Giáo án Hóa học 8 - Bài 24: Tính chất của oxi (Tiết 1) - Phạm Thị Kiều Nga

I- Mục đích

1- Kiến thức

- Nêu được tính chất vật lí của oxi

- Viết được phương trình phản ứng của oxi với lưu huỳnh và phốt pho

- Nhận biết được các hiện tượng xảy ra của phản ứng

2- Kĩ năng

- Làm được các bài tập tính toán hóa học

- Giải thích được các hiện tượng xảy ra của phản ứng hóa học

3- Thái độ

- Say mê tìm hiểu bài

- Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài

II- Chuẩn bị

- Giáo viên

+ Dụng cụ thí nghiệm: muôi sắt, diêm, đèn cồn, phiếu học tập.

+ Hóa chất: lưu huỳnh, phốt pho, bình chứa khí oxi

- Học sinh: không cần chuẩn bị gì thêm

 

docx7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3796 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Bài 24: Tính chất của oxi (Tiết 1) - Phạm Thị Kiều Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
CHƯƠNG 4: OXI – KHÔNG KHÍ
Bài 24: Tính chất của oxi (Tiết 1)
I- Mục đích
1- Kiến thức
Nêu được tính chất vật lí của oxi
Viết được phương trình phản ứng của oxi với lưu huỳnh và phốt pho
Nhận biết được các hiện tượng xảy ra của phản ứng
2- Kĩ năng	
Làm được các bài tập tính toán hóa học
Giải thích được các hiện tượng xảy ra của phản ứng hóa học
3- Thái độ
Say mê tìm hiểu bài
Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài
II- Chuẩn bị
- Giáo viên
+ Dụng cụ thí nghiệm: muôi sắt, diêm, đèn cồn, phiếu học tập.
+ Hóa chất: lưu huỳnh, phốt pho, bình chứa khí oxi
- Học sinh: không cần chuẩn bị gì thêm 
III- Tiến hành dạy học
1- Kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3- Bài mới: Tính chất hóa học của oxi (Tiết1)
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức về nguyên tố và phân tử oxi (5 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
? Hãy cho biết oxi thuộc loại chất gì, kí hiệu hóa học, công thức hóa học, nguyên tử khối, phân tử khối
? Hãy nhận xét bạn.
? Oxi tồn tại dạng đơn chất hay hợp chất, lấy VD minh họa
- Học sinh trả lời
- Học sinh khác nhận xét 
- Oxi tồn tại dạng đơn chất trong không khí, dạng hợp chất trong các quặng kim loại, ghỉ kim loại, (CuO, FeO,Al2O3)
* Nhắc lại kiến thức
Chất: Đơn chất phi kim
Kí hiệu hóa học: O
Công thức hóa học: O2
Nguyên tử khối: 16
Phân tử khối : 32
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của oxi (10 phút)
? Hãy quan sát bính chứa oxi và cho biết trạng thái, màu sắc, mùi
- Biết ở 200C
+ 1 lít nước hòa tan được 31 ml khí O2
+ 1 lít nước hòa tan được 700 l khí ammoniac
? Hãy so sánh khả năng hòa tan trong nước của oxi và ammoniac
? Nhận xét gì về khả năng tan trong nước của oxi.
? Để so sánh khối lượng của oxi so với không khí dựa vào yếu tố nào.
? Hãy tính tỉ khối của oxi so với không khí và rút ra nhận xét
- Bằng thực nghiệm biết được nhiệt độ hóa lỏng của khí oxi là
 -1830C
? Hãy rút ra kết luận tính chất vật lí của oxi
- Học sinh quan sát và nhận xét:
- Học sinh lắng nghe 
- Học sinh so sánh: Khí oxi tan trong nước ít hơn khí amoniac
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời: Dựa vào tính tỉ khối
- Học sinh lên bảng tính
- HS lắng nghe
- Học sinh rút ra kết luận: 
Oxi là 1 chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, nhiệt độ hóa lỏng 
-1830C
I- Tính chất vật lí
 1- Quan sát
Trạng thái: khí
Màu sắc: không màu
Mùi: không mùi
 2- Trả lời câu hỏi
 ? Khả năng tan trong nước của khí oxi.
=> Khí oxi tan rất ít trong nước
? doxi/không khí = MO229=3229>1
=> Oxi nặng hơn không khí
 3- Kết luận (SGK/81)
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi (tác dụng với lưu huỳnh, với phốt pho) (20 phút)
? Hãy đọc cách tiến hành trong SGK
? Cho biết dụng cụ và hóa chất của thí nghiệm.
- Vẽ thí nghiệm lên bảng 
? Nêu cách quan sát
- Làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh quan sát
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được.
? Hãy giải thích vì sao có sự khác nhau đó
? S cháy trong không khí do tác dụng với chất nào
