Giáo án Hóa học 11 - Bài 51: Dẫn xuất Halogen của Hiđrocacbon - Trần Thị Hà

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen của hiđrocacbon

- Trình bày được tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản của chúng

- Giải thích được một số cơ chế tham gia phản ứng thế, phản ứng tách của các dẫn xuất halogen của hiđrocacbon.

- Trình bày được một số ứng dụng của các dẫn xuất.

2. Kỹ năng

- Phân loại được, gọi tên được các dẫn xuất halogen của hiđrocacbon

- Viết được các phương trình minh họa tính chất hóa học của các dẫn xuất halogen của hiđrocacbon

- Vận dụng được các lý thuyết để giải bài tập

 

docx6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 51: Dẫn xuất Halogen của Hiđrocacbon - Trần Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
BÀI 51: DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON
(Chương trình Hóa học 11)
 (TIẾT 1)
GVHD	: cô giáo Nguyễn Thị Ngọc GSTT	 	: Trần Thị Hà
Lớp thực tập giảng dạy	: 11B2
Ngày thực tập giảng dạy	: 0/0/2013
Mục tiêu
Kiến thức
Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
Trình bày được tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản của chúng
Giải thích được một số cơ chế tham gia phản ứng thế, phản ứng tách của các dẫn xuất halogen của hiđrocacbon.
Trình bày được một số ứng dụng của các dẫn xuất.
Kỹ năng
Phân loại được, gọi tên được các dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
Viết được các phương trình minh họa tính chất hóa học của các dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
Vận dụng được các lý thuyết để giải bài tập
Thái độ
Tăng thêm sự say mê, tìm tòi về bộ môn hóa học hữu cơ nói riêng và hóa học nói chung
Tăng sự hứng thú, thích thú với môn hóa học
Phương pháp dạy học
Thuyết trình
Hỏi đáp
Nêu vấn đề
Chuẩn bị của thầy và trò
GV: Tranh ảnh, bài giảng PP, các phiếu câu hỏi
HS: đọc trước bài ở nhà, ôn tập lại các kiến thức cũ
Tiến trình dạy học
Ổn định lớp (1 phút)
Dạy bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hóa học (30 phút)
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
GV: Các dẫn xuất halogen có CT chung: 
 Do X có độ âm điện lớn nên cặp el 
 Liên kết giữa C – X bị lệch về phía X à liên kết bị phân cực à Liên kết C – X là trung tâm hoạt động.
à Có thể có pứ thế nguyên tử halogenua và pứ tách hidro halogenua.
Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH
GV yêu cầu HS đọc SGK và mô tả lại 3 thí nghiệm.
HS đọc SGK và mô tả lại các thí nghiệm.
GV giải thích các thí nghiệm và yêu cầu HS chú ý: phản ứng của các ankyl halogenua, anlyl halogen nua và dx phenyl halogenua
Phản ứng tách hiđro halogenua
Yêu cầu HS nhìn vào hình 8.1 (SGK trang 213)
GV mô tả thí nghiệm và giải thích. Yêu cầu HS lên bảng viết PTPƯ
HS lên bảng viết PT
GV: đặt vấn đề
Với hợp chất trên thì nguyên tố halogen sẽ tách với H ở C nào?
GV: giới thiệu quy tắc Zai-xep
Yêu cầu HS lên bảng viết PT
HS lên bảng viết PT
PTTQ: 
GV nêu ví dụ: 
CH3CH2CH2Cl→CH3CHClCH3
Chú ý: Chuyển từ dẫn xuất bậc thấp lên bậc cao, bằng cách tách HX, sau đó cộng HX.
Phản ứng với Magie 
GV giới thiệu phản ứng của RX với Magie.
4.Phản ứng tổng hợp Wurtz (mở rộng)
GV giới thiệu thêm phản ứng của các dx halogen với Na.
PTTQ: 
R-X + R’-X + 2Na→R-R’ + 2NaX
VD:
2CH3Cl + 2Na→C2H6 + 2NaCl
CH3Cl + C2H5Cl + 2Na→ C3H8 + 2NaCl
Chú ý với HS: có thể sử dụng phản ứng này để tăng mạch C khi điều chế hiđrocacbon.
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH
PTTQ:
R−X + NaOH → R−OH + NaX
Ankyl halogenua không phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường cũng như khi đun sôi, thủy phân khi đun nóng với dung dịch kiềm tạo thành ancol
R−X + OH− ROH + X−
 Dẫn xuất loại anlyl halogenua bị thuỷ phân ngay khi đun sôi với nước
RCH=CHCH2−X + H2O RCH=CHCH2−OH + HX
Dẫn xuất loại phenyl halogenua (nhóm X đính trực tiếp vào vòng benzen) không phản ứng với dd kiềm ở nhiệt độ thường cũng như nhiệt độ cao, chúng chỉ phản ứng với kiềm đặc ở nhiệt độ cao, áp suất cao.
Phản ứng tách hiđro halogenua
Quy tắc Zai – xep: khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với H ở nguyên tử C bậc cao hơn bên cạnh.
Phản ứng với Magie 
Phản ứng với Magie, xt ete khan, tạo thành hợp chất cơ magie..
R - X + Mg ete khan R - Mg - X
 (ankyl magie halogenua)
VD:
 Etyl magie bromua
- Hợp chất cơ magie tác dụng nhanh với những hợp chất có H linh động như (nước, ancol.) và tác dụng với khí cacbonic
4.Phản ứng tổng hợp Wurtz
- PTTQ:
2R-X + 2Na→ R-R + 2NaX
R-X + R’-X + 2Na →R-R’ + 2NaX
VD
2CH3Cl + 2Na→C2H6 + 2NaCl
CH3Cl + C2H5Cl + 2Na →C3H8 + 2NaCl
Chú ý: có thể sử dụng phản ứng này để tăng mạch C khi điều chế hiđrocacbon.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng (3 phút)
GV yêu cầu Hs xem SGK và nêu các ứng dụng quan trọng của dx halogen.
ỨNG DỤNG
Làm dung môi: metylen, clorofom, cacbon tetraclorua. là những chất lỏng hoà tan được nhiều chất hữu cơ đồng thời còn dễ bay hơi, dễ giải phóng khỏi hỗn hợp.
Làm nguyên liệu cho tổng hợp hữu cơ: Các dẫn xuất halogen của etilen, butilen được dùng làm monome tổng hợp polime quan trọng.
Các ứng dụng khác: làm chất gây mê trong phẫu thuật, diệt sâu bọ, phòng trừ dịch hại, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng ở thực vật.
Hoạt động 6: Củng cố (10 phút)
GV: Yêu cầu HS làm BT trong SGK: bài 5, 6, 7.
HS làm BT
GV: Dặn dò HS làm BT về nhà và chuẩn bị bài mới.
Rút kinh nghiệm
	Chữ ký của GVHD
	Nguyễn Thị Ngọc

File đính kèm:

  • docxGIAO AN BAI 51 TIET 2 HH11NC.docx