết được:
- Nguyên tử khối : Khái niệm, đơn vị và cách so sánh khối lượng của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác (20 nguyên tố đầu). 
2.Kỹ năng : 
- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cư thể.
3. Thái độ: 
- Mở rộng kiến thức hiểu biết khoa học, tạo hứng thú học tập bộ môn.
4. Trọng tâm:
- Khái niệm về nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử.
II. Chuẩn bị 
1. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên : Bảng 1/42 sgk phóng to. 
Học sinh : xem trước bài mới. 
2. Phương pháp dạy học : Thuyết trình, trực quan, phát vấn, thảo luận, thông báo.
III. Các hoạt động dạy và học: 
1/ Ổn định tổ chức lớp
Tg
8A1
8A2
8A3
8A4
1’
Vắng  phép 
Vắng  phép 
Vắng  phép 
Vắng  phép 
2/ Bài mới:
Tg
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung cơ bản
15’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
- Định nghĩa nguyên tố hoá học, Viết KHHH của các nguyên tố sau: Nhôm, Canxi, kẽm, magiê, bac, sắt 
- Hs sửa bài 1/20 sgk
- HS sửa bài 3/20 sgk
- Gv nhận xét, đánh giá cho điểm.
- 3 hs lên bảng làm bài tập
- Các bạn còn lại làm bài tập ra giấy nộp cho cô và nhận xét bài làm của bạn.
Giới thiệu bài mới: nguyên tử là những hạt vô cùng bé vậy ta phải cân nó như thế nào? Làm sao để tính khối lượng của nguyên tử ? ta vào bài học hôm nay để trả lời những câu hỏi đó. 
15’
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là nguyên tử khối
Gv yêu cầu HS Nhắc lại định nghĩa nguyên tử 
Nguyên tử có bán kính như thế nào?
-Người ta tiến hành cân khối lượng của 1 nguyên tử C thì thấy có trị số như thế nào?
GV thuyết trình : khối lượng của nguyên tử qúa nhỏ không tiện sử dụng vì vậy trong KHHH phải dùng cách riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tử 
-Người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử là đvC khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị C (Viết tắc là đvC) 
Cụ thể là người ta quy ước 
Cứ 1đvC cacbon = 1/12 khối lượng nguyên tử C 
12đvC -< 1 khối lượng nguyên tử C 
C= 12đvC. 
Gv yêu cầu Hs đưa ra khái niệm nguyên tử khối.
Cho Hs quan sát sơ đồ 
1 nguyên tử C = ? nguyên tử H 
vậy 1 nguyên tử H có khối lượng = bao nhiêu đvC
Dựa vào đvC người ta tính khối lượng của nguyên tử 
Ví dụ: C= 12 đvC, H = 1đvC
O = 16 đvC, Ca= 40đvC
Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng nhẹ của các nguyên tử
Trong các nguyên tử = nguyên tử nào nhẹ nhất 
Nguyên tử C, O, nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H 
khối lượng t’= đvC chỉ là khối lượng đối giữa các nguyên tử, người ta gọi là khối lượng này là nguyên tử khối
Mở sgk /43 nguyên tử khối của các nguyên tố (1 số nguyên tố )
Mỗi nguyên tố điều có 1 nguyêntử khối riêng biệt, vì vậy dựa vào nguyên tử khối của 1 nguyên tố chưa biết ta xác định được đó là nguyên tử nào.
- Hs : nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
- Nguyên tử có bán kính vô cùng nhỏ.
- Hs:12 nguyên tử H 
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (đvC) 
Hs ghi bài.
Ví dụ: khối lượng: của 1 nguyên tử H= 1đvC
-1đvC
H < C
O < Ca
II. Nguyên tử khối 
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (đvC). Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
- Mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon. 
Ví dụ: khối lượng: của 1 nguyên tử H = 1đvC
* Quy ước viết là H= 1đvC
10’
Hoạt động 3: Củng cố bài học
tên NT
KHHH
sốp
sốe
NTK
flo
19
3
* Hãy tính NTK của :
A, 3C + 2H = ? đvC
B, 2S + 3Na = ? đvC
C, 5H + 2 Cl = ? đvC
Gv nhận xét cho điểm HS
- Hs xung phong lên bảng làm bài tập lấy điểm. 
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
A, 3C + 2H = 3x 12 + 2x1 = 50 đvC
B, 2S + 3Na = 2x32 + 3x23= 133 đvC
C, 5H + 2 Cl = 5x1 + 35,5 x2= 40,5đvC 
4’
3. Nhận xét và Dặn dò công việc về nhà: 
a .nhận xét: 
- Đánh giá giờ học và rút kinh nghiệm cho giờ sau.
b.Dặn dò: 
 - Học bài trong phần ghi nhớ và làm bài về nhà 4,5,6,7,8 trang 20 
 - Chuẩn bị bài 6 “Đơn chất, hợp chất, phân tử”
IV/ Rút kinh nghiệm bài dạy:
 Ngày Soạn: 01/09/2010
Bài 8: ĐƠN CHẤT HỢP CHẤT –PHÂN TỬ(T1)
Tuần 4
Tiết 8
	 Ngày dạy: 03/09/2010
I. Mục đích yêu cầu 
1.Kiến thức : HS biết được:
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. 
2. Kỹ năng : 
- Quan sát mô hình, hình ảnh minh họa về 3 trạng thái của chất.
- Xác định được trạng thái vật lí cảu một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
3.Thái độ : 
- Mở rộng kiến thức hiểu biết khoa học, tạo hứng thú học tập bộ môn.
