Giáo án Hóa học 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 HS nắm được:

 - Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.

 - Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

 - Phương pháp để học tốt môn hóa học.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát, phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.

3.Thái độ:

 Có thái độ yêu thích môn học, tính cẩn thận trong thực hành TN.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: * Dụng cụ: Khay nhựa, ống nghiệm to,ống nghiệm nhỏ.

 * Hoá chất: Dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4 , Axít HCl, đinh sắt.

2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.

3.Phương pháp: Hoạt đông nhóm, trực quan, đàm thoại.

III. Tiến trình lên lớp:

1. ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:(không kiểm tra)

3. Bài mới:

 *Mở bài.

 Các hoạt động:

doc74 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyờn tố K, C, O tạo nờn.
- Trong một phõn tử Y cú 2K, 1C và 3O.
- Phõn tử khối của Y là : 39. 2 + 12 + 16 . 3 = 138 đvC.
====================================================================
Tuần 9 Ngày soạn: 13/10/2010
Tiết 17 Ngày dạy: 22/10/2010
Chương II. Phản ứng hóa học
Bài 12. sự biến đổi chất
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức: 
HS biết được :
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
2. Kỹ năng: 
	- Rèn luyện một số thao tác thí nghiệm và rèn luyện thói quen quan sát, nhận xét, tìm cách giải thích hiện tượng khi làm thí nghiệm.
	- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. 
3.Thái độ:
	GD thái độ thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Hoá chất : Bột sắt khử , bột S , đường trắng. 
 Dụng cụ : Nam châm , thìa nhựa , đĩa thuỷ tinh , ống nghiệm , kẹp gỗ , đèn cồn. 
 Tranh PT H 2.1 SGK, BP, phiếu học tập.
2. Học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài mới. 
3. PP: Trực quan, thực hành, đàm thoại, hoạt động nhóm. 
III. Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3. Bài mới:
	*Mở bài: 1’
	- Giới thiệu chương.
	- Giới thiệu bài.
	*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Tìm hiểu hiện tượng vật lí (13’)
Treo tranh, cho hs quan sát hình 2.1 SGK ( 45 ) yêu cầu hs nêu lên nhận xét về sự biến đổi chất ở H 2.1 SGK, liên hệ thực tế tìm ra các hiện tượng tương tự, từ đó rút ra hiện tượng vật lí.
Nhận xét, bổ sung và chốt lại :
 Hiện tượng vật lí là hiện tượng mà chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên trạng thái là chất ban đầu.
Hoạt động nhóm 2 em nêu lên nhận xét về hình 2.1. 
Đại diện nhóm trả lời.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Chú ý.
Hoạt động 2. Tìm hiểu hiện tượng hoá học (24’)
Cho 1 hs đọc TN1.
Hướng dẫn và cho hs làm thí nghiệm, yêu cầu hs vừa làm TN vừa trả lời các gợi ý : 
- Chất gì bị hút trên nam châm ?
- Hiện tượng này được gọi là gì ?
- Quan sát màu sắc của chất rắn ? chất rắn có còn bị nam châm hút nữa không? vì sao?Vậy khi đun nóng sắt biến đi đâu ?
Nhận xét, bổ sung, chốt lại :
 * Thí nghiệm 1 :
- Hiện tượng : Đưa nam châm lại gần 1 phần bột sắt bị hút đ Hiện tượng vật lí do sắt vẫn còn nguyên. 
- Phần còn lại cho vào ống nghiệm và đun mạnh một lúc đ Chất rắn không bị nam châm hút hỗn hợp chuyển dần thành chất rắn màu xám đ Đã có sự biến đổi chất tạo thành chất khác.
Cho hs làm thí nghiệm 2: đun nóng đường kính 
- Nhận xét màu của đường ? Trên thành ống có gì?
- Nếu biết thành phần của đường là Cn(H2O)m thì chất màu đen là chất gì ? 
đ Qua 2 TN trên có thể rút ra nhận xét gì về hiện tượng hóa học?
Nhận xét, bổ sung và chốt lại:
