Giáo án hóa học 12 tuần 21 Trường THCS&THPT Khánh Hưng

 1. Kiến thức:

Biết được :

Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :

- So sánh mức độ phản ứng của Al, Fe và Cu với ion H+ trong dung dịch HCl.

- Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4.

- Zn phản ứng với

a) dung dịch H2SO4 ;

b) dung dịch H2SO4 có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Dùng dung dịch KI kìm hãm phản ứng của đinh sắt với dung dịch H2SO4.

 2. Kỹ năng:

- Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và vieets các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

- Viết tường trình thí nghiệm.

 3.Thái độ: Cẩn thận trong các thí nghiệm hoá học.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên

- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn, kéo, dũa hoặc giấy giáp.

- Hoá chất: Kim loại: Na, Mg, Fe (đinh sắt nhỏ hoặc dây sắt); Dung dịch: HCl. H2SO4, CuSO4

2. Học sinh :Chuẩn bị bài thực hành trước ở nhà

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 tuần 21 Trường THCS&THPT Khánh Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệm 1: Dãy điện hoá của kim loại
- TH: Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3 ml dung dịch HCl loãng. Cho 3 mẫu kim loại có kích thước tương đương là Al, Fe, Cu vào 3 ống nghiệm.
- HT:
- GT:
- KL:
Hoạt động 2 
- Tại sao phải đánh sạch gỉ ở đinh sắt?
- GV HD HS cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4:
+ Đế của đinh Fe hướng về phía đáy của ống nghiệm, đầu nhọn của đinh hướng lên phía miệng ống nghiệm.
+ Cho đinh trượt từ từ theo thành trong ống nghiệm đang nghiêng khoảng 450.
- Chỉ dùng lượng dung dịch CuSO4 ngập một nửa đinh.
- Để loại bỏ lớp gỉ sét trên bề mặt sắt
- Quan sát và so sánh 2 phần đinh: ngập và không ngập trong dung dịch CuSO4.
- So sánh màu của 2 dung dịch ở 2 ống nghiệm (1) và (2).
Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch
- TH: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh sắt và màu của dung dịch. Rút ra kết luận và viết phương trình hoá học của phản ứng.
Lấy 2 ống nghiệm sạch, rót dung dịch CuSO4 vào
+ Cho 1 đinh Fe vào 1 ống nghiệm (1).
+ 1 ống nghiệm (2) để so sánh màu của dung dịch sau phản ứng.
- HT:
- GT:
- KL:
Hoạt động 3 
- Cần khắc sâu kiến thức cho HS:
+ TN 1: Zn bị ăn mòn hóa học nên tốc độ ăn mòn chậm do đó bọt khí H2 thoát ra chậm.
+ TN 2: Zn bị ăn mòn điện hóa nên tốc độ ăn mòn nhanh do đó bọt khí H2 thoát ra nhanh.
® Ăn mòn điện hóa là kiểu ăn mòn nghiêm trọng nhất trong tự nhiên.
- Tiến hành theo HD của GV.
- Rút ra kết luận và giải thích.
Thí nghiệm 3: Sự ăn mòn điện hoá
- TH: Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm. 
Quan sát tốc độ bọt khí thoát ra.
Nhỏ thêm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO4 vào một trong 2 ống. So sánh lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm. Rút ra kết luận và giải thích.
- HT:
- GT:
- KL:
Hoạt động 4
GV yêu cầu HS làm tường trình theo mẫu
HS làm và nộp cho GV
II. Viết tường trình
Bài tường trình thí nghiệm
Môn Hóa - Lớp 12 ....
Lớp: ........................................................................................................
Nhóm: ...................................................................................................
1)	................................ 2) ................................	........
3)	4)	........
STT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành thí nghiệm
Hiện tượng
(thực tế)
quan sát được
Giải thích hiện tượng
Viết PTHH của các phản ứng
IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ.
