Giáo án hóa học 12 tiết 41 Chương 6: kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - nhôm bài 25: kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (tiết 1)

I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức :

 Biết được:

 Vị trí , cấu hình e lớp n/c của kim loại kiềm.

 Hiểu được:

- Tính chất vật lí( mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).

- Tính chất hóa học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại ( Phản ứng với nước, axit, phi kim).

- Trạng thái tự nhiên của NaCl.

- Phương pháp đ/c kim loại kiềm ( điện phân muối halogen nóng chảy).

2.Kĩ năng :

- Dự đoán tính chất hóa học , kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chât, phương pháp điều chế.

- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.

3.Thái độ tình cảm: Ý thức được tác động của con người trong sản xuất hóa học tới môi trường xung quanh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 tiết 41 Chương 6: kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - nhôm bài 25: kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41: Ngày soạn 1 tháng 1 năm 2013
Chương 6:KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM
Bài 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA
 KIM LOẠI KIỀM (Tiết 1)
I.CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức :
 Biết được:
 Vị trí , cấu hình e lớp n/c của kim loại kiềm.
 Hiểu được:
- Tính chất vật lí( mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).
- Tính chất hóa học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại ( Phản ứng với nước, axit, phi kim).
- Trạng thái tự nhiên của NaCl.
- Phương pháp đ/c kim loại kiềm ( điện phân muối halogen nóng chảy).
2.Kĩ năng :
- Dự đoán tính chất hóa học , kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chât, phương pháp điều chế.
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
3.Thái độ tình cảm: Ý thức được tác động của con người trong sản xuất hóa học tới môi trường xung quanh.
II.TRỌNG TÂM :
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các ph/ứng đặc trưng của kim loại kiềm.
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm.
III.CHUẨN BỊ : 
- Hệ thống câu hỏi, một số bài tập.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Kim loại natri, dao, tấm kính đặt kim loại natri.
IV.PHƯƠNG PHÁP:
 Trực quan , vấn đáp gởi mở, thảo luận nhóm.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức lớp:2'
2.Kiểm tra bài cũ :5'
 Viết cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố : 3Li, 11Na, 19K, 37Rb, 55Cs ? Nhận xét số e lớp n/c của chúng ?
3.Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hỏi: Từ cấu hình trên chúng ta có thể suy ra được vị trí của các kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn như thế nào?
Hỏi: Nêu đặc điểm cấu hình e n/c của chúng ? 
GV: HDHS n/c bảng 6.1 sgk.
Hỏi : Nêu một số tính chất vật lí của kim loại kiềm ?
GV: Viết các chất tham gia rồi y/c HS hoàn thành PTHH để chứng minh tính chất hóa học của chúng ?
Hỏi: Các KLK có những ứng dụng gì?
Hỏi: KLK thường tồn tại tại ở dạng đơn chất hay hợp chất ?
Hỏi: Các KLK chỉ tồn tại ở dạng hợp chất ; vậy người ta làm thế nào để điều chế được các kim loại kiềm ?
 GV: Y/C HS viết PTHH đ/c Na bằng 2 PP trên?
 điện phân nóng chảy
 2NaCl 2Na + Cl2
 điện phân nóng chảy
4NaOH 4Na + O2 +H2O
A.KIM LOẠI KIỀM:
I.Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình e nguyên tử: 
1.Vị trí: 
Kim loại kiềm thuộc nhóm IA.
2.Cấu hình:
+) Đặc điểm cấu hình có 1e lớp n/c.
+) cấu hình e lớp n/c có dạng tổng quát là: ns1
II.Tính chất vật lí:
Mềm , khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp
III.Tính chất hóa học:
- Tính chất đặc trưng của kim loại kiềm là tính khử mạnh: M M+ + e
- Trong hợp chất, các KLK có số oxi hóa +1.
1.Tác dụng với phi kim:
a. Tác dụng với oxi :
- Natri cháy trong khí oxi khô: 
 2Na + O2Na2O2 (natri peoxit)
- Natri cháy trong không khí khô ở nhiệt độ thường:
 4Na + O22Na2O (natri oxit)
b.Tác dụng với clo:
 2Na + Cl2 2NaCl
2.Tác dụng với axit:( phản ứng xảy ra rất mãnh liệt. Tất cả các kim loại kiềm đều nổ khi tiếp xúc với axit).
 2K + 2HCl 2KCl + H2
3.Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
IV.Ứng dụng , trạng thái tự nhiên và điều chế:
1.Ứng dụng:sgk
2.Trạng thái tự nhiên:sgk
3.Điều chế:
Điện phân hợp chất nóng chảy 
 điện phân nóng chảy
 2MCl 2M + Cl2
 điện phân nóng chảy
 4MOH 4M + O2 + 2H2O
4.Củng cố:Trong bài này cần nắm vững tính chất hóa học và PP đ/c của KLK.
5.HDHS về nhà:- Học lí thuyết; Làm các bài tập: 1,2,3,8/ 111 sgk
- Đọc và chuẩn bị phần còn lại của bài 25 : KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM 
VI. ĐÚC RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiết 41-12.doc
Giáo án liên quan