Giáo án Hóa học 10 - Tiết 61, Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của Clo

I. Mục tiêu:

- Nêu được thành phần của nước Gia – ven, clorua vôi, ứng dụng và nguyên tắc sản xuất.

- Biết và giải thích được nước Gia – ven, clorua vôi có tính oxi hóa mạnh nên có tính tẩy màu và sát trùng.

- Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của các hợp chất có oxi của clo, điều chế nước Gia – ven và clorua vôi.

- Biết cách bảo quản, sử dụng an toàn, hiệu quả nước Gia – ven, clorua vôi trong thực tiễn.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV: Nước Javen, clorua vôi.

2. Chuẩn bị của HS: Xem lại phản ứng oxi hóa-khử.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 61, Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của Clo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21	Tiết 1	Tiết PPCT: 61
Bài 24: SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
I. Mục tiêu:
- Nêu được thành phần của nước Gia – ven, clorua vôi, ứng dụng và nguyên tắc sản xuất.
- Biết và giải thích được nước Gia – ven, clorua vôi có tính oxi hóa mạnh nên có tính tẩy màu và sát trùng.
- Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của các hợp chất có oxi của clo, điều chế nước Gia – ven và clorua vôi.
- Biết cách bảo quản, sử dụng an toàn, hiệu quả nước Gia – ven, clorua vôi trong thực tiễn.
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của GV: Nước Javen, clorua vôi. 
2. Chuẩn bị của HS: Xem lại phản ứng oxi hóa-khử.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:Trình bày tính chất hóa học của axit clohiđric
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Do nhà bác học C.Berthollet (Pháp) điều chế được dung dịch hỗn hợp này.
- Viết phản ứng cho clo đơn chất vào dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường? So sánh với NaOH đặc, đun nóng?
- GV cần giới thiệu cơ chế của phản ứng.
- Vậy, nước Gia – ven là gì? 
- Người ta có thể điều chế nước Gia – ven bằng cách điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp với điện cực dương bằng sắt và điện cực âm bằng than chì. Yêu cầu HS viết phản ứng và giải thích chi tiết?
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O 
3Cl2 + 6NaOHđ5NaCl + NaClO3 + 3H2O
- HS nhìn vào phản ứng nêu khái niệm nước Javen 
Nước Gia – ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO (Natri hypo clorit).
- HS viết phản ứng
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O.
- HS giải thích chi tiết.
I. Nước Gia - ven
1. Điều chế:
 Cho khí clo vào dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường.
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
Nước Gia – ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO (Natri hypo clorit).
Trong phòng thí nghiệm: Điều chế nước Gia – ven bằng cách điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O.
- Hợp chất NaClO có tính chất gì? Tại sao? 
- Có tính oxi hóa mạnh, vì nguyên tử Cl trong hợp chất có mức oxi hóa +1 cao hơn 0, -1. Do vậy, NaClO có tính tẩu màu.
2.Tính chất
Muối NaClO có tính oxi hóa mạnh nên nứơc Gia – ven có tính tẩy màu và sát trùng.
- Nước Gia – ven có tính oxi hóa, như vậy có ứng dụng quan trọng nào?
Dùng để tẩy trắng vải, sợi, bông, tẩy uế chuồng trại, nhà vệ sinh, sát trùng.
3. Ứng dụng
Dùng để tẩy trắng vải, sợi, bông, tẩy uế chuồng trại, nhà vệ sinh, sát trùng.
