Giáo án Hóa học 11 năm 2008

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

 - Biết được sự điện ly của nước.

Biết tích số ion của nước và ý nghĩa của đai lượng này.

Biết được khái niệm về pH và chất chỉ thị axit - bazơ

2. Kỹ năng:

Vận dụng tích số ion của nớc để xác định nồng độ H+ và OH- trong dung dịch.

Biết đánh giá độ axit, bazơ, của dung dịch dựa vào nồng độ H+; OH-; pH; pOH.

Biết sử dụng một số chất chỉ thị axit, bazơ để xác định tính axit, kiềm của dung dịch.

B. CHUẨN BỊ:

 + Dung dịch axit loãng (HCl hoặc H2SO4), dung dịch bazơ loãng (NaOH hoặc Ca(OH)2), phenol phtalein, giấy chỉ thị axit - bazơ vạn năng.

 + Tranh vẽ, ảnh chụp, máy đo pH.

 

doc30 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 11 năm 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	A. H2O B. HCl C. NaOH D. NaCl
Câu16: Chọn những chất điện ly mạnh trong các chất sau:
	a. NaCl b. Ba(OH)2 c. HNO3 d. AgCl e. Cu(OH)2 f. HCl
	A. a, b, c, f B. a, d, e, f C. b, c, d, e D. a, b, c
Câu 17 Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính? 
 	A. Zn(OH)2 B. Sn(OH)2	 C. Al(OH)3 D.Cả A, B, C
Câu 18Các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch:
	A. Na+, Cu2+, Cl-, OH- B. K+, Fe2+, Cl-, SO42- 
	C. Ba2+, K+, Cl-, SO42- D. Pb2+, NO3-, SO42-, Mg2+
Câu 19 Thể tích dung dịch HCl 0,2M cần để trung hoà 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,2M là bao nhiêu? 
 A. 50 ml B. 100ml C. 500 ml D. 2000 ml 
Câu 20 Dung dịch NaOH 0,001M có pH là bao nhiêu? 
 A. 11 B. 12 C. 13 D. 14 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O 
 O
B
 O 
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
C
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O 
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
D
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
 O
II. Tư luận (5đ)
 Trình bày chi tiết câu 10, 11, 19.
Ngày soạn 24/09/2008
Chương 2. Nitơ - Photpho
Tiết 11. Ni tơ
A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
+ HS biết : Vị trí và cấu tạo nguyên tử N. Cấu tạo phân tử N2.
+ HS hiểu: Tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản của N, ứng dụng và điều chế nitơ.
2. Kĩ năng :
+ Dựa vào cấu tạo nguyên tử , phân tử, dự đoán tính chất hoá học của nitơ.
+ Viết được các phương trình phản ứng của nitơ với một số đơn chất.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ GV máy tính, máy chiếu.
+ HS: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
 - Tìm hiểu cấu tạo của nguyên tử N " công thức phân tử N2.
C. Tiến trình dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1.
I. Vị trí và cấu hình electron của nguyên tử nitơ.
GV yêu cầu HS dựa vào bảng hệ thống tuần hoàn xác định vị trí của nguyên tố nitơ.
GV hướng dẫn HS dựa vào vị trí của nguyên tố nitơ viết cấu hình electron của nguyên tố này và cho nhận xét về số electron lớp ngoài cùng và số electron độc thân.
- Dựa vào cấu hình elctron xác định :
+ Số e lớp ngoài cùng, số e độc thân. Từ đó suy ra số liên kết cộng hoá trị của N có thể tạo thành với nguyên tử khác.
+ Hoá trị và số ôxi hoá lớn nhất của N:
GV đặt vấn đề : Giữa hai nguyên tử N tạo thành bao nhiêu liên kết cộng hoá trị?
Từ đó viết công thức elctron , công thức cấu tạo và công thức phân tử của N.
HS: HS xác định vị trí của nguyên tố N.
- Số thứ tự: 7.
- Chu kì 2.
- Nhóm V A.
HS viết cấu hình electron: 
N (Z=7) : 1s22s22p3.
- Có 5 e lớp ngoài cùng. 3 e độc thân
HS: Có 5 e ở lớp ngoài.
3e độc thân " 3 liên kết cộng hoá trị. 1 cặp e " 1 liên kết cho nhận.
HS: N có hoá trị lớn nhất là IV và số ôxi hoá cao nhất là +5 
HS : Thảo luận công thức cấu tạo phân tư
Hoạt động 2.
II. Tính chất vật lí
