Giáo án Hóa học 8 (3 cột) - Chương trình tự chọn

I-MỤC TIÊU.

1.Kiến thức.

-Củng cố lại kiến thức đã học về nguyên tử,để HS nắm vững hơn các khái niệm:Nguyên tử,nguyên tử khối,vẽ được sơ đồ nguyên tử khi biết số Proton.

2.Kỹ năng.

-Bước đầu HS làm quen với vẽ sơ đồ nguyên tử.

-Rèn HS cách tìm nguyên tử khối và tra bảng /SGK/42.

3.Thái độ.

-Giáo dục lòng yêu thích môn học.

II-CHUẨN BỊ.

-GV: +Sơ đồ các nguyên tử H,O,N.

 +Bảng phụ.

-HS: Ôn lại bài: Chất,nguyên tử.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 8 (3 cột) - Chương trình tự chọn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3: Mỗi ý đúng 1 điểm
lần (Mg nặng hơn 2 lần nguyên tử C)
lần (Mg nhẹ hơn lần nguyên tử S)
Câu 4: *Lập CTHH:
-Viết công thức chung: ( 0,5 điểm )
-Theo quy tắc: ( 0,5 điểm )
-Chuyển thành tỉ lệ: ( 0,5 điểm )
 => ( 0,5 điểm )
-Công thức hóa học của hợp chất: Fe2O3 ( 0,5 điểm )
*ý nghĩa của CTHH:
-Fe2O3 do hai nguyên tố là Fe và O tạo ra ( 0,5 điểm )
-Có 2 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử O trong 1 phân tử ( 0,5 điểm )
-Phân tử khối bằng: 56.2 + 16.3 = 160 (đvC) ( 0,5 điểm )
2.Bài mới.
GTB:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (10’).
-GV: Gọi HS nhắc lại k/n hoá trị.
-Gọi HS nhắc lại quy tắc hoá trị và viết biểu thức quy tắc.
-GV: Gọi HS nêu cách lập công thức hoá học.
-GV: Nhận xét-Tổng kết.
-Nhắc lại.
-Nhắc lại nội dung quy tắc và viết biểu thức.
-Nêu cách lập công thức hoá học.
-Chú ý nghe.
I.Ôn lý thuyết.
-Khái niệm hoá trị (SGK/35).
-Quy tắc (SGK/36).
-Biểu thức: x . a = y . b
-Lập công thức hoá học.
+Giả sử công thức cần tìm là: AxBy .
+áp dụng quy tắc hoá trị.
+Chuyển thành tỉ lệ.
+Thay chỉ số tìm được vào công thức cần tìm.
Hoạt động 2: Bài tập (15’).
-GV: Yêu cầu HS làm bài tập 10.3/SBT/13 vào vở.
-GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài (Mỗi HS 2 công thức hoá học).
-GV: Gọi HS khác nhận xét.
-GV: Nhận xét và chữa (nếu sai).
-GV: Gọi 2 HS lên làm bài tập 10.6/SBT/13 và yêu cầu HS còn lại làm vào vở:
+HS1:Si(IV); H(V) và C.
+HS2: Fe(III); Br(I) và N(III).
-GV: Gọi HS khác nhận xét.
-GV: Nhận xét và chữa (Nếu sai).
-GV: Gọi HS đọc đề bài tập 10.8/SBT/13 và yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
+Gọi 1 HS trả lời.
+GV: Nhận xét.
-Làm bài tập vào vở (4’).
-2HS lên bảng làm bài tập.
-Nhận xét.
-Nghe,sửa(Nếu sai).
-2HS lên bảng làm bài tập.
-Cả lớp làm bài tập vào vở (4’).
-Nhận xét.
-Nghe,sửa (Nếu sai).
-Đọc đề bài.
-Làm bài vào vở
(3’).
-Trả lời.
-Chú ý nghe.
II.Bài tập.
-Bài tập 10.3/SBT/13.
HCl: H – Cl
H2O: H – O – H
NH3: H – N – H
 H
 H
CH4: H – C – H
 H 
-Bài tập 10.6/SBT/13.
Si (IV) và H:
+Giả sử công thức cần tìm SixHy
+Ta có: x . IV = y . I
+Tỉ lệ: = = SiH4
