Giáo án Hóa học 11 - Bài 18: Thực hành
I - NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1 : Thử tính chất của dung dịch amoniac
Lấy dung dịch amoniac vào hai ống nghiệm nhỏ. Cho vài giọt dung dịch
phenolphtalein vào ống nghiệm thứ nhất và 5-6 giot5dung dịch muối nhôm clorua
vào ống thứ hai. Nhận xét sự xuất hiện màu của dung dịch ở ống nghiệm thứ nhất
và cho biết dung dịch amoniac có môi trường gì? Ở ống nghiệm thứ hai xảy ra hiện
tượng gì? Viết phương trình hóa học của phản ứng.
Thí nghiệm 2 : Tính oxi hóa của axit nitric
1) Lấy vào ống nghiệm 0,5ml dung dịch HNO3 đặc, rồi cho vào một mảnh nhỏ đồng
kim loại. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Quan sát màu của khí bay
ra và màu của dung dịch thu được. Giải thích và viết phương trình hóa học.
2) Cũng làm thí nghiệm trên, nhưng thay bằng 0,5 ml dung dịch HNO3 loãng (nồng
độ khoảng 2 mol/l). Đun nhẹ ống nghiệm trên đèn cồn. Quan sát màu của khí bay ra
và màu của dung dịch. Giải thích, viết phương trình hóa học.
Bài 18: THỰC HÀNH Tính chất của một số hợp chất nitơ. phân biệt một số loại phân bón hóa học Củng cố các kiến thức về tính chất của amoni, tính oxi hóa mạnh của axit nitric. Biết cách phân biệt một số loại phân bón hóc học. Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng hóa chất đảm bảo an toàn chính xác. I - NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH Thí nghiệm 1 : Thử tính chất của dung dịch amoniac Lấy dung dịch amoniac vào hai ống nghiệm nhỏ. Cho vài giọt dung dịch phenolphtalein vào ống nghiệm thứ nhất và 5-6 giot5dung dịch muối nhôm clorua vào ống thứ hai. Nhận xét sự xuất hiện màu của dung dịch ở ống nghiệm thứ nhất và cho biết dung dịch amoniac có môi trường gì? Ở ống nghiệm thứ hai xảy ra hiện tượng gì? Viết phương trình hóa học của phản ứng. Thí nghiệm 2 : Tính oxi hóa của axit nitric 1) Lấy vào ống nghiệm 0,5ml dung dịch HNO3 đặc, rồi cho vào một mảnh nhỏ đồng kim loại. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH. Quan sát màu của khí bay ra và màu của dung dịch thu được. Giải thích và viết phương trình hóa học. 2) Cũng làm thí nghiệm trên, nhưng thay bằng 0,5 ml dung dịch HNO3 loãng (nồng độ khoảng 2 mol/l). Đun nhẹ ống nghiệm trên đèn cồn. Quan sát màu của khí bay ra và màu của dung dịch. Giải thích, viết phương trình hóa học. Thí nghiệm 3 : Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy Lấy một ống nghiệm chịu nhiệt khô và cặp thẳng đứng trên giá sắt, rồi đặt giá sắt trong chậu cát. Bỏ một ít tinh thể KNO3 vào ống nghiệm và đố cho muối nóng chảy. Khi muối bắt đầu phân hủy (nhìn thấy các bọt khí xuất hiện) vẫn tiếp tục đốt nóng ống nghiệm, đồng thời dùng kẹp sắt bỏ một hòn than nhỏ đã được dốt nóng đỏ vào ống. Quan sát sự cháy tiếp tục của hòn than. Giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học. Thí nghiệm 4 : Phân biệt một số loại phân bón hóa học Cho các mẫu phân bón hóa học sau đây : amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép. Lấy mỗi loại một ít (cỡ bằng hạt ngô) vào từng ống nghiệm riêng. Cho vào mỗi ống nghiệm 4-5 ml nước cất và lắc nhẹ ống nghiệm cho dến khi các chất tan hết. a)Phân đạm amoni sunfat Lấy khoảng 1ml dung dịch của mỗi loại phân bón vừa pha chế vào từng ống nghiệm riêng. Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 0,5 ml dung dịch NaOH rồi đun nóng nhẹ. Ở ống nghiệm nào chứa dung dịch amoni sunfat sẽ có khí bay lên, khí này làm xanh giấy quỳ tím tẩm ướt. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra dưới dạng phương trình ion rút gọn. b)Phân kali clorua và supephotphat kép Lấy khoảng 1ml dung dịch vừa pha chế của mỗi loại phân bón còn lại vào từng ống nghiệm. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào từng ống. Phân biệt hai loại phân bón trên bằng cách quan sát hiện tượng trong hai ống nghiệm. Giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng. II - VIẾT TƯỜNG TRÌNH
File đính kèm:
- Bai thuc hanh 2 Bai 18.doc