Giáo án Hóa học 11 - Bài 30: Ankađien

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh biết:

+ Khái niệm về ankađien: Công thức chung, đặc điểm cấu tạo, phân loại,

 đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.

 + Phương pháp sản xuất buta–1,3-đien từ butan và isopren từ isopentan

trong công nghiệp; ứng dụng của ankađien.

- Học sinh hiểu:

+ Đặc điểm cấu trúc của hệ liên kết đôi liên hợp

+ Vì sao phản ứng của ankađien xảy ra nhiều hướng hơn so với anken

- Học sinh vận dụng:

+Viết các phản ứng hóa học của ankađien

+ Giải bài tập

 

doc7 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 7670 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Bài 30: Ankađien, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 30 : ANKAĐIEN (t44)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức 
- Học sinh biết:
+ Khái niệm về ankađien: Công thức chung, đặc điểm cấu tạo, phân loại,
 đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
 + Phương pháp sản xuất buta–1,3-đien từ butan và isopren từ isopentan 
trong công nghiệp; ứng dụng của ankađien.
- Học sinh hiểu: 
+ Đặc điểm cấu trúc của hệ liên kết đôi liên hợp
+ Vì sao phản ứng của ankađien xảy ra nhiều hướng hơn so với anken
- Học sinh vận dụng:
+Viết các phản ứng hóa học của ankađien
+ Giải bài tập 
2. Kĩ năng: 
 - Viết công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng
 - Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra, kết luận.
 - Viết các phương trình phản ứng hoá học 
 -Nhận biết các HC thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: + một số bài tập mở rộng
2. Học sinh: + Học và làm bài cũ đầy đủ
III. Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại- gợi mở .
IV. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp: 
2.Giảng bài mới
Vào bài : Tiết trước chúng ta đã nghiên cứu một đai diện của HC không no đó là anken 
, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu một đại diện nữa đó là ankađien . Chúng ta đi 
vào bài 30: ankađien
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Định nghĩa và phân loại 
- Ngoài, anken có một liên kết đôi trong phân tử còn có các hợp chất có 2 hoặc 3 liên kết đôi.
-Dựa vào gợi ý viết tất cả CTCT của C3H4 và có chứa liên kết đôi C=C.
- GV gợi ý CT nào HS viết là ankađien.
- GV đưa ra các ví dụ 
CH2 = C = CH - CH3 
CH2=C-CH=CH2
 CH3 
- Định nghĩa ankađien 
-Công thức tổng quát?
- GV cho thêm một ví dụ 
CH2=CHCH2CH=CH2 
Hỏi: Nhận xét gì về vị trí các liên kết đôi trong các ví dụ trên?
-Gv kết luận 
-Gv gợi ý tên của ankađien tương tự như anken nhưng thay đuôi en = đien
-Yêu cầu HS đọc tên các ankađien trên ?
Hoạt động 2 ( hoạt động trọng tâm): Tính chất hóa học
-So sánh điểm giống và khác nhau về cấu tạo của anken và ankađien. Từ đó nhận xét về khả năng phản ứng của ankađien?
* Phản ứng cộng:
- Gv nêu vấn đề: Tùy điều kiện về tỉ lệ mol 1:1 hoặc 1:2 có các phản ứng cộng tương tự anken.
- HS vận dụng viết các phản ứng cộng của buta-1,3-đien với: H2 dư , Br2, HCl.
- Lưu ý HS khi viết phản ứng cộng hiđro halogenua tạo sản phẩm chính theo quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp.Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc Mac- côp- nhi cốp.
- GV bổ sung: tất cả các ankađien liên hợp như buta-1,3-đien và isopren... ở phản ứng theo tỷ lệ mol 1:1 ngoài dạng cộng theo 1,2 ở nhiệt đọ thấp (như anken ) thì khi nâng nhiệt độ còn có kiểu cộng 1,4.
- GV viết ptpư.
-GV cung cấp % sản phẩm ở các nhiệt độ khác nhau. 
- Từ đó cho HS rút ra kết luận
-GV nhấn mạnh ankađien có làm mất màu dung dịch Br2 (nhận biết ankađien) 
-GV giao bài tập về nhà
Viết pư giữa isopren và HBr theo tỉ lệ 1:1 và HBr dư ở nhiệt độ 400C. Xác định SPC,SPP. Gọi tên ?
* Phản ứng trùng hợp: 
- Yêu cầu HS nhắc lại phản ứng trùng hợp, điều kiện để có phản ứng trùng hợp?