P (V) và O:
+Giả sử công thức cần tìm là: PxOy
+Ta có: x . V = y . II
+Tỉ lệ: = = P2O5.
Fe (III) và Br (I):
-Giả sử công thức cần tìm là: FexBry
-Ta có: x . III = y . I
-Tỉ lệ: = = FeBr3.
Ca và N (III):
-Giả sử công thức cần tìm là: CaxNy
-Ta có: x . II = y . III
-Tỉ lệ: = = Ca3N2.
-Bài tập 10.8/SBT/13
+ý D ; Cr2(SO4)3
Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò (4’).
-GV: Gọi HS nhắc lại:
1.Quy tắc hoá trị.
2.Cách lập công thức hoá học.
-GV: Dặn HS làm bài tập 10.1;10.2;10.4;10.5 và 10.7/SBT/12,13.
-Nhắc lại
-Làm bài tập theo lời dặn của GV.
Lớp: 8A Tiết TKB:.Ngày soạn..Ngày dạy.Sĩ số.Vắng
Lớp: 8B Tiết TKB:.Ngày soạn..Ngày dạy.Sĩ số.Vắng
 Tiết 5: sự biến đổi chất
I-mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Củng cố lại kiến thức của bài sự biến đổi chất: Hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học.
-HS biết vận dụng kiến thức làm bài tập.
2.Kỹ năng.
-Tiếp tục rèn kỹ năng phân tích,nhận biết đâu là hiện tượng vật lý đâu là hiện tượng hoá học.
3.Thái độ.
-Giáo dục ý thức học tập,vận dụng kiến thức đã học vào áp dụng thực tế.
II-chuẩn bị.
-GV: Thí nghiệm.
+Dụng cụ: Đèn cồn,cốc thuỷ tinh,lưới aniăng,kiềng đun,muôi sắt.
+Hoá chất: H2O,muối,bột S.
-HS: xem lại bài.
III-tiến trình lên lớp.
1.Kiểm tra bài cũ (10’).
-GV: Kiểm tra lý thuyết HS1:
Hỏi: Nêu quy tắc hoá trị và viết biểu thức.
-GV: Gọi HS2:
Chữa bài tập 10.7/SBT/13.
-GV: Nhận xét và chấm điểm.
-HS1: Trả lời lý thuyết/SGK/36.
-HS2: Chữa bài tập 10.7/SBT/13.
Ba(OH)2 ; Al(NO3)3.
CuCO3 ; Na3PO4.
2.Bài mới.
GTB:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (12’).
-GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo các bước sau:
+Lấy muối hoà vào cốc nước.
+Đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
-Gọi HS nhận xét và nêu hiện tượng vật lý.
-GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo các bước sau:
+Lấy bột lưu huỳnh đốt trên ngọn lửa đèn cồn.
+Yêu cầu HS quan sát màu sắc và hiện tượng trước và sau phản ứng.
-Gọi HS nhận xét và kết luận.
-GV: Gọi HS nêu dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học.
-Làm thí nghiệm.
-Nêu nhận xét và kết luận về hiện tượng vật lý.
-Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
-Quan xát màu sắc trước và sau phản ứng.
-Nghe và kết luận.
-Nêu dấu hiệu nhận biết.
I.Ôn tập lý thuyết.
1.Hiện tượng vật lý:
-Sơ đồ:
 Muối Muối Muối
 (rắn) (lỏng) (rắn)
-K/N: Hiện tượng vật lý:SGK/45.
2.Hiện tượng hoá học.
-K/N: Hiện tượng hoá học: SGK/47.
-Dấu hiệu nhận biết hiện tượng vật lý,hiện tượng hoá học là có chất mới sinh ra hay là không.
Hoạt động 2: Bài tập (20’).
-GV: Gọi HS đọc đề bài tập 12.2/SBT/15.
-GV: Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
-GV: Gọi HS trả lời.
