Giáo án Hóa học 8 Bài 4: nguyên tử

I. MỤC TIÊU: này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.

 - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.

 - Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.

 - Vỏ nguyên tử gồm các eletron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp.

 - Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện.

2. Kĩ năng:

 - Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na).

3. Thái độ:

 - Có thái độ yêu thích học bộ môn hoá học.

4. Trọng tâm:

 - Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electrron

 - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron

5. Năng lực cần hướng tới:

- năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa hoc vào trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên và học sinh:

a. Gíáo viên: - Mô hình nguyên tử của một số nguyên tử thường gặp.

 - Chuẩn bị một số bảng phụ bài tập.

b. Học sinh: - Xem bài mới trước khi lên lớp.

2. Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 Bài 4: nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 	 Ngày soạn: 24/08/2014
Tiết : 5	 	 Ngày dạy : 09/09/2014
Bài 4: NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU: này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
 Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.
 - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.
 - Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.
 - Vỏ nguyên tử gồm các eletron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp.
 - Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện.
2. Kĩ năng:
 - Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na).
3. Thái độ:
 - Có thái độ yêu thích học bộ môn hoá học.
4. Trọng tâm:
 - Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electrron 
 - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron
5. Năng lực cần hướng tới:
- năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa hoc vào trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh:
a. Gíáo viên: - Mô hình nguyên tử của một số nguyên tử thường gặp.
 - Chuẩn bị một số bảng phụ bài tập.
b. Học sinh: - Xem bài mới trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: - Trực quan, vấn đáp
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 8A1:..........................................................................................................
 8A2:.......................................................................................................... 
 8A3:.......................................................................................................... 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Nguyên tử là gì?(18’).
- GV: Các chất được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là nguyên tử. 
- GV: Vậy nguyên tử là gì?
- GV thuyết trình: Có hàng triệu chất khác nhau nhưng chỉ có trên một trăm loại nguyên tử.
- GV: Treo tranh mô hình một nguyên tử. Yêu cầu HS nêu cấu tạo của nguyên tử đó, từ đó rút ra kết luận nguyên tử được cấu tạo như thế nào? 
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết đặc điểm của hạt electron?
- GV: Nhận xét và bổ sung
- HS :Nghe giảng.
- HS trả lời: Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. 
- HS: Lắng nghe 
- HS : Trả lời : hạt nhân và vỏ electron.
-HS trả lời: 
Hạt electron mang điện tích âm (-1), có khối lượng vô cùng nhỏ (9,1095.10-28 g), kí hiệu: e
- HS: Nghe và ghi vở. 
I. NGUYÊN TỬ LÀ GÌ?
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện
- Nguyên tử gồm:
+ Một hạt nhân mang điện tích dương.
+ Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm.
+ Điện tích ; -1
+ Khối lượng vô cùng nhỏ (9,1095.10-28)
Hoạt động 2: Hạt nhân nguyên tử(15’).
- GV giới thiệu: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi 2 loại hạt là proton và nơtron.
- GV: Cho HS đọc thông tin SGK và nêu đặc điểm của từng loại hạt?
- GV: Nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đựơc gọi là nguyên tử cùng loại. 
- GV: Em có nhận xét gì về số proton và số electron trong nguyên tử?
- GV: Em hãy so sánh khối lượng của hạt electron với hạt proton, hạt notron?
- GV: Vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
- HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
- HS: Đọc thông tin và trả lời:
 + Hạt proton: Kí hiệu : p
Điện tích : dương 
Khối lượng:1,6726.10-24 gam
+ Hạt notron: Kí hiệu: n
Không mang điện.
Khối lượng: 1,6748.10-24 g
-HS: Số p = Số e
- HS: (gấp 10.000 lần).
-HS: Nghe, ghi vở.
II. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ:
- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơ tron
1. Hạt proton: (p)
Điện tích : dương 
2. Hạt nơtron(n)
Không mang điện 
- Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là các nguyên tử cùng loại
- Nguyên tử trung hoà về điện nên: 
 Số p = Số e
mnguyên tử = mhạt nhân = mp + mn
 4. Củng cố:(10') - Yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cần nhớ.
 - Yêu cầu HS làm BT1, 2 sgk.
5. Nhận xét và Dặn dò: (1’)
- Nhận xét thái độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh.
- Dặn học sinh làm bài tập 3SGK/ 15. Xem trước bài “nguyên tố hoá học”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuan 3 Hoa 8 Tiet 5 2014 2015.doc
Giáo án liên quan