Giáo án Hóa học 11 - Ôn tập đầu năm

1. Kiến thức

 - Ôn tập kiến thức hóa học cơ sở về cấu tạo nghuyên tử, liờn kết hóa học, định luật tuần hoàn, BTH, phản ứng O – K, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

 - Hệ thống hoá tính chất vật lý, hoá học các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong nhóm halogen, oxi-lưu huỳnh.

- Vận dụng cơ sở lý thuyết hoá học khi ôn tập nhóm halogen và oxi-lưu hỳnh, chuẩn bị nghiên cứu nhóm nitơ-photpho và cacbon- silic.

2. Kĩ năng

- Lập phương trình hoá học của các phản ứng oxi hoá-khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

- Giải một số bài tập cơ bản như xác định thành phần hỗn hợp, xác định tên nguyên tố, bài tập về chất khí.

- Vận dụng các phương pháp cụ thể để giải bài tập hoá học như lập và giải phương trình đại số, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, tính trị số trung bình.

3. Tình cảm, thái độ

- Rèn thái độ làm việc khoa học nghiêm túc.

- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch.

- Tạo cơ sở cho học sinh yêu thích môn hoá học.

 

doc16 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Ôn tập đầu năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HCl, HClO trong dd chỉ phân li một nấc ra ion H+, các ax H2S, H3PO4 phân li nhiều nấc ra ion H+.
GV ghi nhận ý kiến của HS và kết luận
- Ax một nấc là ax trong dd chỉ phân li một nấc ra ion H+.
- Ax nhiều nấc là ax trong dd phân li nhiều nấc ra ion H+. 
GV lưu ý HS: ax H2SO4 là ax mạnh nhưng chỉ phân li hoàn toàn ở nấc thứ nhất.
HĐ 3: Dựa vào kết quả bài HS 1 và tìm hiểu SGK  
GV: - Nhận xét thành phần dd bazơ?
 - Tính chất chung của dd bazơ do ion nào quyết định?
 - Theo thuyết A-rê-ni-ut có thể định nghĩa bz như thế nào?
HS: - Các dd bz đều có ion OH-, tính chất chung của dd bz do ion OH- quyết định.
 - Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion hiđro OH-.
GV củng cố và kết luận bằng slide 2
- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion hiđro OH-.
- Tính chất chung của các dd bazơ là tính chất của các anion OH- trong dd.
HĐ 4
GV: đ/c Zn(OH)2 (trong 2 ống nhgiệm riêng biệt)
HS
- HS 1: nhỏ từ từ dd NaOH vào kết tủa và lắc nhẹ.
- HS 2: nhỏ từ từ dd HCl vào kết tủa và lắc nhẹ.
- HS 3: nêu hiện tượng quan sát được.
GV : Nhận xét về tính chất hóa học của Zn(OH)2 ?
HS : Zn(OH)2 vừa t/d với dd axit mạnh vừa t/d với dd bz mạnh.
GVcủng cố và kết luận : Zn(OH)2 có tính chất lưỡng tính : vừa có tính bazơ, vừa có tính ax.
Theo thuyết , Zn(OH)2 sẽ phân li như thế nào ?
GV gợi ý HS cách viết ptpl theo kiểu ax.
HS : viết pt đli và nêu đn hiđroxit lưỡng tính.
Zn(OH)2 D Zn2+ + 2OH- (4)
Zn(OH)2 D 2H+ + ZnO22- (5)
Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ
GV:
lưu ý: (4), (5) là cách viết đơn giản.
bổ sung: các hiđroxit thường gặp là: Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, chúng đều ít tan trong nước và có lực ax, lực bz đều yếu nên chỉ tan trong dd ax mạnh hoặc bazơ mạnh 
I. Axit
1. Định nghĩa
HCl đ H+ + Cl- (1)
HClO đ H+ + ClO- (2)
H2S D H+ + HS- (3)
HS- D H+ + S2- (3*)
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation hiđro H+.
- Tính chất chung của các dd axit là tính chất của các cation H+.
2. Axit một nấc, axit nhiều nấc
* Ax một nấc là ax trong dd chỉ phân li một nấc ra ion H+ (HCl, HClO).
* Ax nhiều nấc là ax trong dd phân li nhiều nấc ra ion H+ (H2S, H3PO4). 
H2SO4 đ H+ + HSO4-
HSO4- D H+ + SO42-
Chú ý:ax mạnh nhiều nấc: a1 = 1, a2 < 1
II. Bazơ
NaOH đ Na+ + OH-
Mg(OH)2 D Mg(OH)- + OH-
- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion hiđro OH-.
- Tính chất chung của các dd bazơ là tính chất của các anion OH- trong dd.
Chú ý: bazơ mạnh nhiều nấc: a1 = 1, a2 < 1