4. Trọng tâm:
- Khái niệm đơn chất, hợp chất, đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất.
II. Chuẩn bị 
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Hình vẽ mô hình các chất : kim loại đồng, khí oxi, khí hidrô, nước, muối ăn, phiếu học tập. 
b. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
2. Phương pháp dạy học : Dùng phương pháp đàm thoại, thuyết trình kết hợp với đồ dùng trực quan và hình vẽ. 
III. Các hoạt động dạy và học :
1/ Ổn định tổ chức lớp
Tg
8A1
8A2
8A3
8A4
1’
Vắng  phép 
Vắng  phép 
Vắng  phép 
Vắng  phép 
2/ Bài mới:
Tg
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung cơ bản
10’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
- Thế nào là nguyên tử khối? Cho biết nguyên tử R nặng gấp mấy lần nguyên tử Nitơ, tìm ký hiệu và tên gọi của Nguyên tố R 
- Một Hs sửa bài 5/20
- Một Hs sửa bài 8/20
GV chia bảng làm 3 
- GV kết luận cho điểm HS
- 3 HS lên bảng trình bày
- Nhận xét phần trình bày của bạn
Giới thiệu mới: Để biết được đơn chất là gì, hợp chất là gì, Trật tự sắp xếp các nguyên tử trong đơn chất hợp chất như thế nào ta vào bài học hôm nay.
25’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn chất hợp chất
-Chất tạo nên từ đâu ? 
-Gv mỗi loại nguyên tử là 1 nguyên tố hoá học, vậy ta có thể nói chất được tạo nên từ nguyên tố hoá học được hay không? 
Tuỳ theo, có chất được tạo nên chỉ từ 1 NTHH, có chất được tạo nên từ 2 hay 3 NTHH.
-Gv Treo tranh vẽ mô hình tưởng tựơng mẫu đơn chất (H2, Oxi) và mẫu hợp chất (Nước, muối ăn )
-Em nhận xét mẫu đơn chất được tạo nên từ mấy nguyên tố? mẫu hợp chất được tạo nên từ mấy nguyên tố ?
- Vậy Thế nào là đơn chất 
Thế nào là hợp chất ?
Cho ví dụ ?
Gv Giới thiệu phầm phân loại đơn chất gồm Kim Loại và Phi kim 
(Giới thiệu bảng 1/sgk/42)
-Gv giới thiệu phần phân loại hợp chất : Hợp chất vô cơ 
Hợp chất hữu cơ 
Yêu cầu Hs làm bài 3/26
Gv từ các mô hình ở trên chỉ ra sự sắp xếp cũng như liên kiết của Nguyên tử trong mỗi mẫu đơn chất. 
Đơn chất : các nguyên tử Kim Loại sắp xếp khít nhau và theo thứ tự nhất định, các nguyên tử Phi kim liên kết với nhau theo 1 số nhất định và thường là 2.
Hợp chất : các nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và thứ tự nhất định. 
-HS thảo luận nhóm nhỏ (2bạn) 3’ rồi trả lời
-Nguyên tử 
được 
- Mỗi mẫu đơn chất chỉ gồm một loại nguyên tử (1 nguyên tố hoá học)
-Mỗi mẫu hợp chất gồm hai loại nguyên tử trở lên ( 2 NTHH trở lên)
1 nguyên tố (1loại nguyên tử)
2 nguyên tố (2loại nguyên tử )
-Đơn chất : là những chất được tạo nên từ 1NTHH 
-Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 NTHH trở lên. 
-HS nghe kết luận và ghi vào vở. 
-Hs làm bài tập. 
Và nếu sai thì gọi 1 Hs khác sửa. 
Hs nhận xét 
I/Đơn chất và hợp chất
Đơn chất
Hợp chất
Định
nghĩa
Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 NTHH
-khí hiđro, khí clo, khí oxi.
Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên. 
-Nước, muối ăn, axiclohiđric.
Phân loại
Đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
+ Hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ.
Đặc điểm cấu tạo
+ Đơn chất kim loại: các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự nhất định. 
+ đơn chất phi kim: các nguyên tử liên kết với nhau theo số nhất.
+ Các nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và 1 thứ tự nhất định. 
5’
Hoạt động 3: Củng cố bài học
Gv tổ chức cho hs học nhóm để làm bài luyện tập sau: gv treo bảng phụ. 
PH1: điển những thích hợp vào chỗ trống “khí hiđro, khí clo, khí oxi là những  đều tạo nên từ  Nước, muối ăn, axiclohiđric là những  đều tạo nên từ haitrong hành phần hoá học của nước và axitlohiđric đều có chung còn muối ăn và axit clohdric lại có chung một ”
- hs xung phong lên bảng làm bài lấy điểm. 
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Đơn chất, NTHH, hợp chất, hai NTHH, nguyên tố hiđro, nguyên tố clo.
4’
3/Nhận xét và Dặn dò công việc về nhà : 
a .nhận xét: 
- Đánh giá giờ học và rút kinh nghiệm cho giờ sau.
b.Dặn dò: 
 - Học bài trong phần ghi nhớ và làm bài về nhà 1,2,3 trang 26.
 - Chuẩn bị bài 6 “đơn chất, hợp chất, phân tử” phần III.IV giờ sau tiếp tục học.
IV/ Rút kinh nghiệm bài dạy:

File đính kèm:

  • docTuan 4 tiet 78 chuan KTKN hoa 8.doc