? Hãy viết phương trình phản ứng của S khi cháy trong không khí và trong oxi 
* Biết khí tạo thành là khí sunfurơ có CTHH là SO2
- Học sinh đọc cách tiến hành trong SGK
- Học sinh trả lời: 
+ dụng cụ: đèn cồn, diêm, muôi sắt.
+ hóa chất: lưu huỳnh, bình oxi
- Học sinh trả lời: quan sát màu ngọn lửa và so sánh 2 hiện tượng khi đốt S ngoài không khí và trong bình oxi
- Học sinh theo dõi cô làm thí nghiệm
- Học sinh nêu hiện tượng
+ S cháy ngoài không khí ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt
+ S cháy trong bình oxi mãnh liệt hơn
- HS giải thích: do lượng oxi trong bình nhiều hơn lượng oxi trong không khí nên phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn
- HS trả lời: Do S tác dụng với oxi trong không khí.
- HS lên bảng viết PTPU
II- Tính chất hóa học
 1- Tác dụng với phi kim
 a- Với lưu huỳnh 
 * Thí nghiệm:
* Hiện tượng:
S cháy ngoài không khí:
S cháy trong bình oxi
 * PTHH:
S+O2t0SO2
? Hãy đọc cách tiến hành trong SGK
? Cho biết dụng cụ và hóa chất của thí nghiệm.
- Vẽ thí nghiệm lên bảng 
? Nêu cách quan sát
- Làm thí nghiệm và yêu cầu học sinh quan sát
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được.
? Hãy giải thích vì sao có sự khác nhau 
? Chứng tỏ P cháy trong không khí do tác dụng với chất nào
- Lắc bình khí oxi và thả mẩu quỳ
? Cho biết hiện tượng quan sát được
? Thí nghiệm đó chứng tỏ điều gì về tính chất của khói trắng đó.
- Và những chất làm đổi màu quỳ gọi là axit sẽ được học kĩ hơn ở lớp 9
? Hãy viết phương trình phản ứng của P khi cháy trong không khí và trong bình oxi.
- Học sinh đọc cách tiến hành trong SGK
- Học sinh trả lời: 
+ dụng cụ: đèn cồn, diêm, muôi sắt.
+ hóa chất: phốt pho, bình oxi
- Học sinh trả lời: quan sát màu ngọn lửa và so sánh các hiện tượng khi đốt P ngoài không khí, trong bình oxi và P tác dụng với oxi ở điều kiện thường
- Học sinh theo dõi cô làm thí nghiệm
- Học sinh nêu hiện tượng
+ P cháy ngoài không khí ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt
+ P cháy trong bình oxi với ngọn lửa sang chói, có khói màu trắng bám vào thành bình. 
- Học sinh giải thích: do lượng oxi trong bình nhiều hơn lượng oxi trong không khí nên phản ứng xảy ra mãnh liệt hơn
- HS trả lời: Do P tác dụng với oxi trong không khí.
- HS quan sát cô làm thí nghiệm
- HS trả lời: Lớp khói màu trắng tan dần và quỳ chuyển sang màu đỏ
HS trả lời: Chứng tỏ khói trắng đó phản ứng hóa học với nước tạo thành chất mới làm đổi màu quỳ
- HS lắng nghe
- HS lên bảng viết PTPU
b- Với phốt pho
 * Thí nghiệm:
 * Hiện tượng:
P cháy ngoài không khí
P cháy trong bình oxi
* PTPU:
4P+5O2⟶2P2O5
IV- Củng cố kiến thức (7 phút)
Chia lớp thành 4 nhóm 
Phổ biến nội dung hoạt đông nhóm là hoàn thành phiếu học tập
Phát phiếu đến từng nhóm và yêu cầu học sinh hoàn thành trong 3 phút
Thu phiếu học tập, chữa bài và chấm điểm cho từng nhóm
* Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
I- Khoanh tròn vào đáp án đúng
 1- Tính chất vật lí nào không phải của oxi
Oxi là chất khí không màu, không mùi
Oxi tan rất ít trong nước
Oxi nhẹ hơn không khí
Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -1830C
 2- Phương trình hóa học đúng là:
S+2O⟶SO2
S2+2O2⟶2SO2
S+O2⟶SO2
S2+O2⟶S2O2
 3- Photpho cháy trong oxi theo PTPU:
P+O2⟶PO2
P2+O2⟶P2O2
4P+5O2⟶2P2O5
2P2+5O2⟶P2O5
P+O2⟶P2O5
 II- Điền Đ – S vào các câu sau:
1- S và P cháy ngoài không khí mãnh liệt hơn trong bình chứa khí O2. 
2- S cháy trong bình chứa khí O2 tạo khói màu trắng tan được trong nước. 
3- P cháy mãnh liệt trong bình chứa khí O2 với ngọn lửa sang chói. 
4- S cháy trong bình chứa khí O2 với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt. 
V- Hướng dẫn về nhà (3 phút)
- Học tính chất vật lí và các tính chất hóa học đã học của oxi.
- Đọc trước 2 tính chất tiếp theo của oxi.
- Thu khí metan dưới bùn ao để chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docxhoa 8 tinh chat hoa hoc cua oxi.docx
Giáo án liên quan