-GV: Nhận xét.
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài tập sau:
Bài tập 1: Khi đốt nến có sự biến đổi sau:
a.Nến cháy lỏng thấm vào bấc.
b.Nến lỏng chuyển thành hơi.
c.Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbonit dioxit và hơi nước.
+Trong các giai đoạn trên giai đoạn nào có sự biến đổi hoá học:
A.a; B.a,b; C.b,c; D.c
-GV: Gọi HS trả lời.
-GV: Gọi HS giải thích vì sao lựa chọn như thế.
-GV: Nhận xét.
-GV: Phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài.
Bài tập 2: Khi quan sát 1 hiện tượng,dựa vào đâu em có thể dự đoán được nó là hiện tượng hoá học,trong đó có phản ứng hoá học xảy ra:
A.Nhiệt độ phản ứng.
B.Tốc độ phản ứng.
C.Chất mới sinh ra.
D.Tất cả đều sai.
-GV: Gọi đại diện nhóm trình bày.
-GV: Nhận xét. 
-Đọc đề bài.
-Làm bài tập vào vở (5’).
-Trả lời.
-Nghe,sửa(nếu sai)
-Đọc kỹ đề bài và suy nghĩ làm bài (3’).
-Trả lời.
-Giải thích sự lựa chọn.
-Nghe.
-Thảo luận nhóm và làm bài tập (5’).
-Đại diện nhóm trình bày.
-Chú ý nghe.
II.bài tập.
Bài tập 12.2/SBT/15.
-Hiện tượng vật lý: ý a,b
+Vì a: Dây sắt tán thành đinh vẫn là sắt.
+Vì b: Hoà Axit axetic vào nước được dung dịch Axit axetic(Chỉ pha loãng chất vẫn là Axit axetic).
-Hiện tượng hoá học: c và d.
+Vì c: Vành xe đạp bằng sắt bị gỉ có màu nâu đỏ(Từ sắt chuyển thành sắt Oxit).
+Vì d: Rượu chuyển thành giấm chua(Sinh ra chất mới).
Bài tập 1.
-Trong các giai đoạn trên sự biến đổi hoá học là D.
Bài tập 2.
-ý C: Mỗi chất có những tính chất nhất định,nên nếu có chất mới sinh ra thì phải có một số tính chất mới không giống tính chất ban đầu,khi quan sát hiện tượng nếu có chất mới sinh ra thì dự đoán đó là hiện tượng hoá học,trong đó có phản ứng hoá học.
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (3’).
-Gọi HS đọc kết luận chung SGK.
-Dặn HS học bài và làm bài tập trong SBT.
-Đọc K/luận SGK.
-Nghe- thực hiện.
Lớp: 8A Tiết TKB:.Ngày soạn..Ngày dạy.Sĩ số.Vắng
Lớp: 8B Tiết TKB:.Ngày soạn..Ngày dạy.Sĩ số.Vắng
 Tiết 6: Phản ứng hoá học
I-mục tiêu.
1.Kiến thức.
-Củng cố kiến thức lý thuyết về phản ứng hoá học cho HS.
-Biết ứng dụng vào làm các bài tập đơn giản.
2.Kỹ năng.
-Tiếp tục rèn kỹ năng đọc và viết phương trình chữ.
3.Thái độ.
-Tiếp tục giáo dục lòng yêu thích môn học.
II-chuẩn bị.
-GV: Bảng phụ,sơ đồ hình 2.5/SGK/48.
-HS: Xem lại bài.
III-tiến trình lên lớp.
1.Kiểm tra bài cũ (5’).
-GV: Kiểm tra lý thuyết:
Hỏi: Nêu khái niệm,hiện tượng vật lý,hiện tượng hoá học,lấy ví dụ minh hoạ?.
-GV: Nhận xét và chấm điểm.
-HS: Trả lời lý thuyết/SGK/48 và lấy ví dụ minh hoạ.
2.Bài mới.
GTB:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết (15’).
-GV: Gọi HS nêu định nghĩa phản ứng hoá học.
-Goi HS viết phương trình chữ khi cho nhôm tác dụng với oxi.
