Giáo án Hóa học 11 - Chương 2: Nhóm Nitơ

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Biết nhóm nitơ gồm những nguyên tố nào

 Biết được tính chất của các nguyên tố trong nhóm liên quan thế nào đến cấu hình electron của nguyên tử, bán kính nguyên tử và độ âm điện của các nguyên tố đó.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện HS kỹ năng viết cấu hình electron của nguyên tử

 Từ cấu hình electron dự đoán vị trí, tính chất của nguyên tố dạng đơn chất cũng như hợp chất.

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên: Bảng hóa học tuần hoàn, hệ thống câu hỏi và lựa chọn bài tập củng cố.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, xem lại phần cấu hình electron đã học năm lớp 10.

 

doc35 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Chương 2: Nhóm Nitơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS kiểm tra bài cũ (10 phút)
Học sinh 1: Sửa bài tập 2 (sgk, trang 55)
Học sinh 2 : Sửa bài tập 7 (sgk, trang 55)
Giảng bài mới:
Thời gian
Nội dung
Hoạt dộng của GV
Hoạt động của HS
HĐ1
5 phút
HĐ2
15 phút
HĐ3
4 phút
HĐ4
1 phút
B- MUỐI NITRAT
I- Tính chất vật lí:
- Tất cả các muối nitrat đều tan nhiều trong nước và là chất diện li mạnh. Trong dung dịch điện li hoàn toàn thành các ion. Ion NO3- không màu. Một số muối nitrat có màu là do màu của ion kim loại, ví dụ Cu(NO3)2 có màu xanh, Fe(NO3)3 có màu vàng.
- Một số muối nitrat như NaNO3, NH4NO3, hấp thụ hơi nước trong không khí nên dễ bị chảy rữa.
II- Tính chất hóa học
Phản ứng trao đổi ion:
Ví dụ:
Cu(NO3)2 + 2NaOH " Cu(OH)2$ + 2NaNO3
Ba(NO3)2 + Na2SO4 " BaSO4$ + 2NaNO3
Phản ứng phân hủy bởi nhiệt
Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy cho sản phẩm khác nhau phụ thuộc vào cation tạo muối.
* Muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh (natri, kali) bị phân hủy thành muối nitrit và oxi:
Ví dụ : 
2KNO3 " 2KNO2 + O2
* Muối nitrat của Mg, Zn, Fe, .Cu phân hủy tạo oxit kim loại:
Ví dụ:
2Mg(NO3)2 " 2MgO + 4NO2 + O2
* Muối nitrat của Ag, Au, Hg, bị phân hủy thành kim loại tương ứng.
Ví dụ: 
2AgNO3 " 2Ag + 2NO2 + O2
* Nhận xét: Ở nhiệt độ cao các muối nitrat bị phân hủy đều cho ra sản phẩm khí là oxi.
Tính oxi hóa mạnh của ion NO3-:
Trong môi trường trung tính, ion NO3- không có tính oxi hóa. Trong môi trương axit (H+) hoặc trong môi trường kiềm (OH-) ion này thể hiện tính oxi hóa mạnh.
Ví dụ: 
3Cu + 8H+ + 2NO3- " Cu2+ + 2NO# + 4H2O
Khí NO thoát ra hóa nâu ngoài không khí. Phản ứng này dùng để nhận biết ion NO3-
III- Ứng dụng của muối nitrat
Các muối nitrat được sử dụng chủ yếu làm phân bón trong nông nghiệp: NH4NO3, NaNO3, KNO3, Ca(NO3)2
Kali nitrat còn được sử dụng để chế thuốc nổ đen.
C- CHU TRÌNH CỦA NITƠ TRONG TỰ NHIÊN
Yêu cầu HS tham khảo SGK và nêu tính chất vật lí của muối nitrat
Cho ví dụ một số muối nitrat, yêu cầu HS dự đoán màu của những dung dịch muối này.
- GV hỏi: Điều kiện để phản ứng trao đổi ion trong dung dịch xảy ra được là gì ?
- Yêu cầu HS viết một số phản ứng trao đổi ion của muối nitrat.
- Yêu cầu HS chia nhóm thảo luận và trình bày tính chất phân hủy bởi nhiệt của muối nitrat.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày
- GV nhận xét và chỉnh sửa
- Giáo viên đặt vấn đề: Cu có thể bị hòa tan trong dung dịch HNO3, tuy nhiên Cu hay kim loại khác cũng có thể bị hòa tan trong dd muối nitrat khi thêm vào đó vài giọt axit hay kiềm ? Điều này là do đâu?
- GV làm thí nghiệm Cu tác dụng với NO3- trong môi trường axit. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng giải thích
- GV ghi chú: phản ứng này dùng để nhận biết NO3- trong dung dịch
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu ứng dụng của muối nitrat.
GV giảng giải thêm về thuốc nổ đen.
- Yêu cầu HS vệ nhà đọc SGK và tóm tắt chu trình của nitơ trong tự nhiên thành 1 sơ đồ.
