Giáo án Hóa học 11 - Học kỳ II - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:

- Các khái niệm về ankan, công thức chung của dãy đồng đẳng , CTCT và cách gọi tên một số chất đơn giản.

- Nắm được tính chất và phản ứng đặc trưng của ankan. Ứng dụng của ankan trong đời sống và trong công nghiệp.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng những kiến thức đã học để lập dãy đồng đẳng, viết các đồng phân.

- Viết được các phản ứng xảy và gọi tên các sản phẩm.

3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.

 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.

B. Chuẩn bị: Mô hình phân tử butan, bật lửa gaz cho phản ứng cháy.

C. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.

D. Tiến trình lên lớp::

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu định nghĩa của các loại phản ứng trong hóa học hữu cơ và cho ví dụ minh họa ?

 

doc79 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Học kỳ II - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, không thơm thành thơm, no thành không no...
4. Ứng dụng: 
- Từ dầu mỏ sản xuất được các loại nhiên liệu.
- Làm nguyên liệu cho các quá trình sản xuất hóa học.
II. Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ:
1. Thành phần: 
* Khí thiên nhiên : CH4 (95%V), còn lại là các đồng đẳng như C2, C3, C4 và các khí vô cơ như O2, N2, CO2, H2S...
* Khí dầu mỏ: (khí đồng hành) thành phần tương tự khí thiên nhiên nhưng CH4 (50-70%V).
2. Ứng dụng:
Là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quan trọng của SX hóa học.
III. Than mỏ:
* Than mỏ : Là phần còn lại của cây cỏ cổ đại đã bị biến hóa.
Bao gồm: than gầy, than mỡ, than nâu
Than mỡ -1000độC,không có kk-> được hh : nhựa than đá, khí lò cốc, than cốc.
* Khí lò cốc : là hh dễ cháy gồm H2(59%V) ; CH4(25%V) ; CO(6%V) ; CO2, N2, O2 (7%V) và còn lại là các hidrocacbon khác.
* Nhựa than đá : là chất lỏng , chứa nhiều hidrocacbon thơm và phenol. Từ nhựa này tách được benzen, toluen, phenol, naphtalen...và hắc ín.
E.Củng cố và dặn dò: Làm các bài tập 1,2,3,4/169 SGK và soạn bài mới cho tiết sau.
Tiết 54: HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON
Ngày : 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Hệ thống hóa các loại hidrocacbon quan trọng như ankan, anken, ankadien, ankin và ankylbenzen về đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học đặc trưng và ứng dụng của chúng. Thông qua đó thấy được mối quan hệ giữa các loại hidrocacbon với nhau.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết phản ứng hóa học, chuyển hóa giữa các hidrocacbon nhận biết và điều chế chúng.
3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
B. Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị bài ở nhà trước, giáo viên chuẩn bị bảng phụ tóm tắt về một số loại hidrocácbon quan trọng.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
D. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hướng dẫn học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học về hidrocacbon.
Hãy hoàn thành các phản ứng:
1. C2H2 -(1)-> C2H6 -(2)-> C2H4 -(3)-> C2H6.
2. Heptan -(1)-> metylxiclohexan -(2)-> metylbenzen.
Hoàn thành các dãy biến hóa sau :
1. CH4 -(1)-> C2H2 -(2)-> C6H6 -(3)-> C6H5Br.
2. C4H10 -(1)-> C2H4 -(3)-> C2H4Br2 -(4)-> C2H2. 
Học sinh điền và các ô đã kẻ và cho ví dụ minh họa .
Học sinh hoàn thành các dãy phản ứng bên và nêu mối liên hệ giữa các loại .
Học sinh làm và giáo viên cùng cả lớp kiểm tra lại.
I. Hệ thống hóa về hidrocacbon:
ANKAN
ANKEN
ANKIN
ANKYLBENZEN
CTPT
CnH2n+2
(n ≥ 1)
CnH2n
(n ≥ 2)
CnH2n - 2
(n ≥ 2)
CnH2n - 6 
(n ≥ 6)
Đđiểm cấu tạo
- Chỉ có liên kết đơn.
- Có đồng phân mạch cacbon.