 * Thí nghiệm 2 :
 Đường trắng chuyển thành chất màu đen và có giọt nước trên thành ốngđ Đã có sự biến đổi chất này thành chất khác. 
 đ Chất biến đổi có tạo ra chất khác gọi là hiện tượng hoá học. 
Một hs đọc TN1. 
Làm thí nghiệm theo nhóm 4 em.
Đại diện các nhóm vừa làm TN vừa trả lời.
Chú ý.
Các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm 2.
Cử đại diện trả lời.
Nhóm khác bổ sung. 
Chú ý.
4. Củng cố: 6’
	Cho hs làm phiếu học tập (BP) 
 Nội dung phiếu :
	Các hiện tượng sau đây hiện tượng nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học? giải thích ?
 a. Cồn để trong lọ không hín bị bay hơi 
 b. Dây tóc bóng đèn nóng và sáng lên khi có dòng điện đi qua 
 c. Đinh sắt để trong không khí bị gỉ 
 d. Cho vôi sống vào nước được vôi tôi 
	Treo đáp án . Nhận xét và kết luận.
	Cho hs đọc ghi nhớ SGK /47.
 GV chốt lại kiến thức trong bài. 
5. Dặn dò: 1’
	Về nhà học bài, lấy 3 ví dụ về hiện tượng vật lí , 3 ví dụ về hiện tượng hoá học. Làm bài tập 2,3 trang 47.
	Đọc trước bài phản ứng hoá học.
===================================================================
Tuần 10 Ngày soạn: 19/10/2010
Tiết 18, 19 
Bài 13. phản ứng hoá học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	HS biết được :
	- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
	- Phản ứng hoá học xảy ra khi các chất tác dụng tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng có mặt chất xúc tác. 
	- Để nhận biết phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra, có tính chất khác so với chất ban đầu ( như màu sắc , trạng thái ); biết nhiệt và ánh sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học.
2. Kỹ năng:
	Rèn kỹ năng một số thao tác thí nghiệm và rèn luyện thói quen quan sát, nhận xét, tìm cách giải quyết hiện tượng khi làm thí nghịêm, kĩ năng viết phương trình chữ của phản ứng, xác định được chất phản ứng và sản phẩm.
3. Thái độ:
	GD thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: T1: Vẽ sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa H2 và O2 .
 ống nghiệm, dd NaOH, CuSO4, HCl.
 T2: Hoá chất : dd HCl loãng , kẽm viên, giấm ăn, gạch hoa. 
 Dụng cụ : ống nghiệm , kẹp ống nghiệm.
2. Học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài mới. 
3. PP: Trực quan, thực hành, đàm thoại, trao đổi nhóm.
III. Tiến trình lên lớp: 
 Tiết 18
 Ngày dạy: 27/10/2010
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
- Hiện tượng vật lý là gì? Hiện tựơng hoá học là gì ? Em hãy cho ví dụ?
- Chữa bài tập 2, 3 SGK?
3. Bài mới:
	*Mở bài.
	*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Tìm hiểu định nghĩa phản ứng hoá học (22’)
Cho hs quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng:
 - Dùng ống nghiệm chia dd NaOH làm 2 phần 
 + Nhỏ dd CuSO4 vào phần 1 
 + Đổ dd HCl vào phần 2 . Nhỏ dd CuSO4 vào dd thu được. 
- Nhận xét hiện tượng?
- Đó là hiện tượng gì ? 
- Dựa vào dấu hiệu nào đoán hiện tượng xảy ra là hiện tượng hoá học ?
- Như vậy là có phản ứng hoá học xảy ra, ở bài trước khi đun nóng bột sắt với bột S ta được chất gì ? Chất này có bị nam châm hút không ?
- Sắt mất đi biến đổi thành chất khác quá trình gọi là gì ?
- ở bài trước, đường biến đổi thành chất gì?
Nhận xét, hỏi:
- Những hiện tượng biến đổi chất ở trên là phản ứng hóa học, vậy phản ứng hóa học là gì?
- Hãy tìm thêm VD về phản ứng hóa học?
Nhận xét chốt lại:
 Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học 
Hướng dẫn hs cách xác định chất phản ứng và sản phẩm và hướng dẫn hs cách viết phương trình chữ của phản ứng.
Quan sát và nêu hiện tượng:
- Có kết tủa xanh .
- Không có kết tủa xanh 