	- Rút kinh nghiệm buổi thực hành
 - Hướng dẫn học sinh thu dọn, lau rủa phòng thí nghiệm
	- Đọc trước bài 25.
Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 21 Ngày soạn: 20/12/2013
Tiết 42 Ngày dạy: 25/12/2013
CHƯƠNG VI: KIM LOẠI KIỀM,KIM LOẠI KIỀM THỔ ,NHÔM
BÀI 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG 
CỦA KIM LOẠI KIỀM
 I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
* Biết được:
	- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
- Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm và một số hợp chất như NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.
* Hiểu được :
 - Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).
 - Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim).
- Trạng thái tự nhiên của NaCl.
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogen nóng chảy).
- Tính chất hoá học của một số hợp chất : NaOH (kiềm mạnh) ; NaHCO3 (lưỡng tính, phân huỷ bởi nhiệt) ; Na2CO3 (muối của axit yếu) ; KNO3 (tính oxi hoá mạnh khi đun nóng).
 2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.
 3. Thái độ.
	- Có ý thức học tập tốt, có lòng đam mê đối với nghiên cứu khoa học.
* Nội dung GD môi trường
- Ý thức được tác động của con người trong sản xuất hóa học tới môi trường xung quanh.
 4. Phương pháp 
Đàm thoại, dạy học nêu vấn đề + thí nghiệm trực quan.
II. CHUẨN BỊ
	GV: Na, H2O, dd phenolftalein, sơ đồ thùng điện phân NaCl nóng chảy điều chế Na, 
NaOH rắn, NaHCO3 rắn, Na2CO3 rắn, KNO3 rắn, dd HCl, thìa thuỷ tinh (5), kẹp sắt 
(1), giấy lọc, ống nghiệm (4)
HS: Cấu tạo kim loại và tính chất của KL, BTH
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
 1. Ổn định tổ chức lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Yêu cầu học sinh:
- Quan sát bảng tuần hoàn, nêu vị trí nhóm kim loại kiềm, đọc tên các nguyên tố trong nhóm. Tại sao gọi các kim lại này là kim loại kiềm?
- Viết cấu hình electron của Na, Li, K,… và cho biết đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
- Quan sát
- Viết cấu hình theo yêu cầu của thầy
A. KIM LOẠI KIỀM:
I- VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO:
 - Kim loại kiềm thuộc nhóm Ia trong BTH gồm Liti (Li), natri (Na), kali (K), rubidi (Rb), xesi (Cs), franxi (Fr)*
 - Cấu hình e:
Li : [He] 1s1
Na : [Ne] 3S1
........
à Kết luận: Nguyên tử kim loại kiềm chỉ có 1e ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp ns.
 Hoạt động 2:
- - Cho học sinh quan sát video kim loại kiềm
- Xem bảng 6.1 nêu lên một số hằng số vật lí ; nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, độ cứng.
- Em đọc thông tin trong bài học.
- Quan sát
- Xem bảng 6.1 để biết một số tính chất vật lí cơ bản của kim loại kiềm.
II- TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Là kim loại màu trắng bạc có ánh kim, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, độ cứng nhỏ.
Hoạt động 3:
- Cho Học sinh xác định tính chất hóa học theo quy trình sau: Cấu tạo nguyên tử → tính chất → kết luận.
- Cho học sinh dự đoán tính chất hóa học dựa vào cấu tạo nguyên tử.
- Cho HS kiểm tra lại các dự đoán này dựa vào thông tin trong bài học.
- GV có thể thực hiện một số thí nghiệm cho HS quan sát, nhận xét : Na + H2O ( nhận biết sản phẩm bằng dd Phenolphtalein) ; natri cháy trong clo ( nhận biết sp bằng dd AgNO3
- Học sinh xác định tính chất hóa học theo quy trình sau: Cấu tạo nguyên tử → tính chất → kết luận.
- Học sinh dự đoán tính chất hóa học dựa vào cấu tạo nguyên tử.
- Kiểm tra lại các dự đoán này dựa vào thông tin trong bài học.
III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
