Giáo án Hóa học 11 - Bài 47: Stiren và Naphtalen - Trần Thị Hà

1. Kiến thức

- Nhớ được cấu trúc, công thức phân tử, công thức cấu tạo của stiren và naphtalen.

- Nhớ được tính chất vật lý cơ bản của stiren và naphtalen

- Nhớ được các tính chất hóa học của stiren là phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, đồng trùng hợp và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn; tính chất hóa học cơ bản của naphtalen là phản ứng thế, các phản ứng cộng và phản ứng oxi hóa.

2. Kỹ năng

- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của stiren và naphtalen

- Nhận biết được stiren và naphtalen với một số chất khác

 

docx8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 6738 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 47: Stiren và Naphtalen - Trần Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
BÀI 47: STIREN VÀ NAPHTALEN
Người soạn	 : Trần Thị Hà
GVHD	: cô giáo Nguyễn Thị Ngọc
Lớp	: 11B2
Mục tiêu
Kiến thức
Nhớ được cấu trúc, công thức phân tử, công thức cấu tạo của stiren và naphtalen.
Nhớ được tính chất vật lý cơ bản của stiren và naphtalen
Nhớ được các tính chất hóa học của stiren là phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, đồng trùng hợp và phản ứng oxi hóa không hoàn toàn; tính chất hóa học cơ bản của naphtalen là phản ứng thế, các phản ứng cộng và phản ứng oxi hóa.
Kỹ năng
Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của stiren và naphtalen
Nhận biết được stiren và naphtalen với một số chất khác
Thái độ
Yêu thích bộ môn hóa học
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thuyết trình, hỏi đáp
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp (2 phút)
Quá trình dạy học
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Yêu cầu: Nhắc lại đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học đặc trưng của anken và benzene?
HS: trả lời câu hỏi
Anken: mạch hở, có chứa nối đôi C=C trong phân tử. Tính chất hóa học đặc trưng là: phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, đồng trùng hợp và phản ứng oxi hóa (tính chất không no)
Benzen: mạch vòng hình lục giác đều. tính chất hóa học đặc trưng: tính thơm: dễ thế khó cộng và bền với chất oxi hóa.
Hoạt động 1: Tìm hiểu Stiren (22 phút)
STIREN
Tính chất vật lý và cấu tạo (4 phút)
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu tính chất vật lý của stiren.
GV giới thiệu CTPT và CTCT của stiren.
CTPT: C8H8
CTCT: C6H5- CH=CH2
hoặc 
Tên gọi: Stiren (vinylbenzen, phenyletilen)
Tính chất hóa học (15 phút)
GV: yêu cầu HS nhìn vào CTCT của Stiren, nhận xét và từ đó dự đoán tính chất hóa học của Stiren.
KL: Stiren có tính chất của một anken và có tính chất của HC thơm.
Phản ứng của anken (phản ứng ở nhánh)
Phản ứng cộng
Cộng H2, X2, HX (Cl2, Br2, HCl, HBr, HOH.)
Yêu cầu HS lên bảng viết PT: Stiren cộng X2, cộng HX, cộng H2O
Phản ứng cộng tuân theo quy tắc cộng Mac cop nhi cop: H ưu tiên cộng vào C mang nhiều H (C thấp hơn), còn A ( phần mang điện tích âm), ưu tiên cộng vào C mang ít H hơn. (C bậc cao hơn).
Cộng H2
Phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp.
Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành phân tử lớn gọi là polime.
Yêu cầu HS lên viết PT
Phản ứng đồng trùng hợp là phản ứng trùng hợp đồng thời 2 hay nhiều loại monome
Phản ứng oxi hóa
GV: giới thiệu, giống etilen, stiren làm mất màu dung dịch KMnO4, nhóm vinyl bị oxi hóa thành ancol
Ứng dụng (2 phút)
Yêu cầu HS đọc SGK và nêu ứng dụng của stiren
HS trả lời câu hỏi: 
Stiren là một chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước
HS ghi bài vào vở
HS trả lời câu hỏi:
Stiren bao gồm có một nhánh không no
 –CH=CH2, và một vòng thơm.
Dự đoán tính chất hóa học: có tính chất không no của một anken và tính thơm của aren.
 Poli(butađien-stiren)
 Cao su buna –S 
-HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
Sản xuất polime
PS là chất nhiệt dẻo trong suốt, dùng chế tạo dụng cụ văn phòng, dụng cụ gia đình.
Sản xuất cao su buna –S.
STIREN
Tính chất vật lý và cấu tạo