HS nghiên cứu SGK và nêu tính chất vật lí của muối nitrat.
HS dự đoán màu
HS trả lời
Hs lên bảng viết phản ứng.
HS chia nhóm và thảo luận
Cử đại diện nhóm lên bảng trình bày
Các nhóm chú ý
HS chú ý đặt ra câu trả lời.
Học sinh quan sát thí nghiệm và lên bảng viết phản ứng giải thích.
HS chú ý ghi nhớ cách nhận biêt sự có mặt của ion NO3- trong dung dịch
HS nghiên cứu SgK và nêu ứng dung của muối nitrat
Học sinh chú ý theo dõi.
Học sinh chú ý, ghi nhớ về nhà làm.
4. Củng cố - dặn dò:
Bài tập củng cố: Yêu cầu HS chia nhóm, phát phiếu học tập cho mỗi nhóm làm và sau đó GV sửa.
Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong sách bài tập và tóm tắt chu trình của nitơ trong tự nhiên thành 1 sơ đồ.
PHIẾU HỌC TẬP
	LỚP:..
 NHÓM:.
Câu 1: Hãy cho biết nhận định sau đây về muối nitrat đúng (Đ) hoặc sai (S):
A. Tất cả muối nitrat đều tan trong nước và là chất điện li mạnh ..
B. Tất cả các muối nitrat có thể tham gia phản ứng trao đổi ion với một số axit, bazơ, muối khác .
C. Muối nitrat rắn không có tính oxi hóa ..
D. Dung dịch muối nitrat thể hiện tính oxi hóa trong môi trường axit .
E. Muối nitrat rắn rất bền với nhiệt ..
Câu 2: Khi bị nhiệt phân , dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là kim loại, khí NO2 và O2 ?
Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2
Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3.
Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3.
Hg(NO3)2, AgNO3.
Tiết 20
LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ
 Ngày soạn: 08/10/2007
 Ngày dạy: 
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp HS nắm vững cấu tạo của N2, NH3, HNO3, các tính chất hóa học cơ bản của đơn chất nitơ và của một số hợp chất : Amoniac, muối amoni, axit nitric, muối nitrat.
- Biết cách nhận biết sự có mặt của N2, NH3, NH4+, NO3-.
- Các phương pháp điều chế nitơ và một số hợp chất của nitơ
2. Kỹ năng:
- Nhận biết các hợp chất của nitơ
- Viết phương trình và cân bằng phản ứng, đặc biệt là các phản ứng oxi hóa – khử.
- Giải các bài toán hóa học
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập củng cố
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp
Tiến trình ôn tập
Thời gian
Nội dung ôn tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1
15 phút
HĐ2
30 phút
KIẾN THỨC CẦN NẮM
Đơn chất Nitơ : N2
Cấu hình electron nguyên tử nitơ là: 1s22s22p3. Nguyên tử có 3 electron độc thân. Các số oxi hóa có thể đạt được của nitơ là: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
Phân tử N2 chứa liên kết ba bền vững nên N2 khá trơ ở điều kiện thường
Nitơ có thể thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Hợp chất của nitơ
1. Amoniac
- NH3 là chất khí tan nhiều trong nước
Tính bazơ yếu: Phản ứng với nước, phản ứng với axit, phản ứng với dung dịch muối
Có phản ứng tạo phức tan với Cu2+, Zn2+, Ag+.
Có tính khử: Tác dụng với O2, với Cl2, với oxit kim loại có tính oxi hóa.
2. Muối amoni 
- Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh
- Trong dung dịch, ion NH4+ là axit yếu
- Tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra khí ammoniac
- Dễ bị phân hủy bởi nhiệt
3. Axit nitric
- Là axit mạnh
- Là chất oxi hóa mạnh: HNO3 oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) cho sản phẩm có thể là: NO2, NO, N2O, N2O, N2, NH4NO3 tùy thuộc vào nồng độ của HNO3 và tính khử mạnh hay yếu của kim loại.
- HNO3 đặc oxi hóa được nhiều phi kim và các hợp chất có tính khử.
4. Muối nitrat
- Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh
- Dễ bị nhiệt phân hủy
- Nhận biết ion NO3- bằng phản ứng với Cu kim loại và H2SO4 loãng.
BÀI TẬP
- Bài tập 1: (SGK, trang 57)
(a) 2NH3 + 3CuO"3Cu + N2 + 3H2O
 N2 + 3H2 D 2NH3 (t0, xt)
4NH3 + 5O2 " 4NO + 6H2O (t0, xt)
