Giáo án Hóa học 12 Bài 2: LIPIT

 Khái niệm và phân loại

Lipit bao gồm: chất béo, sáp, steroit, photpholipit, đều là những este phức tạp

 Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo

 

Công thức chung của chất béo:

 

 

Trong đó: R1, R2, R3 là các gốc hiđrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau.

 

 Khi thủy phân chất béo thì thu được glixerol và các axit béo (hoặc muối)

+ Axit béo no thường gặp là:

axit panmitic: C15H31–COOH (tnc: 630C); axit stearic:C17H35–COOH (tnc: 700C)

+ Chất béo có chứa gốc axit béo no:

tripanmitin: (C_15 H_31 COO)_3 C_3 H_5 tristearin: (C_17 H_35 COO)_3 C_3 H_5

+ Axit béo không no thường gặp là:

axit oleic: C17H33 – COOH (tnc: 130C); axit linoleic: C17H31 – COOH (tnc: 50C)

axit linolenic: C17H29 – COOH

+ Chất béo có chứa gốc axit béo không no:

triolein: (C_17 H_33 COO)_3 C_3 H_5

 

docx3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5922 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 Bài 2: LIPIT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: LIPIT
Khái niệm, phân loại và trạng thái tự nhiên
Khái niệm và phân loại
Lipit bao gồm: chất béo, sáp, steroit, photpholipit,…đều là những este phức tạp
Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo
Công thức chung của chất béo: 
Trong đó: R1, R2, R3 là các gốc hiđrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Khi thủy phân chất béo thì thu được glixerol và các axit béo (hoặc muối)
+ Axit béo no thường gặp là: 
axit panmitic: C15H31–COOH (tnc: 630C); axit stearic:C17H35–COOH (tnc: 700C)
+ Chất béo có chứa gốc axit béo no: 
tripanmitin: C15H31COO3C3H5 	tristearin: C17H35COO3C3H5
+ Axit béo không no thường gặp là: 
axit oleic: C17H33 – COOH (tnc: 130C); axit linoleic: C17H31 – COOH (tnc: 50C)
axit linolenic: C17H29 – COOH
+ Chất béo có chứa gốc axit béo không no: 
triolein: C17H33COO3C3H5
Trạng thái tự nhiên: sgk/10
Tính chất của chất béo
Tính chất vật lý
Chất béo mà chứa gốc axit béo không no: tồn tại ở trạng thái lỏng.
Chất béo mà chứa gốc axit béo no: tồn tại ở trạng thái rắn.
Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong một số dung môi hữu cơ như: benzen, xăng, ete ...
Tính chất hóa học
Chất béo là một este do vậy nó thể hiện tính chất hóa học chung của một este. Ngoài ra, nếu gốc axit béo không no thì chất béo còn có phản ứng cộng.
 Phản ứng thủy phân trong môi trường axit: 
Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch và sản phẩm là glixerol và các axit béo.
Phản ứng xà phòng hóa: 
Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng xà phòng hóa. Muối natri của các axit béo chính là xà phòng.
Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và là phản ứng một chiều.
Phản ứng hiđro hóa lipit lỏng: 
Chất béo có chứa các gốc axit không no có phản ứng cộng H2 với xúc tác Ni trong điều kiện t0, p cao.
Phương pháp này dùng trong công nghiệp chế biến dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo có giá trị cao hơn.
 Triolein (lỏng) Tristearin (rắn)
Phản ứng oxi hóa (sự ôi mỡ): một số dầu mỡ động thực vật để lâu ngày ngoài không khí thường có mùi khó chịu ta gọi là sự ôi mỡ.
Chất béo (có C=C) peroxit anđêhit + xeton + axit cacboxylic
Vai trò của chất béo
Vai trò của chất béo trong cơ thể
Chất béo 
Ứng dụng trong CN (SGK- T12)
? Làm BT- SGK/T12
B1: Cho các phát biểu sau:
Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon, mạch cacbon dài, không phân nhánh.
Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,…
Chất béo là các chất lỏng.
Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu.
Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
Những phát biểu đúng là:
a, b, d, e	B. a, b, c	C. c, d, e	D. a, b, d, g
B2: Đun hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic (có H2SO4 làm xúc tác) có thể thu được mấy loại trieste đồng phân cấu tạo của nhau? A. 3	B. 4	C. 6	D. 5
B3: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng:
Nước và quỳ tím	B. Nước và dung dịch NaOH	C. Dung dịch NaOH	 D. Nước Brom
B4: Trong thành phần của một loại sơn có các triglixerit là trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Viết công thức cấu tạo có thể có của các trieste đó và phương trình hóa học của các chất với dung dịch kali hiđroxit ở dạng công thức cấu tạo chung.
B5: Đun hỗn hợp gồm 12g axit đơn chức X và 9 g ancol đơn chức Y (có xúc tác axit), giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được hỗn hợp A. Để trung hòa lượng axit X dư cần 50g dung dịch NaOH 4%, thu được 4,1g muối. Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
B6: Số miligam KOH dùng để xà phòng hóa hết lượng triglixerit có trong 1g chất béo được gọi là chỉ số este của loại chất béo đó. Tính chỉ số este của một loại chất béo chứa 89% tristearin.
B7: Số gam iot có thể cộng vào liên kết bội trong mạch cacbon của 100g chất béo được gọi là chỉ số iot của chất béo. Tính chỉ số iot của triolein.

File đính kèm:

  • docxBai 2 Lipit.docx
Giáo án liên quan