- GV hướng dẫn HS viết phản ứng trùng hợp của buta-1,3-đien. Sản phẩm trùng hợp theo hướng 1, 4 vì: Do điều kiện để có phản ứng trùng hợp là nhiệt độ, áp suất cao và có xúc tác thích hợp. Ở nhiệt độ cao nên trùng hợp 1,4 là bền.
- Tương tự, HS viết ptpứ trùng hợp của isopren.
- Gv giới thiệu thêm polibutađien và poliisopren đều có tính đàn hồi cao nên được dùng để chế cao su tổng hợp. Loại cao su này có tính chất gần giống với cao su thiên nhiên.
* Phản ứng oxi hóa
-Viết Pư oxi hóa hoàn toàn của butađien?
- Nhận xét số mol của H2O và số mol của CO2
- Pư tổng quát?
- Bài tập: Khi đốt một trong ba khí sau C3H8, C3H6, C3H4 thu được 8,8g CO2 và 2,7g H2O . Hỏi khí đem đốt là gì ? Giải thích ? (đáp án C3H4)
(Thu 5 HS bất kỳ lấy điểm cộng)
- Ankađien làm mất màu dung dịch thuốc tím tương tự anken
- Ankađien làm mất màu dung dịch thuốc tím tương tự anken
Hoạt động 3
Điều chế, ứng dụng của butađien và isopren
-Hs viết pư điều chế trong công nghiệp từ ankan tương ứng.
-Gv giới thiệu thêm pư điều chế butađien từ etanol
-Ứng dụng?
CTCT của C3H4 : 
CH2 = C = CH2 
- Ankađien là những HC mạch hở , trong phân tử chứa 2 liên kết đôi C=C.
+Có 2 liên kết đôi kề nhau
+Có 2 liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn 
+ Có 2 liên kết đôi cách nhau từ 2 liên kết đơn trở nên
buta- 1,3- đien
2-metylbuta-1,3-đien
penta-1,4-đien
- Giống: Đều có liên kết đôi C=C
- Khác: về số lượng liên kết đôi.
- Có các phản ứng tương tự anken: 
+ Pư cộng (cộng H2, halogen hiđro halogenua, nước..)
+ Pư trùng hợp
+Pư oxi hóa
- HS viết các PTPƯ
-Là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ, giống nhau hoạc tương tự nhau tạo thành những phân tử rất lớn.
-Đk phản ứng trùng hợp: nhiệt độ cao, áp suất cao, xúc tác phù hợp.
CH2 = C - CH= CH2 
 CH3
(CH2 -C= CH-CH2)n 
 CH3 
(poliisopren)
- Viết PTPƯ
-Số mol CO2 lớn hơn số mol số mol H2O
HS làm nhanh trong 1,5 phút.
-HS viết ptpu
- Ứng dụng quan trọng nhất của butađien và isopren đó là nguyên liệu để sản xuất cao su .
I.Định nghĩa và phân loại
1.Định nghĩa:
CH2 = C = CH2 propađien (anlen)
CH2 = C = CH - CH3 buta-1,2-đien
CH2 = CH - CH= CH3 buta-1,3-đien
 (butađien)
àCác ankađien 
- Định nghĩa: SGK
CTTQ: 
. Phân loại :
 đien: cạnh nhau
 đien :cách nhau 1 liên kết đơn 
 (ankađien liên hợp)
 đien :cách nhau 1 hay nhiều liên kết đơn (ankađien không liên hợp)
II- Tính chất hóa học
1. Phản ứng cộng
a. Cộng hiđro
CH2 = CH - CH= CH2 + 
CH3 – CH2 – CH2 – CH3
CH2 = C - CH= CH2 +2H2 
 CH3
 CH3 – CH – CH2 –CH3 
 CH3
b. Cộng halogen và hiđro halogenua
CH2 = CH - CH= CH2 +Br2 
-800C 
CH2Br –CHBr- CH= CH2 80% (sản phẩm cộng 1,2)
 CH2 Br– CH =CH-CH2Br 20% 
 400C ( sản phẩm cộng 1,4)
 CH2 = CH - CH= CH2 + HBr
-800C 
 CH3 –CHBr- CH= CH2 80% 
 (sản phẩm cộng 1,2) 
 CH3–CH =CH-CH2Br 20% 
 400C (sản phẩm cộng 1,4)
Kết luận :
- Ở nhiệt độ thấp ưu tiên sản phẩm cộng 1,2 
-Ở nhiệt độ cao ưu tiên sản phẩm cộng 1,4.
- Nếu dư tác nhân thì có thể cộng vào cả 2 liên kết đôi.
c.Phản ứng trùng hợp
CH2=CH-CH=CH2 
 (CH2-CH=CH-CH2)n
 polibutađien
CH2 = C - CH= CH2 
 CH3
 (CH2 - C = CH-CH2)n 
 CH3 
(poliisopren)
d. Pư oxi hóa
 C4H6 + 11/2 O2→ 4CO2 + 3H2O
CnH2n-2 + O2 →nCO2 + (n-1)H2O
-Ankađien cũng làm mất màu dung dịch thuốc tím
III- Điều chế:
CH3-CH2-CH2 -CH3 
 CH2=CH-CH=CH2 +2H2
CH3- CH – CH2- CH3 
 CH3
 CH2 = C - CH= CH2 +2H2
 CH3
2CH3-CH2-OH 
CH2=CH-CH=CH2
 +2H2 +2H2O
 IV- Ứng dụng: SGK
3 .Cũng cố: 
- Kiến thức trọng tâm cần củng cố là phản ứng hóa học của ankađien, đặc biệt là phản 
ứng cộng 
- Học sinh về nhà làm bài tập sách giáo khoa, chuẩn bị tiết luyện tập.
- Đáp án bài tập: 
nCO2 ==0,2(mol)
n H2O==0,15(mol)
vì số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2 nên khí đem đốt là C3H4

File đính kèm:

  • docankadien11 co ban.doc