- GV nêu công thức clorua vôi là CaOCl2
Công thức cấu tạo:
 Cl
Ca
 OCl
Yêu cầu HS cho biết số oxi hóa của nguyên tố clo trong hợp chất.
- Vậy muối hỗn tạp là gì?
- HS tiếp thu kiến thức 
 Cl-1
Ca 
 OCl+1
Clorua vôi là muối hỗn tạp của axit HCl và HClO.
- Muối hỗn tạp là muối của một kim loại với nhiều gốc axit khác nhau .
II. Clorua vôi
1. Điều chế
Cho Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Cl2+Ca(OH)2CaOCl2+H2O
Clorua vôi là muối hỗn tạp của hai axit clohiđric và axit hypoclorơ.
Muối hỗn tạp là muối của một kim loại với nhiều gốc axit khác nhau
- GV trình bày tính chất vật lí và hoá học của clorua vôi.
- Yêu cầu HS viết phản ứng giữa CaOCl2 với HCl?
- HS tiếp thu kiến thức mới.
CaOCl2 + 2HCl CaCl2 + Cl2 + H2O
2. Tính chất
Clorua vôi là chất rắn, màu trắng luôn bốc mùi khí clo, có tính oxi hóa mạnh
CaOCl2 + 2HCl CaCl2 + Cl2 + H2O
Nhiệt phân: 
2CaOCl2 2CaCl2 + O2
Trình bày ứng dụng của Cloruia vôi, dựa trên tính oxi hóa mạnh của nó.
Dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy, tây hố rác, chồng trại chăn nuôi, cống rãnh
3. Ứng dụng
Dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy, tây hố rác, chồng trại chăn nuôi, cống rãnh
4. Củng cố: Từ Na, H2O, CaO và HCl. Viết phản ứng điều chế nước Gia – ven và Clorua vôi?
5. Dặn dò: 
	- Học bài cũ và xem bài mới “Flo-Brom-Iot”.
	- Làm các bài tập trang 108 SGK.
Tuần 21	Tiết 2	Tiết PPCT: 62
Bài 25: FLO – BROM – IOT
I. Mục tiêu
- Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot và một vài hợp chất của chúng.
- Trình bày được: tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá mạnh, tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot.
Tính axit tăng theo chiều: HF < HCl < HBr < HI.
- Biết dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot.
- Biết giải thích tính oxi hóa giảm dần theo chiều từ flo đến clo, brom, iot.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của flo, brom, iot và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot.
II. Chuẩn bị 
- Dung dịch nước Gia – ven và clorua vôi, giấy màu, ống nghiệm.
- Các hình ảnh về ứng dụng của nước Gia – ven và clorua vôi, sơ đồ điều chế nước Gia – ven trong công nghiệp.
- Mẫu chất brom, iot.
- BTH
- Tranh, ảnh, tài liệu liên quan đến flo, brom, iot.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV: Dựa vào SGK cho biết tính chất vật lí của flo?
GV: Giới thiệu về trạng thái tự nhiên của flo cho HS biết.
GV: Dựa vào số oxi hóa của flo và độ âm điện, hãy dự đoán tính chất hóa học của flo.
GV: Yêu cầu HS viết PTHH của flo tác dụng với kim loại.
GV: Viết PTHH minh họa khi cho flo tác dụng với phi kim, với hidro và nước.
GV: bổ sung flo tác dụng với H2 ở nhiệt độ rất thấp và phản ứng nổ mạnh.
GV: HF tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit. Là axit yếu nhưng có tính chất ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh. Nên nó có ứng dụng để khắc chữ lên thủy tinh.
- là chất khí màu lục nhạt, rất độc.
HS: Flo có tính oxi hóa rất mạnh. Tác dụng với kim loại, hidro, phi kim và nước.
HS: viết PTHH.
HS: 
F2 + C CF4
H2 (K) + F2 (K) 2HF(K) 
I. Flo
1.Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- là chất khí màu lục nhạt, rất độc.
 - Trong tự nhiên, flo chỉ tồn tại dạng hợp chất. Hợp chất của flo có trong men răng của người và động vật, trong lá cây của 1 số loài cây, phần lớn tập trung trong 2 khoáng vật: florit (CaF2), criolit (Na3AlF6).