III. Hiđroxit lưỡng tính
*Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ
Zn(OH)2 D Zn2+ + 2OH- (4)
Zn(OH)2 D 2H+ + ZnO22- (5)
*Các hiđroxit thường gặp là: Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, chúng đều ít tan trong nước và có lực ax, lực bz đều yếu.
HĐ 5: Củng cố bài
Viết ptđl của các chất sau trong dd nước: H2SO4, H3PO3, Ba(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Na2SO4, NaHCO3.
ãCủng cố, dặn dò 
BTVN: Làm tất cả các bài tập tr 10 SGK
Tiết 4
HĐ 1
HS 1: làm bài tập 2/10 - SGK
HS 2 (và cả lớp): Muối là chất điện li, viết ptđli của các chất sau trong dd nước: Na2CO3, Na3PO4, (NH4)2SO4, NaHSO3, NaH2PO4
Na2SO3 đ 2Na+ + SO32-
Na3PO4 đ 3Na+ + PO43-
(NH4)2SO4 đ 2NH4+ + SO42-
NaHCO3 đ Na+ + HSO3- (1)
(HSO3- D H+ + SO32-)
NaH2PO4 đ Na+ + H2PO4- (2)
(H2PO4- D H+ + HPO42-)
HS dưới lớp nhận xét và sửa chữa (nếu cần).
GV củng cố lưu bảng bài của HS 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài
HĐ 2
GV: từ kết quả bài của HS2, thành phần của dd muối? Định nghĩa muối theo thuyết điện li?
HS: 
- Tp dd muối: cation kim loại( hoặc cation NH4+) và anion gốc ax.
- Đ/n muối: Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại( hoặc NH4+) và anion gốc ax.
GV củng cố và kết luận Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc ax.
GV: Nhận xét khả năng phân li của các muối: NaHSO3, NaH2PO4?
HS: Anion gốc ax trong các trường hợp (1), (2) có khả năng phân li ra ion H+.
GV bổ sung và kết luận 
- Căn cứ vào khả năng phân li ra ion H+ của gốc ax mà muối được chia thành muối ax và muối trung hòa. H trong ax hoặc gốc ax còn khả năng phân li tạo ion H+ gọi là H ax.
- Kl: Muối thường gặp:
+ Muối TH: anion gốc ax không còn khả năng phân li ra ion H+.
+ Muối ax: anion gốc ax còn khả năng phân li ra ion H+.
+ Muối phức tạp: muối kép, muối phức...
HĐ 3 (trọng tâm)
GV:
- Tính chất quan trọng của muối là tính tan và tính điện li.
- Lưu ý: 
+ Những muối được coi là không tan thì thực tế vẫn tan một lượng nhỏ và phần tan đó vẫn điện li hoàn toàn.
+ Sự điện li tiếp của anion gốc ax và cation phức đều có a < 1. 
+ Trong gốc ax của một số muối (Na2HPO3, NaH2PO2) vẫn còn H nhưng đó là muối TH vì những H không phải là H ax
IV. Muối
1. Định nghĩa
Na2CO3 đ 2Na+ + CO32-
Na3PO4 đ 3Na+ + PO43-
(NH4)2SO4 đ 2NH4+ + SO42- 
NaHSO3 đ Na+ + HSO3-
(HSO3- D H+ + SO32-)
NaH2PO4 đ Na+ + H2PO4-
(H2PO4- D H+ + HPO42-)
*Định nghĩa: Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc ax.
*Phân loại muối: muối thường gặp:
- Muối TH: anion gốc ax không còn khả năng phân li ra ion H+.
- Muối ax: anion gốc ax còn khả năng phân li ra ion H+.
- Muối phức tạp: muối kép, muối phức...
K2SO4.Al2(SO4)3,...
2. Sự điện li của muối trong nước
*Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc ax.
*Nếu gốc ax còn hiđro ax thì gốc này có thể tiếp tục phân li yếu ra ion H+.
*Chú ý:
- Những muối được coi là không tan thì thực tế vẫn tan một lượng nhỏ và phần tan đó vẫn điện li hoàn toàn.
- Sự điện li tiếp của anion gốc ax và cation phức đều có a < 1. 
- Trong gốc ax của một số muối (Na2HPO3, NaH2PO2) vẫn còn H nhưng đó là muối TH vì những H không phải là H ax
HĐ 4: Củng cố bài
Bài 1: dd A có chứa đồng thời 2 muối NaCl 0,3M và K3PO4 0,1M. Có thể pha dd A bằng cách hòa tan vào nước hai muối KCl và Na3PO4 được không? Nếu có thể được, để pha 2 lit dd A cần bao nhiêu mol KCl và bao nhiêu mol Na3PO4.
Bài 2: DD A chứa đồng thời 3 muối Na2SO4 0,05M, KCl 0,1M, NaCl 0,5M. 
1.Có thể pha dd A được hay không nếu chỉ hòa tan vào nước hai muối sau:
a. NaCl và K2SO4 b. Na2SO4 và KCl 
2. Nếu có thể được, để chuẩn bị 200 ml dd A cần hòa tan vào nước bao nhiêu gam mỗi muối?
ãCủng cố, dặn dò 