GV cho HS quan sát bình đựng khí N2 và yêu cầu HS đưa ra nhận xét trạng thái khí, màu sắc, mùi vị của N2?
GV yêu cầu HS trình bày tỉ khối của N2 so với không khí?
GV bổ sung thêm về nhiệt độ, độ sôi, độ tan của nitơ và yêu cầu HS so sánh với nhiệt độ sôi và độ tan của ôxi.
GV thông báo kết quả thí nghiệm: đưa que đóm đang cháy vào bình nitơ, que đóm phụt tắt và đưa con cào cào đang sống vào bình nitơ sau vài phút con cào cào chết và yêu cầu HS nhận xét.
HS quan sát và thảo luận:
- Khí nitơ không màu, không mùi không vị.
HS: 
dN2/kk = 0,97
" Khí N2 nhẹ hơn không khí.
HS ts0 = - 1960C < t0s O2 = - 183oC
- Khí N2 tan rất ít trong nước.
HS thảo luận :
- Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
Hoạt động 3.
III . Tính chất hoá học
GV nêu vấn đề: Tại sao ở nhiệt độ thường N2 lại kém hoạt động về mặt hoá học? GV gợi ý HS dựa vào cấu tạo phân tử N2 để giải thích?
GV bổ sung: ở nhiệt độ cao, nitơ trở nên hoạt động hoá học hơn và tác dụng với nhiều chất.
GV yêu cầu HS dựa vào cấu hình e và độ âm điện của nguyên tố nitơ để xác định số ôxi hoá của nitơ trong hợp chất.
GV nêu câu hỏi : Hãy cho biết tính chất hoá học cơ bản của N2? GV gợi ý HS dựa vào số ôxi hoá của nitơ.
GV nhấn mạnh: Tính ôxi hoá là tính chất chủ yếu của nitơ.
GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng và cho nhận xét về sự thay đổi số ôxi hoá của các nguyên tố, chỉ ra chất ôxi hoá, chất khử trong các phản ứng sau:
Mg + N2 "
N2 + H2 "
N2 + O2 "
GV giới thiệu về đặc điểm của phản ứng N2 với H2 và O2 là thuận nghịch và bổ sung điều kiện phản ứng.
GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế phản ứng giữa N2 và O2 trong không khí, khi có tia sét xảy ra trong cơn giông và chiếu hình 2.1 lên màn hình.
GV giới thiệu thêm : Khí NO sinh ra kém bền kết hợp ngay với ôxi trong không khí thành nitơ đi ôxit màu nâu đỏ và yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
GV bổ sung : Các ôxit khác của nitơ như N2O, N2O3, N2O5 không điều chế trực tiếp giữa nitơ và ôxi.
GV nêu câu hỏi củng cố phần tính chất hoá học:
- Cho các chất H2, O2, Li, Cu, Ba, Hg số chất phản ứng được với nitơ là?
A. 3. B.4. C. 5. D. Tất cả.
HS thảo luận: 
- Liên kết ba NN trong phân tử N2 bền " nitơ khá trơ về mặt hoá học.
HS: Nitơ có số ôxi hoá : -3, 0, +1 " +5.
HS thảo luận :
- Nitơ vừa có tính ôxi hoá vừa có tính khử.
HS thảo luận theo nhóm và trả lời:
Mg0 + N20 Mg3+2N2-3
" Mg là chất khử.
 N2 là chất ôxi hoá.
Nhận xét: N2 tác dụng được với một số kim loại hoạt động như Ca, Al,.
N20 + H20 D 2NH3
" H2 là chất khử.
 N2 là chất ôxi hoá.
 N20 + O2 D 2NO . 
" N2 chất khử
 O2 chất ôxi hoá.
HS: 2O + O2 D 2O2
HS thảo luận :
Chọn phương án B.
Hoạt động 4.
IV . ứng dụng
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế để rút ra những ứng dụng chính của nitơ.
HS tóm tắt ứng dụng của nitơ.
- Dùng để tổng hợp khí amoniac sản suất axit nitric, phân đạm.
N2 " NH3 " HNO3 sản suất phân đạm.
- dùng làm môi trường trơ, bảo quản máu và các mẫu vật sinh học khác.
Hoạt động 5
V. Trạng thái tự nhiên
GV hướng dẫn HS đọc SGK.
HS thảo luận 
- nitơ chiếm 78,16 % ( 4/5) thể tích không khí.
- nitơ có trong khoáng chất natri nitrat NaNO3 (diêm tiêu natri)
Hoạt động 6.
VI. điều chế
1. Trong công nghiệp.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
- Phương pháp sản xuất nitơ?
- Nguyên tắc và nội dung?
HS thảo luận và cử đại diện trả lời.
- Phương pháp trưng cất phân đoạn không khí lỏng.
- Nguyên tắc của phương pháp: dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau giữa các chất trong hỗn hợp lỏng để tách riêng từng chất.
- Sơ đồ điều chế:
Không khí (đã loại bỏ CO2, hơi nước) " Không khí lỏng " N2 sôi bay ra còn O2 lỏng còn lại.
