Giáo án Hóa học 8 - Bài 12: Sự Biến Đổi Chất

I/ Mục tiêu :

1) Kiến thức:

- HS biết cách phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học

2) Kỹ năng:

- Phân biệt được các hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học trong tự nhiên và đời sống.

3) Thái độ:

II / Phương pháp : Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm.

III/ Phương tiện dạy học :

a) GV : một số hoá chất và dụng cụ sau : Bột sắt, lưu huỳnh, đường, ống nghiệm, giá đun, đèn cồn . . . .

b) HS : CB trước nội dung theo SGK.

IV/ Tiến hành bài giảng :

1/ *Ổn Định Tổ Chức Lớp: 1

* KTBC: 5

- Câu 1: Nhận xét bài kiểm tra

*Mở Bài: 2

 - Chương vừa qua chúng ta tìm hiểu về chất, nguyên tử, nguyên tố, phân tử, cách tính hoá trị nguyên tố và cách lập CTHH của hợp chất. Chúng ta đã biết mọi chất, mọi vật thể trên đời đều được cấu tạo từ những nguyên tử vô cùng nhỏ bé. Tiết này chúng ta chuyển sang nghiên cứu về sự biến đổi của chất và bản chất của quá trình biến đổi ấy.

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 5964 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Bài 12: Sự Biến Đổi Chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 
Tuần : 09
Tiết PTCT : 17
Chương 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC 
Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I/ Mục tiêu :
1) Kiến thức:
HS biết cách phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
2) Kỹ năng:
Phân biệt được các hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học trong tự nhiên và đời sống.
3) Thái độ:
II / Phương pháp : Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm.
III/ Phương tiện dạy học :
a) GV : một số hoá chất và dụng cụ sau : Bột sắt, lưu huỳnh, đường, ống nghiệm, giá đun, đèn cồn . . . .
b) HS : CB trước nội dung theo SGK.
IV/ Tiến hành bài giảng :
1/ *Ổn Định Tổ Chức Lớp: 1’
* KTBC: 5’
Câu 1: Nhận xét bài kiểm tra
*Mở Bài: 2’
	- Chương vừa qua chúng ta tìm hiểu về chất, nguyên tử, nguyên tố, phân tử, cách tính hoá trị nguyên tố và cách lập CTHH của hợp chất. Chúng ta đã biết mọi chất, mọi vật thể trên đời đều được cấu tạo từ những nguyên tử vô cùng nhỏ bé. Tiết này chúng ta chuyển sang nghiên cứu về sự biến đổi của chất và bản chất của quá trình biến đổi ấy.
2/ Phát triển bài :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS 
Nội dung
15’
15’
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS Đọc SGK , quan sát tranh SGK vàcho biết có hiện tượng gì trong 2 thí nghiệm ở phần I .
- Chất biến đổi như thế nào ?
- Chất mới có sinh ra không ?
+ GV nhận xét bổ sung và hướng dẫn HS rút ra kết luận về hiện tượng vất lý.
Chuyển ý : 
Hoạt động 2:
- GV tiến hành biểu diễn thí nghiệm 1 theo SGK và hướng dẫn HS quan sát.
+ Trộn hỗn hợp và thử với nam châm.
+ Đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn trong ống nghiệm.
+ Thử tính chất sản phẩm.
- sau thí nghiệm Gv yêu cầu HS trà lời :
+ Có hiện tượng gì xãy ra khi chưa đun hh ?
+ khi đun các em thấy có hiện tượng gì ?
+ Sau khi đun xong chất trong ống nghiệm có bị nam châm hút không ?
+ Vì sao nó không bị nam châm hút ?
- GV nhận xét các câu trả lời và tổng kết, sau đó cho thực hiện TH 2 SGK.
+ Tương tự TN 1 GV tiến hành hướng dẫn HS thực hiện vá quan sát sau đó giúp các em rút ra kết luận
- Qua 2 TN GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về hiện tượng hoá học
HS Đọc SGK và Quan sát tranh trả lời:
Có sự biến đổi chất xãy ra.
Chỉ là sự biến đổi về trang thái tồn tại
Không sinh ra chất mối
+ HS rút ra kết luận theo sự gợi ý hướng dẫn của GV.
- HS theo dõi, quan sát thí nghiệm của GV.
+ Sắt bị hút khỏi hỗn hợp.
+ Hỗn hợp sáng lên.
+ Sau khi đun xong chất trong ống nghiệm Không bị nam châm hút 
+ Sắt và lưu huỳnh bị biến đổi thành chất khác
- HS tiến hành thí nghiệm 2 theo sự hướng dẫn của GV và quan sát kết quả thí nghiệm
- Sau 2 Thí nghiệm HS rút ra kết luận về hiện tượng hoá học theo gợi ý của GV.
I. Hiện tượng vật lý:
Là hiện tượng biến đổi chất mà vẩn giử nguyên chất ban đầu, chất chỉ thay đổi trạng thái tồn tại mà thôi.
VD: 
Nước đá → Nước lỏng → Hơi nước .
Sau quá trình biến đổi, nước vẩn là nước.
II. Hiện tượng hoá học:
- Là hiện tượng biến đổi chất mà có sinh ra chất mới.
- Sau quá trình biến đổi chất không còn là chất ban đầu nữa mà đã trở thành chất khác.
VD: 
+ Sắt bị hút khỏi hỗn hợp.
+ Hỗn hợp sáng lên.
+ Sau khi đun xong chất trong ống nghiệm Không bị nam châm hút 
+ Sắt và lưu huỳnh bị biến đổi thành chất khác.
Sau khi biến đổi các chất ban đầu không còn nửa.
3/ Củng cố : 2’
	- Yêu cầu HS cho ví dụ về HTVL và HTHH
4/ Kiểm tra , đánh giá : 4’
	- So sánh sự khác nhau giữa hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học
- Câu 2 SGK
- Nhận xét tiết học của học sinh.
5/ Dặn dò: 1’
- Học bài , làm bài tập 1, 2, 3 SGK vào vở bài tập. Đọc và nghiên cứu trước bài phản ứng hoá học
6 / Rút Kinh Nghiệm
 .
 .

File đính kèm:

  • docPhan ung hoa hoc.doc
Giáo án liên quan