- Có 1 liên kết đôi C=C.
- Có đồng phân mạch cacbon, vị trí liên kết đôi và đồng phân hình học.
- Có một liên kết ba C = C.
- Có đồng phân mạch cacbon, vị trí liên kết ba.
- Có ṿng benzen.
- Có đồng phân mạch cacbon của nhánh ankyl và đồng phân vị trí tương đối của các nhóm ankyl.
Lí tính
- Ở đk thường, từ C1 đến C4 là chất khí, C5 đến C17 là chất lỏng và còn lại là chất rắn.
- Không màu, không tan trong nước.
Hóa tính
- Phản ứng thế với halogen.
- Phản ứng tách.
- Phản ứng oxi hóa.
- Phản ứng cộng (H2, Br2, HX...).
- Phản ứng trùng hợp.
- Phản ứng oxi hóa.
- Phản ứng cộng (H2, Br2, HX...).
- Phản ứng thế H liên kết trực tiếp với C liên kết ba.
- Phản ứng oxi hóa.
- Phản ứng thế (halogen hóa).
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng oxi hóa mạch nhánh.
Ứng dụng
Làm nguyên liệu, nhiên liệu, dung môi.
Làm nguyên liệu.
Làm nguyên liệu.
Làm dung môi, nguyên liệu.
II. Sự chuyển hóa giữa các loại hidrocacbon:
 ANKAN
 +H2 dư, Ni, t0 +H2, Ni, t0
 -H2, Ni, t0 
 ANKIN ANKEN
ANKAN tách H2, đóng vòng XICLOANKAN tách H2 benzen và 
 đồng đẳng.
III. Bài tập áp dụng:
Theo các bài giáo viên ra.
E.Củng cố và dặn dò: Học bài cũ và soạn bài mới cho tiết học sau.
CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL.
Tiết 55: DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIDROCACBON
Ngày : 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Biết khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen của hidrocacbon.
- Nắm được tính chất hóa học đặc trưng và ứng dụng của một số dẫn xuất halogen.
2. Kĩ năng: - Viết được CTCT các đồng phân của dẫn xuất halogen cụ thể. 
 - Viết được phương trình hóa học : thủy phân (thế) và tách của dẫn xuất halogen.
3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
B. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số tư liệu về ứng dụng của dẫn xuất halogen, thí nghiệm thủy phân etylbromua. Học sinh ôn lại các kiến thức cũ.
C. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề.
D. Tổ chức hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ : Viết dãy biểu diễn sự chuyển hóa qua lại giữa các chất etylen, etan, etylclorua, etanol, axetylen, benzen, brombenzen.
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
1. Nêu khái niệm dẫn cuất halogen đã được học ?
2. Nêu vài phản ứng mà sản phẩm thu được là dẫn xuất halogen, kết luận ?
3. Hãy cho vài ví dụ dẫn xuất halogen là no, không no, mạch hở, mạch vòng và gọi tên ?
4. Tham khảo SGK, nêu tính chất vật lí cơ bản của dẫn xuất halogen?
5. Viết phản ứng thế NaOH tổng quát cho dẫn xuất halogen ?
6. Nêu các ứng dụng quan trọng của dẫn xuất halogen trong cuộc sống ?
* Khi thay thế nguyên tử H của phân tử hidrocacbon bằng nguyên tử halogen ta được dẫn xuất halogen của hidrocacbon.
Học sinh nêu ví dụ và kết luận:
* Có thể tạo dẫn xuất halogen bằng các phản ứng : cộng, thế...
Học sinh nêu ví dụ, gọi tên, giáo viên cùng cả lớp kiểm tra lại.
Ở đk thường :
- Chất có phân tử khối nhỏ (CH3Cl, CH3F...) ở thể khí, các chất có phân tử khối lớn hơn ở thể lỏng và rắn.
- Hầu như không tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ.
- Một số có hoạt tính sinh học cao như halotan CF3-CHClBr : chất gây mê không độc, DDT : thuốc trừ sâu.
R-X + NaOH (KOH) -t0->
 R-OH + NaX (KX)
- Dùng làm nguyên liệu để tổng hợp các hợp chất quan trong khác.
- Một số là dung môi tốt.
- Ngoài ra một số dẫn xuất được sử dụng để làm thuốc trừ sâu, diệt khuẩn, gây tê, gây mê...
I. Khái niệm, phân loại:
1. Khái niệm:
* Khi thay thế nguyên tử H của phân tử hidrocacbon bằng nguyên tử halogen ta được dẫn xuất halogen của hidrocacbon.
* VD:
...
