Giáo án Hóa học 12 cơ bản- Năm học: 2012-2013

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các chương về hoá học hữu cơ (Đại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon, ancol – phenol , anđehit– axit cacboxylic).

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán công thức của chất.

 - Kĩ năng viết phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ phản ứng

 3. Thái độ: Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn Hoá học hơn.

II. CHUẨN BỊ:

 - Yêu cầu HS lập bảng tổng kết kiến thức của từng chương theo sự hướng dẫn của GV trước khi học tiết ôn tập đầu năm.

 - GV chuẩn bị bài giảng.

III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm tra sĩ số, tác phong.

 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

 3. Bài mới:

 

doc152 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 12 cơ bản- Năm học: 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đơn giản về tính chất của kim loại
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV vấn đáp HS về các nội dung cơ bản
Câu 1: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?
 A. Vàng B. Bạc C. Đồng D. Nhôm
Câu 2: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại?
 A. Vàng B. Bạc C. Đồng D. Nhôm
Câu 3: Kim loại nào sau đây cứng nhất trong tất cả các kim loại?
 A. Vônfram B. Sắt C. Nhôm D. Crom
Câu 4: Kim loại nào sau đây mềm nhất trong tất cả các kim loại?
 A. Liti B. Sexi C. Natri D. Kali
Câu 5: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?
 A. Vônfram B. Sắt C. Nhôm D. Crom
Câu 6: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất trong tất cả các kim loại?
 A. Liti B. Sexi C. Natri D. Kali
Câu 7: Dãy kim loại tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường là
 A. Fe, Zn, Li, Sn B. Cu, Pb, Rb, Ag C. K, Na, Ca, Ba D. Al, Hg, Cs, Sr
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng:
 A. vì các kim loại ở trạng thái rắn nên đều có ánh kim
 B. vì ở trạng thái rắn nên các kim loại có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao
 C. các kim loại đều có ion dương trong mạng tinh thể nên đều dẫn nhiệt và dẫn điện tốt
 D. các kim loại khác nhau có nhệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy khác nhau
Câu 9: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là
 A. dễ cho electron, thể hiện tính khử B. dễ cho electron, thể hiện tính oxi hoá
 C. dễ nhận electron, thể hiện tính khử D. dễ nhận electron, thể hiện tính oxi hoá
Câu 10: Tính chất hoá học chung của kim loại là
 A. thể hiện tính oxi hoá B. dễ bị oxi hoá C. dễ bị khử D. dễ nhận lectron
Câu 11: Vonfram (W) được dùng làm dây tóc bóng đèn. Nguyên nhân chính là do
 A. W là kim loại rất dẻo B. W có khả năng dẫn điện rất tốt
 C. có khả năng phản xạ ánh sáng D. W có nhiệt độ nóng chảy cao 
Câu 12: Dung dịch nào có khả năng oxi hoá yếu nhất trong số các dung dịch 1M sau đây
 A. Ag+ B. Cu2+ C. H+ D. Zn2+
Câu 13: Cho các kim loại Cu, Al, Fe, Au, Ag. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện của kim loại là
 A. Fe < Au < Al < Cu < Ag B. Fe < Al < Au < Cu < Ag
 C. Fe < Al < Cu < Ag < Au D. Al < Fe < Au < ag < Cu
Câu 14: Cho phương trình hoá học sau: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Phương trình nào dưới dây biểu thị sự oxi hoá cho phản ứng hoá học trên?
 A. Fe2+ + 2e → Fe. B. Fe → Fe2+ + 2e C. Cu2+ + 2e → Cu D. Cu → Cu2+ + 2e 
Câu 15: Chất có thể oxi hóa Fe thành Fe3+ là
 A. Dung dịch HCl B. Dung dịch H2SO4 loãng
 C. Dung dịch CuSO4 D. Dung dịch HNO3
Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng giải bài toán về kim loại tác dụng với nước, axit, muối
Câu 16: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dặc, dư thì thể tích khí NO2 (đktc) thu được là 