- ở thí nghiệm đổ dd HCl vào phần 2 không có kết tủa xanh dd không còn NaOH ( chất mới được tạo ra )
- Hiện tượng hóa học.
- Chất FeS, không bị nam châm hút 
Trả lời :
Chú ý.
Chú ý.
Hoạt động 2. Tìm hiểu diễn biến của phản ứng hoá học (11’)
Treo sơ đồ hình 2.5 SGK / 48 để hs quan sát. 
Đưa ra nhận xét trên bảng phụ. 
Nhận xét, chốt lại:
*Kết luận: Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.
Cho hs vận dụng làm bài tập 13.2 trang 16 sách bài tập : Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí H2 và khí Cl2 tạo ra HCl 
Nhận xét. 
Nghiên cứu thông tin sgk kết hợp với hình 2.5 SGK / 48 . Hoạt động nhóm 4 em ghi lại đáp án cho các câu hỏi ở phần II trong SGK 
Trả lời nội dung của câu hỏi SGK phần II ( trang 49 ) 
Quan sát để sửa nếu nhóm nhận xét sai. 
Chú ý.
Trả lời.
Chú ý.
4. Củng cố : 5’
- Cho hs trao đổi làm bt 3 SGK tr. 50.
- Hệ thống hoá kiến thức bài học
- Đọc ghi nhớ ý 1 , ý 2 SGK / 50 
5. Dặn dò: 1’
- Về nhà học bài.
- Hoàn thành bài tập 1,2 SGK /50
- Nghiên cứu phần III , IV bài phản ứng hoá học
===================================================================
 Tiết 19
 Ngày dạy: 22/10/2010
Bài 13. phản ứng hoá học (TT)
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Phản ứng hoá học là gì? lấy 1 VD minh hoạ?Chỉ ra đâu là chất phản ứng, sản phẩm của phản ứng ?
	- Làm bt 2 SGK tr. 50.
3. Bài mới:
	*Mở bài.
	*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Tìm hiểu khi nào phản ứng hoá học xảy ra (26’)
Cho hs quan sát : Nhỏ giấm ăn vào một mẩu gạch hoa .
- Yêu cầu hs quan sát nêu hiện tượng?
- Phản ứng có xảy ra không ?
- Nếu giấm ăn và đá hoa để riêng rẽ có sủi bọt không ?
- Vậy muốn phản ứng xảy ra phải làm gì ?
Nhận xét. 
Hỏi:
- Cây nến muốn cháy cần làm gì ?
- Vậy là cây nến cần được đốt sẽ cháy .Phản ứng phân huỷ đường có cần đun liên tục suốt thời gian phản ứng không ?
Cho hs làm TN phản ứng giữa kẽm và HCl theo nhóm. Hướng dẫn hs trong khi làm thí nghiệm.
- Có hiện tượng gì xảy ra ?
- Có phản ứng hoá học xảy ra không ?
- Phản ứng có cần đun nóng không ?
- Cho hs lên viết PTPƯ bằng chữ. 
Nhận xét và kết luận.
Hỏi :
- Muốn nấu rượu cần có gì ?
Nhận xét, giảng thêm và chốt lại :
1. Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau: Bề mặt tiếp xúc càng lớn xảy ra càng dễ. 
2. Cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó: Tuỳ theo mỗi phản ứng cụ thể: (có những phản ứng không cần ta cung cấp t0 nó cũng xảy ra: 
Kẽm + Axitclohiđric đ Khí hiđro + Kẽm clorua)
3. Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác: Kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.
HS trả lời: 
- Có bọt khí sủi lên. 
- Có phản ứng xảy ra. 
- Không sủi bọt. 
- Cho đá hoa tiếp xúc với giấm ăn. 
Chú ý.
Trả lời:
- Cần đốt cây nến. 
- Cần đun liên tục suốt thời gian phản ứng. 
Làm theo nhóm 4 em và quan sát, trả lời:
- Có bọt khí thoát ra . 
- Phản ứng hoá học xảy ra. 
- Không cần đun nóng .Tự nó phản ứng. 
- Lên bảng viết pt chữ của phản ứng. 
Chú ý.
Trả lời:
- Rượu được nấu từ gạo cần có men rượu ( xúc tác)
Chú ý.
Hoạt động 2. Tìm hiểu làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra (7’)
Qua những thí nghiệm ở hoạt động 1 và ở những bài trước. Em hãy nêu dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ?
Nhận xét, bổ sung và chốt lại: 
Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra: 
- Dấu hiệu cho biết phản ứng hoá học xảy ra dựa vào chất tạo thành gồm: Có khí thoát ra, có kết tủa, sự tỏa nhiệt và phát sáng, có thay đổi màu sắc .
Trả lời.
HS khác nhận xét.
Chú ý.
4. Củng cố : 6’
	Cho hs trả lời bt 13.4, 5, 6 - SBT.
	Gọi

File đính kèm:

  • docbshh8.doc