* Có thể thu được dẫn xuất halogen của HC bằng nhiều cách : phản ứng thế, cộng...
2. Phân lọai:
a. Dẫn xuất halogen của HC no, mạch hở.
VD:...
b. Dẫn xuất halogen của HC không no, mạch hở.
VD:...
c. Dẫn xuất halogen của HC thơm.
VD:...
* Bậc của dẫn xuất halogen bằng bậc của nguyên tử C liên kết với halogen.
II. Tính chất vật lí:
Ở đk thường :
- Chất có phân tử khối nhỏ (CH3Cl, CH3F...) ở thể khí, các chất có phân tử khối lớn hơn ở thể lỏng và rắn.
- Hầu như không tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ.
- Một số có hoạt tính sinh học cao như halotan CF3-CHClBr : chất gây mê không độc, DDT : thuốc trừ sâu.
III. Tính chất hóa học:
1. Phản ứng thế với dd NaOH:
CH3CH2Cl + NaOH -t0-> CH3CH2OH
 + NaCl
* Khả năng phản ứng :
- R-I > R-Br > R-Cl > R-F.
- Bậc III > Bậc II > Bậc I.
- C6H5-X C=C-X <..C-C-X.
2. Phản ứng tách:
CH3CH2Br + KOH -C2H5OH,t0->
 CH2=CH2 + KBr + H2O.
IV. Ứng dụng:
1. Làm nguyên liệu: 
- Tổng hợp một số polime có ứng dụng quan trọng như PVC, cao su cloropren, teflon...
- Tổng hợp một số hóa chất quan trọng như ancol, phenol, axit...
2. Làm dung môi:
Một số chất là dung môi tốt như CHCl3, CH2Cl-CH2Cl, CCl4...
3. Các lĩnh vực khác:
- Sản xuất thuốc trừ sâu , diệt khuẩn như 2,4-D (2,4-diclophenolxylaxetic), DDT (diclodiphenoltricloetan) có độc tính cao.
- Một số chất dùng làm thuốc gây mê, gây tê (C2H5Cl) 
E.Củng cố và dặn dò: - Làm bài tập 1,2/177 SGK tại lớp.
 - Làm bài tập 3,4,5,6/177 SGK, học và soạn bài mới cho tiết sau.
Tiết 56: ANCOL
Ngày : (tiết 1)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Biết khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử của ancol.
- Nắm được các tính chất hóa học cơ bản của ancol.
2. Kĩ năng: 
- Viết được CTCT các đồng phân và gọi tên của ancol cụ thể. 
- Viết được các phương trình thể hiện tính chất hóa học của ancol và cách điều chế chúng.
3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
B. Chuẩn bị: Mô hình, hình lắp ghép phân tử ancol để minh họa. Bảng t0 sôi : ankan, dẫn xuất halogen, ancol có cùng M hoặc gần bằng nhau. C2H5OH khan, Na, ancol isoamilic (C5), H2SO4 đặc, CH3COOH đặc, dd NaOH, dd CuSO4, dây Cu, C3H5(OH)3. Ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ.
C. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề.
D. Tổ chức hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ : Hãy viết công thức cấu tạo thu gọn của hợp chất có tên etylclorua và gọi tên thay thế của nó. Viết các phản ứng thể hiện tính chất hóa học của chất này ?
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
1. Từ định nghĩa, học sinh hãy nêu vài ví dụ hợp chất được gọi là ancol ?
2. Từ phân loại về ancol , hãy xét xem các ancol ví dụ trên thuộc laọi nào ?
3. Hãy cho vài ví dụ ancol là vòng no, đơn chức, là no đa chức ?
4. Bậc của nguyên tử cacbon no trong ankan được xác định như thế nào ? Rút ra bậc của ancol ?
5. Nhắc lại khái niệm đồng phân ? Đối với hợp chất no, mạch hở thì có những loại đồng phân gì ?
6. Viết các đồng phân cấu tạo của các ancol có CTPT C4H10O và gọi tên theo danh pháp thông thường, thay thế ?
7. Tham khảo SGK, nêu các tính chất vật lí cơ bản của ancol ? Viết các liên kết hidro tạo ra giữa ancol với ancol và giữa ancol với nước ?
Ví dụ ancol :
CH3-OH (1)
CH3-CH2-OH (2)
C6H5-CH2-OH (3)
CH2=CH-CH2-OH (4)
......
Học sinh trả lời, giáo viên và cả lớp cùng kiểm tra lại.
 -OH , 
- OH
HO-CH2-CH2-OH
CH3-CH(OH)-CH2-OH
....
Học sinh trả lời kiến thức cũ, cả lớp nhận xét.
Vậy bậc của ancol là bậc của nguyên tử C có nhóm -OH.
- Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng CTPT gọi là các đồng phân.
- Đối với hợp chất no m

File đính kèm:

  • docHoa 11.doc
Giáo án liên quan