2. Trong phòng thí nghiệm
GV làm thí nghiệm điều chế nitơ bằng cách đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà hoặc thay bằng dung dịch của amoni clorua và natrinitrit.
GV: Gợi ý HS quan sát và rút ra nxvề cách thu khí nitơ và nhận biết khí nitơ, viết phương trình phản ứng.
HS: Thu qua nước ( hoặc thu trực tiếp bằng phương pháp đẩy không khí).
- làm tắt que diêm đang cháy.
- phương trình phản ứng:
NH4NO2 N2 + 2H2O
Hoạt động 7.
Củng cố bài - bài tập về nhà
GV yêu cầu HS nắm vững hai ý:
- Nitơ thể hiện tính ôxi hoá hoặc tính khử, nhưng tính ôxi hoálà tính chất chủ yếu.
- Phương pháp điều chế nitơ.
Bài tập về nhà: 2,3,4,5.
D. Hướng dẫn giải bài tập SGK:
5. Phương trình phản ứng:
N20 + H20 D 2NH3
Thể tích nitơ cần lấy : 1/2 x 67,2x100/25 = 134,4 lit
Thể tích hiđro cần lấy:3/2 x 67,2x 100/25 = 403,2 lit
Ngày 29/09/2008
Tiết 12 - 13. Amoniac và muối amoni
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
+ Biết đặc điểm cấu tạo phân tử amoniac; tính chất vật lí, ứng dụng và phương pháp điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
+ Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học, nhận biết và ứng dụng của muối amoni.
+ Hiểu tính chất hoá học cơ bản của amoniac : tính bazơ yếu và tính khử.
2. Kĩ năng:
+ Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của amoniac.
+ Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất của amoniac.
+ Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
+ Nhận biết các dung dịch.
+ Tính toán thể tích các chất theo phương trình phản ứng.
3. Tình cảm thái độ
+ Giúp học sinh biết được nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường của việc sản xuất NH3, HNO3 và có ý thức bảo vệ môi trường sống.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
+ GV chuẩn bị hoá chất và các dụng cụ thí nghiệm sau:
- Hoá chất : Khí NH3, muối NH4Cl và các dung dịch : NH3 ; HCl đặc, AlCl3, Ca(OH)2 , NaOH.
- Dụng cụ : Bình cầu , nút cao su có ống thuỷ tinh xuyên qua, đèn cồn, giá thí nghiệm, chậu thuỷ tinh đựng nước, ống nghiệm, thìa lấy hoá chất, ống nhỏ giọt.
+ HS : Ôn tập tính chất chung của bazơ.
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Amoniac.
Hoạt động 1
I. Cấu tạo phân tử
GV yêu cầu HS nhắc lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nitơ và cho biết sự tạo thành liên kết trong phân tử NH3.
GV yêu cầu HS viết công thức electron, công thức cấu tạo của NH3.
GV cho HS quan sát sơ đồ phân tử NH3 hình 2.2 SGK và yêu cầu HS rút ra nhận xét:
- Dạng hình học của phân tử NH3
- Góc liên kết H N H
- Độ dài liên kết N - H
HS thảo luận:
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nitơ : 
2s22p3.
- N dùng 3 e ở phân lớp 2p tạo thành liên kết với 3 nguyên tử H bằng 3 liên kết cộng hoá trị phân cực.
- N còn một cặp e tự do trên phân lớp 2s có thể tham gia liên kết với nguyên tử khác.
HS viết công thức:
 . . H
H : N : H H - N :
 . . H 
 H
HS nhận xét :
- Phân tử NH3 có dạng hình chóp tam giác.
 N - Góc liên kết
 HNH = 1070
 - Độ dài liên kết :
 N - H = 0,102 nm
 H H
 H
Hoạt động 2.
II . Tính chất vật lí
GV : Cho Hs quan sát bình đựng khí NH3 và nitơ và mở nút yêu cầu HS nhận xét:
- Trạng thái
- Màu sắc
- Mùi vị.
- Tỉ khối của NH3 so với không khí.
GV làm thí nghiệm nghiên cứu tính tan của khí NH3 trong nước theo SGK và hướng dẫn HS quan sát, trả lời các câu hỏi :
- Cho biết hiện tượng xảy ra ?
- Vì sao nước phun vào bình thành những tia có màu hồng?
Từ đó yêu cầu HS rút ra nhận xét về khả năng hoà tan của NH3 trong nước và tính chất chung của dung dịch thu được.
GV bổ sung :
- ở 200C , 1l nước ho

File đính kèm:

  • docCung Tham khao GV 11 CB.doc
Giáo án liên quan