Stiren là một chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước
CTPT: C8H8
CTCT: 
hoặc 
Tên gọi: Stiren (vinylbenzen, phenyletilen)
Tính chất hóa học 
Tính chất của một anken: phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp, làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường.
Phản ứng của anken (phản ứng ở nhánh)
Phản ứng cộng
Cộng H2, X2, HX (Cl2, Br2, HCl, HBr, HOH.)
PTPƯ.
Phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp
Viết PTPƯ trùng hợp stiren.
Phản ứng đồng trùng hợp là phản ứng trùng hợp đồng thời 2 hay nhiều loại monome
Viết PTPƯ
Phản ứng oxi hóa
Stiren làm mất màu dung dịch KMnO4, nhóm vinyl bị oxi hóa thành ancol
Viết PTPƯ
Ứng dụng
Sản xuất polime
PS là chất nhiệt dẻo trong suốt, dùng chế tạo dụng cụ văn phòng, dụng cụ gia đình.
Sản xuất cao su buna –S. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu Naphtalen (18 phút)
NAPHTALEN
Tính chất vật lý và cấu tạo (4 phút)
Yêu cầu HS đọc SGK và nêu tính chất vật lý của Naphtalen.
GV: Giới thiệu 
CTPT: C8H8
CTCT: 
Cấu tạo: Gồm 2 vòng benzene tiếp giáp nhau. 
Tính chất hóa học (12 phút)
Từ CTCT, yêu cầu HS dự đoán tính chất hóa học.
Phản ứng thế
GV: Giới thiệu các vị trí thế 
Dễ thế hơn benzene 
Sản phẩm thế ưu tiên ở vị trí α là sản phẩm chính.
Thế X2, thế HNO3
Yêu cầu HS lên viết PTPƯ.
Phản ứng công H2
GV: Giới thiệu các phản ứng cộng với H2
Yêu cầu HS lên viết PT dưới dạng phân tử
Phản ứng oxi hóa
Yêu cầu HS nhớ lại tính chất của benzene, xác định naphtalen có làm mất màu dung dịch KMnO4 không?
Giới thiệu: Khi có xúc tác V2O5, nhiệt độ cao, naphtalen bị oxi hóa thành anhiđrit phtalic. 
Viết PT
Ứng dụng (2 phút)
Yêu cầu HS nêu ứng dụng của naphtalen.
HS trả lời:
Là chất rắn màu trắng, tnc= 80oC, ts=218oC, thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường, có mùi đặc trưng.
Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
HS trả lời: Naphtalen gồm 2 vòng benzene nên có tính thơm tương tự benzene: dễ thế, khó cộng và bền với tác nhân oxi hóa.
HS lên bảng viết PT
HS trả lời câu hỏi: naphtalen có tính chất tương tư benzene, nó không làm mất màu dung dịch KMnO4
HS trả lời câu hỏi:
Naphtalen đươc sử dụng để sản xuất các hợp chất dung trong công nghiệp chất dẻo, dược phẩm, phẩm nhuộm
Sản xuất tetralin và đecalin dùng làm dung môi.
Làm chất chống gián (băng phiến)
NAPHTALEN
Tính chất vật lý và cấu tạo
Là chất rắn màu trắng, tnc= 80oC, ts=218oC, thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường, có mùi đặc trưng.
Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
CTPT: C8H8
CTCT: 
Cấu tạo: Gồm 2 vòng benzene tiếp giáp nhau.
Tính chất hóa học
Có tính thơm tương tự benzene: dễ thế, khó cộng và bền với tác nhân oxi hóa.
Phản ứng thế
GV: Giới thiệu các vị trí thế 
Dễ thế hơn benzene 
Sản phẩm thế ưu tiên ở vị trí α là sản phẩm chính.
Thế X2, thế HNO3
PTPƯ.
Phản ứng công H2
GV: Giới thiệu các phản ứng cộng với H2
Yêu cầu HS lên viết PT dưới dạng phân tử
Phản ứng oxi hóa
Naphtalen có tính chất tương tư benzene, nó không làm mất màu dung dịch KMnO4
Khi có xúc tác V2O5, nhiệt độ cao, naphtalen bị oxi hóa thành anhiđrit phtalic. 
Viết PT
Ứng dụng 
Naphtalen đươc sử dụng để sản xuất các hợp chất dung trong công nghiệp chất dẻo, dược phẩm, phẩm nhuộm
Sản xuất tetralin và đecalin dùng làm dung môi.
Làm chất chống gián (băng phiến)
Hoạt động 3: Củng cố (8 phút)
Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Bài 5: SGK- trang 196
Chỉ dùng 1 thuốc thử, phân biệt:
Benzen, etylbenzen, Stiren
Stiren, phenylaxetilen
Bài 3: SGK-trang 196
HS lên làm bài tập: 1HS lên bảng làm bài 3, 1 HS đứng tại chỗ trả lời bài 5.
a.
 Hóa 
 chất
Thuốc 
thử
Benzen 
Etylbenzen
Stiren
Dd KMnO4
To thường
Không hiên tượng
Không hiện tượng
dung dịch mất màu 
dd KMnO4
Đun nóng
Không hiện tượng
Dd mất màu
b.
 Hóa 
 chất
Thuốc 
thử
Stiren
Phenylaxetillen
Dd AgNO3/NH3 dư
Không hiện tượng
Tạo kết tủa vàng.
RÚT KINH NGHIỆM
.......

File đính kèm:

  • docxBAI 47 STIREN VA NAPHTALEN.docx
Giáo án liên quan