 A. 1,12 lít B. 2,24 lít 
 C. 3,36 lít D. 4,48 lít
HD: 
Bảo toàn e, tính được số mol NO2 = 0,1
→Thể tích = 2,24 (B)
Câu 17: Cho 4,8 gam kim loại R hóa trị II tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại R là
 A. Zn B. Mg 
 C. Fe D. Cu
HD: Bảo toàn e, tính được số mol kim loại = 0,075 mol
→ MR = 64 → Kim loại Cu
Câu 18: Ngâm một l đinh sắt trong 100 ml dung dịch CuCl2 1M, giả thiết đồng tạo ra bám hết vào đinh sắt. Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra, sấy khô, khối lượng đinh sắt tăng thêm
 A. 15,5 g B. 0,8 g 
 C. 2,7 g D. 2,4 g
HD: 
Khối lượng thanh sắt = khối lượng Cu tạo thành – khối lượng Fe phản ứng = 0,8(g)
Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kiềm vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại hoà tan là: 
	A. Li. 	B. K. 	
 C. Na. 	D. Rb. 
HD: 
Mol OH- = mol H+= nHCl = nKL = 0,025
→ MKL = 23 → Kim loại là Na
 3. Củng cố: Củng cố trong từng bài 
 4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Bài tập về nhà: 1 → 10 trang 100-101(SGK).
- Chuẩn bị bài « Hợp kim »
+ Khái niệm hợp kim
+ Thành phần và ứng dụng của một số hợp kim
? Ngày soạn: 07/12/2013
Tiết 32	 Bài 19: HỢP KIM
I. MỤC TIÊU:
 A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
1. Kiến thức : Biết được: Khái niệm hợp kim, tính chất (dẫn nhiệt, dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy...), ứng dụng của một số hợp kim (thép không gỉ, đuyara).
2. Kĩ năng : 
- Sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
- Xác định % kim loại trong hợp kim.
3. Thái độ : Khả năng liên hệ thực tế, tự học tự nghiên cứu
 B. Trọng tâm : Khái niệm và ứng dụng của hợp kim 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ: 
Chuẩn bị của giáo viên : sưu tầm một số hợp kim như gang, thép, đuyra cho HS quan sát
Chuẩn bị của học sinh : Chuẩn bị bài mới
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Hãy sắp xếp theo chiều giảm tính khử và chiều tăng tính oxi hoá của các nguyên tử và ion trong hai trường hợp sau đây: Fe, Fe2+, Fe3+, Zn, Zn2+, Cu, Cu2+, H, H+, Ag, Ag+
 2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hợp kim
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Giới thiệu cho HS một số hợp kim
HS: Quan sát, kết hợp SGK cho biết khái niệm hợp kim, cho một vài ví dụ
I. KHÁI NIỆM: Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một số kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
Thí dụ: 
- Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khac. 
- Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất của hợp kim
GV: Thông tin về tính chất của hợp kim, lấy ví dụ
BT: Khi hòa tan 7,7 gam hợp kim gồm natri với kali với nước thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng các kim loại trong hợp kim là:
 a. 25,33%K và 74,67%Na 
 b. 26,33%K và 73,67%Na 
 c. 27,33%K và 72,67%Na 
 d. 28,33%K và 14,67%Na 
v Hs trả lời các câu hỏi sau:
 - Vì sao hợp kim dẫn điện và nhiệt kém các kim loại thành phần ?
 - Vì sao các hợp kim cứng hơn các kim loại thành phần ?
 - Vì sao hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn các kim loại thành phần ?
II – TÍNH CHẤT
Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể hợp kim.
v Tính chất hoá học: Tương tự tính chất của các đơn chất tham gia vào hợp kim. 
Thí dụ: Hợp kim Cu-Zn
 - Tác dụng với dung dịch NaOH: Chỉ có Zn phản ứng 
 Zn + 2NaOH ® Na2ZnO2 + H2
 - Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng: Cả 2 đều phản ứng 
 Cu + 2H2SO4 ® CuSO4 + SO2 + 2H2O
 Zn + 2H2SO4 ® ZnSO4 + SO2 + 2H2O
v Tính chất vật lí, tính chất cơ học: Khác nhiều so với tính chất của các đơn chất. 
Thí dụ:
 - Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Ni (thép inoc),…
 - Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,…
 - Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn-Pb (thiếc hàn, tnc = 2100C,…
 - Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-Cu-Mn-Mg.
Hoạt động 3:Tìm hiều về ứng dụng của hợp kim
v HS nghiên cứu SGK và tìm những thí dụ thực tế về ứng dụng của hợp kim.
v GV bổ sung thêm một số ứng dụng khác của các hợp kim
III – ỨNG DỤNG
 - Những hợp kim nhẹ,bền chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao dùng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,…
 - Những hợp kim có tính bền hoá học và cơ học cao dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hoá chất.
 - Những hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp,…
 - Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức và trước đây ở một số nước còn dùng để đúc tiền.
 3. Củng cố: THÔNG TIN BỔ SUNG
 a. Về thành phần của một số hợp kim 
 - Thép không gỉ (gồm Fe, C, Cr, Ni).
 - Đuyra là hợp kim của nhôm (gồm 8% - 12%Cu), cứng hơn vàng, dùng để đúc tiền, làm đồ trang sức, ngòi bút máy,…
 - Hợp kim Pb-Sn (gồm 80%Pb và 20%Sn) cứng hơn Pb nhiều, dùng đúc chữ in.
 - Hợp kim của Hg gọi là hỗn hống.
 - Đồng thau (gồm Cu và Zn).
 - Đồng thiếc (gồm Cu, Zn và Sn).
 - Đồng bạch (gồm Cu; 20-30%Ni và lượng nhỏ sắt và mangan)
 b. Về ứng dụng của hợp kim 
 - Có nhứng hợp kim trơ với axit, bazơ và các hoá chất khác dùng chế tạo các máy móc, thiết bị dùng trong nhà máy sản xuất hoá chất.
 - Có hợp kim chịu nhiệt cao, chịu ma sát mạnh dùng làm ống xả trong động cơ phản lực.
 - Có hợp kim có nhiệt độ nóng chảy rất thấp dùng để chế tạo dàn ống chữa cháy tự động. Trong các kho hàng hoá, khi có cháy, nhiệt độ tăng làm hợp kim nóng chảy và nước phun qua những lỗ được hàn bằng hợp kim này.
 4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Bài tập về nhà: 1 → 4 trang 91 (SGK).
- Chuẩn bị bài « Sự ăn mòn kim loại »
+ Khái niệm về sự ăn mòn kim loại
+ Tìm hiều về sự ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa
+ Phương pháp chống ăn mòn kim loại
* Kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
? Ngày soạn: 07/12/2013
Tiết 35	 ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức : Ôn tập, củng cố, hệ thống hố kiến thức về este – lipit; cacbohiđrat; amin, aminoaxit, protein; polime
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết PTHH, gọi tên các hợp chất hữu cơ, giải các bài tập lí thuyết liên quan liên quan, kĩ năng giải bài tập định lượng
3. Thái độ : 
- Có ý thức ôn tập tốt.
- Các chương hợp chất hữu cơ lớp 12 cung cấp cho HS nhiều kiến thức gắn với đời sống nên làm cho HS yêu thích học tập môn hóa học hơn
 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: đàm thoại + hoạt động nhóm.
III. CHUẨN BỊ: 
Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, bài tập
Chuẩn bị của học sinh : Ôn tập kiến thức
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
 2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Ôn tập chương este- lipit
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV: Yêu cầu HS cần nhớ CT chung của este no, đơn, hở, cách gọi tên este, tính chất của este, phương pháp điều chế este, khái niệm về chất béo, tính chất hoá học của chất béo
(Các câu hỏi trắc nghiệm đã ôn trong chương I cần xem lại.) 
→ Yêu cầu HS vận dụng lại kiến thức đã học giải quyết các bài tập sau:
Bài tập 1:
 Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 5,4g H2O. Xác định CTPT của este?
nCO2 = ?
nH2O = ?
CTPT của este có dạng nào? Vì sao?
- PTHH? Tính toán
 HS: thảo luận, trình bày bài
Chương I: Este – lipit
*Este
- CT chung
- Danh pháp
- Tính chất
*Chất béo
- Khái niệm
- Tính chất hoá học
Bài tập 1:
 este

File đính kèm:

  • docgiao an 12cb.doc
Giáo án liên quan