Giáo án Hóa học 10 - Tự chọn 5 – Chủ đề: Luyện tập bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Ôn lại kiến thức đã học ở bài Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học.

2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập của học sinh.

3. Về thái độ tình cảm: Rèn luyện đức tính cẩn thận nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

GV: Soạn giáo án, bài tập cho về nhà cho hs rèn thêm.

HS: đọc kĩ bài ở nhà, học thuộc bài cũ, mang theo SGK + SBT.

III. PHƯƠNG PHÁP

GV: Đàm thoại kết hợp các phương pháp khác để hướng dẫn HS làm được bài tập.

HS: Nghe hướng dẫn + thảo luận để làm bài tập.

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tự chọn 5 – Chủ đề: Luyện tập bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự chọn 5 – Chủ đề: LUYỆN TẬP BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Ôn lại kiến thức đã học ở bài Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập của học sinh.
3. Về thái độ tình cảm: Rèn luyện đức tính cẩn thận nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
GV: Soạn giáo án, bài tập cho về nhà cho hs rèn thêm.
HS: đọc kĩ bài ở nhà, học thuộc bài cũ, mang theo SGK + SBT.
III. PHƯƠNG PHÁP
GV: Đàm thoại kết hợp các phương pháp khác để hướng dẫn HS làm được bài tập.
HS: Nghe hướng dẫn + thảo luận để làm bài tập.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định lớp – kiểm tra bài cũ
1
2. Vào tiết dạy mới
(không kiểm tra bài cũ)
1
NỘI DUNG BÀI DAY
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
Bài 1: 
a) X ở nhóm VA X có 5 e lớp ngoài cùng
 ở chu kì 3 X có 3 lớp electron
 Cấu hình e lớp ngoài cùng: 3s23p3 
b) Cấu hình electron của X:
 1s22s22p63s23p3 
c) Số electron của nguyên tử X là: E = P = 15
 Nguyên tử X là Photpho ( P)
 A = P + N = 15 + 16 = 31
Kí hiệu nguyên tử X là: 
Bài 2: 
Gọi số proton của X là ZX, của Y là ZY 
Coi A đứng trước B: ZX = ZY + 1 (1)
 Và ZX + ZY = 25 (2)
Từ (1) và (2) ta có: ZX = 13
 ZY = 12 
a) Cấu hình electron:
 X: 1s22s22p63s23p1 
 Y: 1s22s22p63s2 
b) Vị trí X: STT: 13 
Chu kì: 3
Nhóm: III A
 Vị trí Y:
STT: 12
Chu kì: 3
Nhóm: II A
Bài 3: 
Kí hiệu chung cho 2 kim loại là A
 2 A + 2 H2O à 2 AOH + H2 
 2 mol 1 mol
 ? 0,5 mol
 = = 0,5 mol
 nA = 0,5 . 2 = 1mol 
 = = 31
 Ta có: Mkim loại 1 < < Mkim loại 2 
 2 kim loại là: Na ( M = 23) và K ( M = 39)
Hoạt động 1:
Bài 1: 
Nguyên tố X ở nhóm VA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
a) Xác định cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X?
b) Viết cấu hình electron của nguyên tử X? 
c) Viết kí hiệu nguyên tử X? Biết hạt nhân nguyên tử X có 16 nơtron.
GV: - X ở nhóm VA từ đó ta suy ra được điều gì?
- X ở chu kì 3, vậy nguyên tử X có mấy lớp electron? Lớp ngoài cùng là lớp thứ mấy?
- Từ cấu hình electron lớp ngoài cùng ta viết cấu hình electron đầy đủ như thế nào?
- Để viết được kí hiệu nguyên tử X cần tìm các đại lượng nào?
- Để tính A ta áp dụng công thức nào?
HS: giải bài tập
Hoạt động 2:
Bài 2:
.Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng chu kì của bảng tuần hoàn, có tổng số proton là 25.
a) Viết cấu hình electron của nguyên tử X,Y?
b) Xác định vị trí X,Y trong bảng tuần hoàn? X,Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? vì sao?
GV: - Hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau trong một chu kì sẽ hơn kém nhau bao nhiêu electron?
- Trong nguyên tử có các hạt nào bằng nhau?
- Căn cứ vào hai dữ kiện bài cho ta lập được các phương trình nào?
- Để viết cấu hình electron ta cần tìm các đại lượng nào?
- Xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn là xác định những giá trị nào?
- Để biết nguyên tố đó ở nhóm A hay B ta căn cứ vào đâu?
Hoạt động 3:
Bài 3:
Cho 31 gam hỗn hợp 2 kim loại ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IA tác dụng với nước dư thu được 11,2 lít H2 ( đktc). Xác định 2 kim loại?
GV: - Hai kim loại ở cùng nhóm thì tính chất có giống nhau không?
- Để tìm tên kim loại ta cần tìm nguyên tử khối của 2 kim loại đó.
- Để dễ tính người ta thường kí hiệu chung cho 2 kim loại là một kim loại M với điều kiện Mkim loại 1 < MM < Mkim loại 2 
- Để tính nguyên tử khối ta cần tính các đai lượng nào?
- Số mol khí ở đktc được tính bằng công thức nào?
HS: làm bài
10
15
15
3. Củng cố và mở rộng
- e trong mỗi phân lớp 
- số phân lớp trong mỗi lớp
2,5
4. Dặn dò
Về nhà làm các bài tập SGK, học kĩ bài
Đọc trước bài tiếp theo.
0,5
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doc16. Tc 8 Luyện tập bảng TH.doc