Giáo án Hóa học 10 - Tiết 70: Hợp chất có oxi của lưu huỳnh - Trần Thanh Biển

A. MỤC TIÊU

HS biết:

- Công thức phân tử, tính chất vật lý của SO2.

- Ứng dụng và điều chế SO2.

HS hiểu:

 Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của SO2: vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

HS vận dụng:

- Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học SO2.

- Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.

B. CHUẨN BỊ

 Giáo viên:

- Hoá chất: Na2SO3, dung dịch H2SO4, dung dịch KMnO4.

- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm.

- Phiếu học tập:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 70: Hợp chất có oxi của lưu huỳnh - Trần Thanh Biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Ngày soạn: 04/03/2010
 Ngày giảng: 09/03/2010
HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH
Tiết 70: I. LƯU HUỲNH ĐIOXIT
A. MỤC TIÊU
HS biết:
- Công thức phân tử, tính chất vật lý của SO2.
- Ứng dụng và điều chế SO2.
HS hiểu:
 Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của SO2: vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
HS vận dụng:
- Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học SO2.
- Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.
B. CHUẨN BỊ 
 Giáo viên:
- Hoá chất: Na2SO3, dung dịch H2SO4, dung dịch KMnO4.
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm.
- Phiếu học tập:
t0
t0
t0
t0
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết phương trình nào dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
 S + O2 → 
 H2S + O2 →
 Na2SO3 + H2SO4 →
 FeS2 + O2 →
 HBr + H2SO4đặc →
 Học sinh: 
 Chuẩn bị bài theo SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
 Nêu vấn đề, gợi mở, giải quyết vấn đề kết hợp với trực quan sinh động.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1: (Gọi HS 1 lên bảng trả lời)
 - Nêu tính chất hoá học của hiđro sunfua. 
 - Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
 - Viết phương trình phản ứng điều chế hiđro sunfua trong phòng thí nghiệm.
	Đáp án:
	- Tính chất hoá học của hiđro sunfua là tính axit yếu và tính khử mạnh.
	- PTPƯ: Tính axit yếu: H2S + NaOH → NaHS + H2O
t0
 H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
 Tính khử mạnh: 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
 - Điều chế H2S trong PTN: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
 Câu 2: (Cho cả lớp làm trong khi HS 1 làm, sau đó gọi HS 2 lên bảng trả lời)
	Cho 0,2 mol dung dịch H2S vào 0,3 mol dung dịch NaOH. Hỏi dung dịch sau phản ứng bao gồm những gì?
	Đáp án:
H2S
	 Ta có: T = nNaOH/ n = 0,3/0,2 = 1,5
	=> 1 < T < 2. Vậy dung dịch sau phản ứng bao gồm 2 muối: Na2S và NaHS.
3. Vào bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
1. CẤU TẠO PHÂN TỬ
- GV yêu cầu HS:
 + Viết cấu hình electron của lưu huỳnh ở trạng thái kích thích thứ nhất và cấu hình electron của oxi.
 + Biểu diễn chúng theo obitan, từ đó viết công thức cấu tạo của SO2.
 + Nhận xét số oxi hoá của S trong SO2.
- HS nghiên cứu SGK và thực hiện yêu cầu của GV.
O : 
↑↓
↑↓
↑
↑
 2s2 2p4
S*: 
↑↓
↑
↑
↑
↑
 3s2 3p3 3d1
O : 
↑↓
↑↓
↑
↑
 2s2 2p4 
=> CTCT: .. ..
 S hoặc S
 O O O O
- Liên kết trong phân tử SO2 là liên kết cộng hoá trị phân cực.
- Số oxi hoá của S trong SO2 là +4. 
Hoạt động 2:
2. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK tìm hiểu tính chất vật lý của SO2.
- HS nghiên cứu và rút ra tính chất .
- SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn 2 lần không khí, hoá lỏng ở 
-100C.
- Tan nhiều trong nước.
- Là khí độc.
Hoạt động 3:
3. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
- GV hướng dẫn HS viết một số phản ứng mih hoạ cho tính chất của một oxit axit của SO2:
 + Phản ứng với nước.
 + Phản ứng với dung dịch bazơ tạo 2 loại muối: muối trung hoà và muối axit.
- HS kết hợp lời giảng của GV và SGK viết phương trình phản ứng.
- GV gợi ý HS dựa vào số oxi hoá của S trong SO2 dự đoán tính chất hoá học của nó.
- HS nghiên cứu và dự đoán.
- GV làm thí nghiệm: điều chế SO2 từ Na2SO3 và H2SO4, cho khí thu được qua dung dịch nước Br2, dung dịch KMnO4. Yêu cầu HS nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét.
- GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng:
SO2 + dung dịch Br2
SO2+ dung dịch KMnO4
SO2 + H2S
SO2 + Mg
Từ đó yêu cầu HS rút ra nhận xét khi nào SO2 là chất khử, khi nào là chất oxi hoá.
- HS viết PTPƯ và rút ra nhận xét.
a) Lưu huỳnh đioxit là oxit axit
PTPƯ: 
 SO2 + H2O ↔ H2SO3
 SO2 + NaOH → NaHSO3
 SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
b) Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hoá
- Số oxi hoá của S trong SO2 là +4, là số oxi hoá trung gian → SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.
PTPƯ:
+6
-1
0
+4
 SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4
+4
+7
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O 
+6
+6
+6
+2
 → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
=> SO2 là chất khử khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh.
0
-2
+4
 SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
+2
0
0
+4
 SO2 + 2Mg → S + 2MgO
=> SO2 là chất oxi hoá khi tác dụng với chất khử mạnh.
Hoạt động 4:
4. LƯU HUỲNH ĐIOXIT - CHẤT GÂY Ô NHIỄM
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu SGK để biết các nguồn sinh ra SO2 và tác hại của nó.
- HS nghiên cứu và trả lời.
- Các nguồn sản xuất ra SO2:
 + Đốt than, dầu, khí đốt.
 + Đốt quặng sắt, luyện gang.
 + Công nghiệp sản xuất hoá chất.
- Tác hại:
 + Gây mưa axit phá hoại mùa màng và công trình văn hoá.
 + Ảnh hưởng sức khoẻ con người.
 + Ảnh hưởng đến đất đai trồng trọt.
 + Ảnh hưởng đến sự phát triển của động, thực vật.
Hoạt động 5:
5. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ LƯU HUỲNH ĐIOXIT
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK rút ra những ứng dụng của SO2.
- HS nghiên cứu và trả lời.
- GV phát phiếu học tập để rút ra các cách điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- HS làm phiếu học tập và rút ra cách điều chế.
- GV chú ý cho HS: trong PTN thu SO2 vào bình bằng cách đẩy không khí.
a) Ứng dụng:
- Sản xuất axit sunfuric.
- Tẩy trắng giấy, bột giấy.
- Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm.
b) Điều chế:
t0
- Trong phòng thí nghiệm:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
t0
- Trong công nghiệp:
t0
 S + O2 → SO2
 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
4. Củng cố và dặn dò:
- GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài.
- Dặn dò HS:
 + Làm các bài tập 1, 4, 5 SGK trang 185, 186.
 + Chuẩn bị bài: Hợp chất có oxi của lưu huỳnh, phần Lưu huỳnh trioxit.
5. Rút kinh nghiệm:
 BCĐTTSP duyệt GVHD

File đính kèm:

  • docBai 45Hop chat co oxi cua luu huynh tiet1.doc