2. Tính chất hoá học
a. Tác dụng với kim loại: Flo là phi kim mạnh nhất nên oxi hoá hầu hết các kim loại kể cả Au và Pt.
Ví dụ:
 (vàng florua)
b. Tác dụng với phi kim: (Trừ oxi và Nitơ)
Ví dụ: F2 + C CF4
c. Tác dụng với hiđro: H2 tác dụng với F2 ngay ở to thấp (–250oC)
H2 (k) + F2 (k) 2HF(k) 
(Phản ứng gây nổ mạnh ở to rất thấp)
SiO2 + 4HF → SiF4 + H2O
ứng dụng của HF để khắc chữ lên thủy tinh
d. Tác dụng với nước: Khi flo đi qua nước, thì nước bốc cháy
2F2 + 2H2O 4HF + O2
Hoạt động 2
GV: Nêu trạng thái và tính chất vật lí của brom.
HS: Trạng thái tự nhiên:
- Giống clo, brom tồn tại trong tự nhiên dạng hợp chất, chủ yếu là muối bromua kali, natri, magie.
- Hàm lượng brom trong tự nhiên ít hơn clo và flo.
- Muối bromua có trong nước biển.
II. Brom
1. Trạng thái tự nhiên – tính chất vật lý
* Trạng thái tự nhiên:
- Giống clo, brom tồn tại trong tự nhiên dạng hợp chất, chủ yếu là muối bromua kali, natri, magie.
- Hàm lượng brom trong tự nhiên ít hơn clo và flo.
- Muối bromua có trong nước biển.
* Tính chất vật lí:
- Ở điều kiện thường, brom là chất lỏng màu nâu đỏ, dễ bay hơi, hơi brom độc.
- Brom rơi vào da sẽ gây bỏng nặng.
- Brom tan trong nước, nhưng tan nhiều hơn trong các dung môi hữu cơ như etanol, benzen, xăng,...
GV: Dựa vào số oxi hóa của brom và độ âm điện, hãy dự đoán tính chất hóa học của brom.
GV: Yêu cầu HS viết PTHH của brom tác dụng với kim loại.
GV: Viết PTHH minh họa khi cho brom tác dụng với hidro và nước.
HS: brom có tính oxi hóa kếm flo và clo, tuy vậy brom vẫn là chất oxi hóa mạnh. Tác dụng với kim loại, hidro và nước.
HS: viết PTHH.
2. Tính chất hóa học
a. Tác dụng với kim loại: brom oxi hóa được nhiều kim loại
b. Tác dụng với hiđro: brom chỉ oxi hóa được hiđro ở nhiệt độ cao.
c. Tác dụng với nước: brom tác dụng với nước rất chậm.
Hoạt động 3
GV: iot có tính chất hoá học cơ bản gì?
 So sánh với flo, clo và brom, nêu các phản ứng minh hoạ? lấy ví dụ với Al, H2
- GV: nêu thí nghiệm Al+I2
GV nêu tính chất đặc trưng của iot
- GV: nhấn mạnh sự khác nhau về điều kiện phản ứng của iot so với flo, clo, brom để nhấn mạnh iot có tính oxi hoá yếu hơn flo, clo, brom
HS dựa vào sgk, cho biết tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của iot
III. Iot
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Chất rắn, tinh thể màu đen tím, thăng hoa khi đun nóng
 thăng hoa
 I2(r) I2(h)
-Tồn tại chủ yếu dạng muối iotua
2. Tính chất hoá học
- Iot có tính oxi hoá yếu hơn flo, clo, brom
* oxi hoá được nhiều kim loại nhưng phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có chất xúc tác
Ví dụ:
 0 0 xt H2O +3 -1
3I2 + 2Al 2AlI3
* chỉ oxi hoá được hiđro ở nhiệt độ cao và có xúc tác:
 0 0 350-5000C +1 -1
 I2 + H2 2HI(k)
 xúc tác Pt
Hiđro iotua tan trong nước tạo ra dung dịch axit iothiđric axit mạnh hơn axit HBr và axit HCl
* Hầu như không tác dụng với nước
* Có tính oxi hoá kém hơn clo, brom nên:
Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2
Br2 + 2NaI 2 NaBr + I2
- Tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh nhận biết iot
 Kết luận: so sánh với clo, flo và brom thì iot có tính oxi hoá yếu hơn
4. Củng cố: bài tập 1 SGK
5. Dặn dò: Chuẩn bị luyện tập bài 24, 25.

File đính kèm:

  • docTiet 61 62.doc