Giáo án Hóa học 10 - Tiết 67: Oxi - Trường THPT Trung An

 1. Học sinh biết:

 - Cấu tạo phân tử oxi.

 - Tính chất vật lí, ứng dụng và phương pháp điều chế oxi.

 2. Học sinh hiểu:

 - Tính chất hóa học cơ bản của oxi là tính oxi hóa mạnh.

 - Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là phân hủy các chất giàu oxi và kém bền.

 3. Học sinh vận dụng:

 - Viết phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa mạnh của oxi và một số phương trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 67: Oxi - Trường THPT Trung An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở GD – ĐT TP. Cần Thơ Tiết 67
 Trường THPT Trung An 
	***-----*** 
GIÁO ÁN
BÀI OXI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Học sinh biết: 
 - Cấu tạo phân tử oxi.
 - Tính chất vật lí, ứng dụng và phương pháp điều chế oxi.
 2. Học sinh hiểu: 
	- Tính chất hóa học cơ bản của oxi là tính oxi hóa mạnh.
	- Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là phân hủy các chất giàu oxi và kém bền.
 3. Học sinh vận dụng: 
	- Viết phương trình hóa học chứng minh tính oxi hóa mạnh của oxi và một số phương trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ: 
	- Hóa chất điều chế oxi là S, Fe.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài củ.
 3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
 - Viết cấu hình electron của nguyên tử oxi và CTCT của phân tử oxi.
 - Gv: nhận xét liên kết của oxi.
Hoạt động 2:
 - Cho hs xem bình đựng oxi điều chế sẳn. Yêu cầu hs nhận xét tính chất vật lí của oxi.
Hoạt động 3:
 - Hs đọc SGK cho biết tầm quan trọng của quá trình quang hợp.
 - Yêu cầu viết phương trình quang hợp.
Hoạt động 4:
 - Nhậm xét độ âm điện của oxi với các nguyên tố khác từ đó dự đoán tính chất của chúng.
 - Oxi tác dụng được với những chất nào. Viết PTHH xảy ra.
 - Gv thông báo quá trình oxi hóa đều tỏa nhiệt, phản ứng có thể xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào các điều kiện: nhiệt độ, bản chất và trạng thái của chất.
Hoạt động 5:
 - Dựa vào SGK cho biết vai trò của oxi trong đời sống.
Hoạt động 6:
 - Yêu cầu hs nêu cách điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Viết phương trình phản ứng.
I. CẤU TẠO PHÂN TỬ OXI:
 - O (Z = 8) : 1s22s22p4 
 - CTCT O2: O = O 
 - Hai nguyên tử oxi liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN CỦA OXI:
 1. Tính chất vật lí:
 - Là chất khí không màu, không vị, nằng hơn không khí.
 - Dưới áp suất khí quyển hóa lỏng ở -1830C.
 - Khí oxi tan ít trong nước.
 2. Trạng thái tự nhiên:
 - Oxi không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp.
 6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
 - Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động có tính oxi hóa mạnh. 
 O2 + 4e → 2O2-
 - Trong hợp chất oxi có số oxh -2 (trừ một số trường hợp).
 1. Tác dụng hầu hết các kim loại (trừ Pt, Au):
 4Na + O2 → 2Na2O
 2Mg + O2 → 2MgO
 2. Tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ halogen):
 S + O2 → SO2
 4P + 5O2 → 2P2O5
 3. Tác dụng với nhiều chất hữu cơ và vô cơ:
 C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O 
 H2S + O2 → H2O + SO2
IV. ỨNG DỤNG:
 - Oxi có vai trò quan trọng trong đời sống của con người và động vật. - Có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực: công nghiệp, luyện gang thép, y học, vũ trụ...
V. DIỀU CHẾ:
 1. Trong phòng thí nghiệm:
 Người ta điều chế oxi từ những chất giàu oxi và kém bền với nhiệt.
 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
 2KClO3 2 KCl + 3O2
 2H2O2 2H2O + O2
 2. Trong công nghiệp:
 a/. Từ không khí (phương pháp vật lí). 
 b/. Từ nước (phương pháp hóa học). 
 2H2O 2H2 + O2
Hoạt động 7: củng cố 
- Oxi có tính chất hóa học đặc trưng? Chúng tác dụng được với những chất nào?
 - Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi từ những chất có đặc điểm gì.
Hoạt động 8: dặn dò
 1. Hoàn thành các bài tập trong SGK.
 2. Học bài củ. 

File đính kèm:

  • docbai oxi chuong trinh nc.doc