2NO + O2 " 2NO2 
4NO2 + O2 + 2H2O " 4HNO3
HNO3 + NaOH " NaNO3 + H2O
2NaNO3 "2NaNO2 + O2 (t0)
(b) N2 + O2 D NO (1)
4NH3 + 3O2" 2N2 + 6H2O (2) (t0)
N2 + 3H2 D 2NH3 (3) (xt, t0)
4NH3 + 5O2 " 4NO + 6H2O (4) (t0, xt)
2NO + O2 " 2NO2 (5)
Cu + 2HNO3 (đ) " Cu(NO3)2 + NO2 + 2H2O(6)
4NO2 + O2 + 2H2O " 4HNO3 (7)
Cu(NO3)2 + H2S " CuS$ + 2HNO3 (8)
CuO + 2HNO3 " Cu(NO3)2 + H2O (9)
3CuO + 2NH3 " N2 + 3Cu + 3H2O (10)
- Bài tập 2: (SGK, trang 58)
Theo đề bài: MD = 1,25 x 22,4 = 28. Vậy D là N2. Ta có các phản ứng:
NH4Cl(C) D NH3(A) + HCl(E)
8NH3(A) + 3Cl2 " 6NH4Cl(C) + N2(D)
2NH3 + 3Cl2 " N2 + 6HCl(E)
- Bài tập 3: (SGK, trang 58)
(a) C (b)D
- Bài tập 4: (SGK, trang 58)
 Dùng quỳ tím nhận biết dd NH3, dd Na2SO4. Dùng dd Ba(OH)2 phân biệt 2 dung dịch (NH4)2SO4 và NH4Cl.
GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm ôn tập như sau:
+ Nhóm 1: Cấu tạo và tính chất của đơn chất nitơ
+ Nhóm 2: Cấu tạo và tính chất của hợp chất nitơ: ammoniac và muối amoni.
+ Nhóm 3: Axit nitric
+ Nhóm 4: Muối nitrat
Chia bảng thành 4 phần và yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày tóm tắt.
GV nhận xét và kết luận.
Yêu cầu các nhóm làm bài tập:
+ Nhóm 1: Bài tập 1a
+ Nhóm 2: Bài tập 1b
+ Nhóm 3: Bài tập 2
+ Nhóm 4: Bài tập 3, 4.
HS chia nhóm thảo luận
+ Nhóm 1: Thảo luận về đon chất Nitơ
+ Nhóm 2: thảo luận về ammoniac và muối amoni
+ Nhóm 3: thảo luận về axit nitric.
+ Nhóm 4: thảo luận về muối nitrat.
Các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày.
Chú ý GV nhận xết, kết luận.
Tiết 21
PHOTPHO
 Ngày soạn: 09/10/2007
 Ngày dạy:
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết:
- Cấu tạo phân tử, các dạng thù hình và hiểu tính chất hóa học của photpho.
- Một số dạng tồn tại của photpho trong tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụng của photpho trong đời sống và sản xuất.
2. Kỹ năng:
- Viết phương trình phản ứng và cân bằng phản ứng.
- Làm bài tập toán về phản ứng cháy của photpho, của P2O5 tác dụng với dung dịch NaOH, KOH.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
- Hình ảnh: Một số khoáng vật của photpho: apatit, photphoric; tranh vẽ các dạng thù hình của photpho.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập củng cố
2. Học sinh: 
Xem trước bài ở nhà
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS kiểm tra bài cũ (10 phút)
- Học sinh 1: Viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:
NH3" N2"NH3"NO"NO2"HNO3"NaNO3"NaNO2
- Học sinh 2: Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam Cu kim loại bằng lượng dư dung dịch HNO3 đặc nóng thu được khí A. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 200 gam dung dịch NaOH dư thu được dung dịch B. Tính nồng độ phần trăm các muối thu được trong dung dịch B.
3. Giảng bài mới:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1
7 phút
HĐ2
10 phút
HĐ2
3 phút
HĐ4
5 phút
I- Tính chất vật lí
Đơn chất photpho có thể tồn tại ở một số dạng thù hình, trong đó quan trọng nhất là photpho trắng và photpho đỏ.
Photpho trắng: Là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc vàng nhạt, có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. P trắng mềm, dễ nóng chảy, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. P trắng rất độc, bốc cháy trong không khí ở ngay nhiệt độ thường.
Photpho đỏ: Là chất bột màu đỏ có cấu trúc polime. Khó nóng chảy và khó bay hơi hơn photpho trắng. P đỏ không tan trong các dung môi thông thường, chỉ bốc cháy ở nhiệt độ trên 2500C. Khi đun nóng P đỏ chuyển thành hơi, làm lạnh hơi ngưng tụ thành trắng.
II- Tính chất hóa học:
P hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ ở điều kiện thường.
1. Tính oxi hóa:
P tác dụng với một số 

File đính kèm:

  • docga11 chuong 2(1).doc
Giáo án liên quan