	 BTVN: Bài 1: Có V1 lit dd HCl chứa 9,125 gam HCl (dd A) và V2 lit dd HCl chứa 5,475 gam HCl (dd B). Trộn dd A và dd B được 2 lit dd mới (dd C). Thể tích dd c bằng tổng thể tích dd A và dd B.
a. Tính nồng độ mol của dd C.
b. Tính nồng độ mol của dd A và dd B biết hiệu số giữa nồng độ mol của dd A và dd B là 0,4M.
Bài 2: Chia 19,8 gam Zn(OH)2 thành 2 phần bằng nhau:
a. Cho 150 ml dd H2SO4 1M vào phần I. Tính khối lượng muối tạo thành.
b. Cho 150 ml dd NAOH 1M vào phần II. Tính khối lượng muối tạo thành.
- Tìm hiểu bài Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit - bazơ
...........................................................................
27/8/2009
Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit - bazơ
(Tiết 5)
●MTBH
	1. Kiến thức
	HS biết đánh giá độ axit và độ kiềm của các dd theo nồng độ H+ và pH; Màu của một số chất chỉ thị thông dụng trong dd ở các khoảng pH khác nhau.
	2. Kĩ năng
	HS biết làm một số dạng toán đơn giản có liên quan đến [H+], [OH-], pH và xác định môi trường axit, kiềm hay trung tính
ãChuẩn bị 
	GV
	- Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ
	- Hóa chất: dd: NaOH loãng, HCl loãng, nước cất, chất chỉ thị pH.
	HS: Đọc trước bài: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ
ãPPDH
	- Sử dụng TN theo pp chứng minh
	- Dùng pp gợi mở, nêu vấn đề.
ãThiết kế bài lên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài
HĐ 1: vào bài Trong thực tế các em được nghe nhắc nhiều đến pH. Vậy pH là gì? Cơ sở để xác đinh pH? Cách xác định pH của dd?
HĐ 2: 
GV: Bằng dụng cụ đo cực nhạy, người ta thấy nc cũng dẫn điện nhưng rất yếu vậy nước là chất điện li rất yếu.
Hãy biểu diễn sự điện li của nước theo thuyết Areniut
HĐ 2 (trọng tâm)
GV: từ (1), nhận xét gì về nồng độ của ion H+ và OH- trong nước. Nước có môi trường trung tính, vậy môi trường trung tính là môi trường như thế nào?
HS:
- trong nước nồng độ của ion H+ và OH- bằng nhau.
- Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] 
GV: Viết biểu thức hằng số cân bằng của (1).
HS (*)
GV thông báo: do nước điện li rất yếu nên trong [H2O] trong (*) được coi là không đổi vì vậy K.[H2O] là đại lượng không đổi, kí hiệu là 
GV kết luận bằng slide 1
- là tích số ion của nước, là hằng số ở nhiệt độ xác định
- ở 25oC: = 
- Một cách gần đúng có thể coi giá trị là hằng số cả trong dd loãng của các chất khác nhau
GV lưu ý = 1,0.10-14 được dùng ở nhiệt độ không khác nhiều với 25oC.
HĐ 3 (trọng tâm)
GV thông báo: tích số ion của nước là hằng số đối với dd loãng của các chất vì vậy nếu biết nồng độ H+ trong dd sẽ biết nồng độ OH- trong dd đó và ngược lại.
GV: Tính nồng độ mol của ion H+ và OH- trong nước
HS : [H+] = [OH-] = = 1,0.10-7M (1)
GV: nước có môi trường trung tính, nên có thể định nghĩa: Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] = 1,0.10-7M 
GV: So sánh nồng độ ion H+ và OH- trong dd ax và dd bz với nồng độ ion H+ và OH- trong nước.
HS: Trong dd ax [H+] > [OH-] hay [H+] > 1,0.10-7M (2)
Trong dd bz [OH-] > [H+] hay [OH-] > 1,0.10-7 
hay [H+] < 1,0.10-7 M (3)
GV: Từ (1), (2), (3) có nhận xét gì về mối quan hệ giữa [H+] của các dd ax, bz, trung tính với giá trị 1,0.10-7 M ở 25oC?
HS: Môi trường trung tính: [H+] = [OH-] = 1,0.10-7M 
 Môi trường ax: [H+] > 1,0.10-7M 
 Môi trường bz: [H+] < 1,0.10-7 M 
GV: Củng cố và kết luận
 *Môi trường trung tính: [H+] = [OH-] = 1,0.10-7M 
 *Môi trường ax: [H+] > 1,0.10-7M 
 *Môi trường bz: [H+] < 1,0.10-7 M
HĐ 4 (trọng tâm)
GV yêu cầu HS nghiên cứu SKG để trả lời câu hỏi và điền phiếu số 1
Phiếu số 1 
1.pH là gì? Cách xác định?
2.Điền tiếp vào bảng sau:
Dung dịch
[H+]
pH
Môi trường
I
0,01M
II
Trung tính
III
0,025M
I

File đính kèm:

  • docChuong 1.doc
Giáo án liên quan