- Kim loại kiềm có tính khử rất mạnh do:
Chỉ có 1e ở phân lớp ns ngoài cùng, năng lượng ion hóa thấp nên nguyên tử rất dễ mất 1e: 
M → M+ + 1e
Thế điện cực chuẩn có giá trị rất âm
a ) Với phi kim : Khử được các phi kim tạo thành oxit bazơ hoặc muối:
 4M + O2 → 2M2O
 2M + Cl2 → 2MCl
Đặc biệt Natri cháy trong oxi khô tạo thành peoxit Na2O2.
b ) Khử dễ dàng ion H+ trong dd axit tạo thành khí H2. Phản ứg mãnh liệt, gây nổ 
2M + 2H+ → 2M+ + H2 ↑
c) Với nước : Khử được nước dễ dàng ở đk thường, tạo thành dung dịch bazơ + H2 
2M + 2H2O → 2MOH + H2 ↑
Hoạt động 4 
1- Ứng dụng :
HS nghiên cứu theo SGK 
2- TTTN:
HS nghiên cứu theo SGK
- Tự nghiên cứu
- Tự ngh. cứu
IV- ỨNG DỤNG, TTTN VÀ ĐIỀU CHẾ:
Ứng dụng :(SGK)
Trạng thái tự nhiên:(SGK)
Hoạt động 5:
Dựa vào tính khử của KLK người ta điều chế chúng theo phương pháp nào ?
 Thuyết trình phương pháp điêuc chế Na.
Trả lời 
- Quan sát, ghi chép
 3. Điều chế:
đpnc
- Nguyên tắc: điện phân muối nóng chảy:
M+ + e M 
- Điều chế Na: 
Nguyên liệu: NaCl tinh khiết 
Phương pháp: Điện phân nóng chảy NaCl, trong bình điện phân có cực dương bằng than chì, cực âm bằng thép.
Các phản ứng xảy ra khi điện phân:
 * Cực âm: Na+ + e → Na ( Quá trình khử)
 * Cực dương: 2Cl– → Cl2 + e ( QT oxi hóa)
đpnc
Phương trình điện phân: 
 2NaCl(r) 2Na + Cl2
IV. CỦNG CỐ - HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập Bài 1, Bài 2/111 tại lớp
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài và làm bài tập Bài 3/111, Bài 8/111
- Đọc trước phần II của bài giờ sau học
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 21 Ngày soạn: 20/12/2013
Tiết 21 (TC) Ngày dạy: 27/12/2013
BÀI TẬP KIM LOẠI KIỀM
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức 
 	- Củng cố và khắc sâu kiến thức : Tính chất hóa học, điều chế các kim loại kiềm và hợp chất của chúng
 2. Kĩ năng 
	- Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng, nhận biết , giải các loại bài tập về kim loại kiềm và hợp chất.
 3. Thái độ 
	- Tích cực, tự giác học tập và ôn luyện thấy được vai trò quan trọng của việc ôn tập kiến thức.
II. CHUẨN BỊ 
 1. Giáo viên
	- Hệ thống lí thuyết và bài tập về kim loại kiềm.
 2. Học sinh 
	- Ôn tập lí thuyết ở nhà, làm các bài tập trong sách giáo khoa, mang máy tính cầm tay, bảng tuần hoàn.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GV
Hoạt động HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1: Ôn tập các kiến thức cơ bản:
- YC hs nêu vị trí, cấu tạo ng.tử và khả năng hoạt động hóa học của KLK
- Xác định cấu hình nguyên tử và ion: 3s1, [Ar]4s1, [Ne], 3s23p6 là của ng.tử, ion M+ nào?
- Na, K t/dụng với những chất nào sau: Cl2, O2, dd HCl, H2O, dd CuSO4, 
- Từ dd NaCl, dd NaOH làm thế nào đ/chế Na
- Nhận biết:Na, NaOH, NaCl, Na2O
Hoạt động 2: Bài tập 
- Cho học sinh thảo luận nhóm
+ Mỗi bàn học làm một nhóm.
+ Mỗi nhóm làm 2 bài tập
- Hướng dẫn học sinh làm bài 
Bài 1. Hòa tan 78 g K vào 724 g H2O được nồng độ % dd =?
Bài 2. Điện phân muối clorua một kim loại kiềm nóng chảy thu được 0,448 lít khí(đkc) ở anot và 2,34 g ở catot. Tìm kim loại?
Bài 3. Cho 50 g CaCO3 t/d với dd HCl thu được V lít CO2. Sục toàn bộ CO2 vào dd có chứa 30g NaOH. Tính lượng muối thu được?
Bài 4. Nung 148g hh NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi được 132,5 g chất rắn. Xác định % m mỗi chất trong hh ban đầu?
- Hướng dẫn hs viết ptp/ư, từ đó tính theo ptp/ư
- Gọi 4 học sinh lên bảng trình bày bài giải các bài tập 1,2,3,4.
- Nhận xét, bổ sung, kết luận.
- Học sinh nêu
- Xác định
- Trả lời
- Trả lời

File đính kèm:

  • docTuần 21.doc