-GV: Nhận xét.
-GV: Treo sơ đồ H2.5/SGK/48 và yêu cầu HS trình bày bản chất của phản ứng hoá học.
-GV: Gọi HS khác nhận xét.
-GV: Nhận xét.
-GV: Hỏi làm thế nào để nhận biết có phản ứnh hoá học xảy ra ?.
-GV: Gọi HS khác nhận xét.
-GV: Nhận xét.
-GV: Hỏi làm thế nào để nhận biết có phản ứnh hoá học xảy ra ?.
-Nêu định nghĩa.
-Viết phương trình.
-Quan xát,nghe.
-Lên bảng trình bày bản chất của phản ứng háo học trên sơ đồ.
-Nhận xét.
-Chú ý nghe.
-Trả lời.
-Nhận xét.
-Chú ý nghe.
-Trả lời.
I.Ôn lý thuyết.
-Định nghĩa SGK/48.
-Phương trình:
Nhôm + OxiNhômOxit
-Bản chất của phản ứng hoá học: SGK/49.
-Phản ứng hoá học xảy ra khi:
1.Tiếp xúc với nhau.
2.Có trường hợp cần đun nóng.
3.Có trường hợp cần chất xúc tác.
-Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra là: Có chất mới được tạo thành.
Hoạt động 2: Bài tập (20’).
-GV: Treo bảng phụ ghi đề bài tập 1 và yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
Bài tập 1:Trong 1 phản ứng hoá học,các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng:
A.Số ngtử của mỗi ngtố.
B.Số ngtử trong mỗi chất.
C.Số ptử của mỗi chất.
D.Số ngtố tạo ra chất.
-GV: Gọi 1 HS trả lời.
-GV: Nhận xét.
-GV: Gọi HS đọc bài tập 13.2/SBT/16 và yêu cầy HS làm bài vào vở.
-GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
-GV: Gọi HS khác nhận xét.
-GV: Nhận xét và chữa (Nếu sai).
-GV: Gọi HS đọc bài tập 13.6/SBT/17 và yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
-GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập.
-GV: Nhận xét và chữa (Nếu sai).
-Đọc đề và suy nghĩ và làm bài vào vở.
-Trả lời.
-Chú ý nghe.
-Làm bài tập vào vở (7’).
-Lên bảng làm bài
-Nhận xét.
-Nghe,sửa(nếu sai).
-Đọc đề bài tập và làm bài tập vào vở (5’).
-1HS lên bảng làm bài tập.
-Chú ý nghe và sửa (Nếu sai).
II.Bài tập.
Bài tập 1:
A.Số ngtử của mỗi ngtố.
Bài tập 13.2/SBT/16
a.Chất phản ứng: Khí Hiđro,khí Clo.
Sản phẩm: Axit clohiđric.
b.Trước phản ứng: Hai ngtử H liên kết với nhau,hai ngtử Clo liên kết với nhau.
Sau phản ứng: Mỗi ngtử H liên kết với một ngtử Cl
-Ptử H2 và Cl2 biến đổi.
-Ptử HCl được tạo ra.
c.Trước và sau phản ứng số ngtử mỗi ngtố không thay đổi.
Bài tập : 13.6/SBT/17.
a.Tạo ra chất rắn không tan.
b.Canxi Hiđroxit + Khí cacbon đioxit Canxi cacbonat + Nước.
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò (5’).
-GV: Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài.
1.Đ/n phản ứng hoá học.
2.Bản chất của phản ứng hoá học.
3.Khi nào phản ứng xảy ra.
4.Làm thế nào nhận biết được phản ứng hoá học.
-GV: Dặn HS học bài và làm bài tập ở SBT.
-Nhắc lại.
-Làm theo lời dặn của giáo viên.
Lớp: 8A Tiết TKB:.Ngày soạn..Ngày dạy.Sĩ số.

File đính kèm:

  • docHoa 8 TC hay.doc