Giáo án Hóa học 10 - Tiết 59, Bài 23: Hiđro Clorua. Axit Clohiđric và muối Clorua
I. Mục tiêu:
1. Nêu được:
- Cấu tạo phân tử và tính chất của hiđro clorua
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học chung và tính khử của axit clohiđric.
2. Giải thích được tính khử của axit clohiđric dựa vào số oxi hóa thấp nhất (-1) của nguyên tố clo trong phân tử HCl.
3. Kể được một số ứng dụng quan trọng của muối clorua trong đời sống và sản xuất.
4. Biết đượ phương pháp điều chế/ sản xuất axit clohiđric trong PTN và trong công nghiệp.
5. Biết dự đoán phản ứng hóa học, viết các phương trình hóa học.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV: một số tinh chất hóa học của axit HCl
2. Chuẩn bị của HS: Xem lại phản ứng oxi hóa – khử.
Tuần 20 Tiết 2 Tiết PPCT: 59 Bài 23: HIĐRO CLORUA. AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA I. Mục tiêu: 1. Nêu được: - Cấu tạo phân tử và tính chất của hiđro clorua - Tính chất vật lí, tính chất hóa học chung và tính khử của axit clohiđric. 2. Giải thích được tính khử của axit clohiđric dựa vào số oxi hóa thấp nhất (-1) của nguyên tố clo trong phân tử HCl. 3. Kể được một số ứng dụng quan trọng của muối clorua trong đời sống và sản xuất. 4. Biết đượ phương pháp điều chế/ sản xuất axit clohiđric trong PTN và trong công nghiệp. 5. Biết dự đoán phản ứng hóa học, viết các phương trình hóa học. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: một số tinh chất hóa học của axit HCl 2. Chuẩn bị của HS: Xem lại phản ứng oxi hóa – khử. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi:Trình bày sự biến đổi tính chất các halogen 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 -Yêu cầu HS viết công thức electron và công thức cấu tạo của HCl. - Dựa vào độ âm điện giải thích liên kết trong phân tử HCl? ° ° H Cl ° ° °° °° °° ° ° °° Công thức electron của HCl - Công thức cấu tạo : H-Cl - Phân tử có liên kết công hóa trị có cực, nên nguyên tử hiđro linh động dễ bị thế. I. Hiđro clorua 1. Cấu tạo phân tử ° ° H Cl ° ° °° °° °° ° ° °° - Công thức electron: - Công thức cấu tạo : Cl-– H*+ Phân tử phân cực mạnh - GV hướng dẫn hs thí nghiệm về tính dễ tan của khí HCl vào nước và yêu cầu HS giải thích? - HS: giải thích và nêu tính chất vật lí của khí HCl. - HS giải thích được thí nghiệm. + Nước tại sao tự phun được vào bình? + Tại sao nước lại chuyển từ màu hơi tím sang màu đỏ? - HS nêu được tính chất vật lí của khí HCl theo sự hướng dẫn của GV. 2. Tính chất vật lí - Hiđro clorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí gấp 1,26 lần - Hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric (axit mạnh) làm quỳ tím hóa đỏ. Hoạt động 2 - Nêu tính chất vật lí của axit clohiđric? - Yêu cầu HS giải thích được axit HCl đặc “bốc khói” trong không khí ẩm. - HS nêu một số tính chất vật lí cơ bản của dung dịch HCl. - Do khí HCl thoát ra khỏi dung dịch và hòa tan vào hơi nước trong không khí thành những hạt dung dịch nhỏ như sương mù gọi là “khói”. II. Axit clohiđric 1. Tính chất vật lí - Dung dịch axit clohiđric là chất lỏng, không màu, mùi xốc. - Dung dịch HCl đặc nhất có nồng độ 37% và bốc khói trong không khí ẩm. - Khối lượng riêng d= 1,19g/ml. - Axit có đầy đủ tính chất của một axit là gì? - Các phản ứng sau đây có xảy ra không ? Vì sao? HCl + Cu HCl + Al HCl + Ba(OH)2 HCl + NH3 HCl + Fe3O4 HCl + Na2CO3 HCl + Na2SO4 - Tác dụng chất chỉ thị màu: Làm quỳ tím hóa đỏ. - Tác dụng kim loại (trước hiđro) tạo thành muối clorua (Cl-) và H2 - Tác dụng với bazơ tạo thành muối clrua và nước. - Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước . - Tác dụng với muối tạo thành hai muối mới . 2. Tính chất hóa học Axit clohiđric là axit mạnh có đầy đủ tính chất hóa học của một axit. a/. Tính axit: 2HCl + Fe FeCl2 + H2 2HCl+Cu(OH)2CuCl2 + H2O 2HCl + CuO CuCl2 + H2O 2HCl+CaCO3CaCl2+CO2+ H2O HCl + AgNO3 AgCl + HNO3 - Vì mức oxi hóa của nguyên tố clo trong phân tử HCl là -1 thấp nhất nên HCl có tính khử mạnh, nó tác dụng được với những chất oxi hóa mạnh: MnO2, KMnO4, KClO3, CaOCl2,.. đưa mức oxi hóa của clo lên 0 (Cl2). Yêu cầu HS viết phản ứng. - Yêu cầu HS khác nhận xét phản ứng . - HS viết phản ứng. b/. Tính khử HCl tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như: MnO2, KMnO4, KClO3, CaOCl2,.. MnO2+4HClMnCl2+Cl2+ 2H2O - Điều chế dung dịch axit HCl người ta điều chế khí hiđro clorua sau đó cho tan vào trong nước ta thu được dung dịch axit HCl . - Người ta điều chế khí HCl bằng cách nào? - Phương pháp này gọi là phương pháp Sunfat. - Cho tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4 đậm đặc rồi cho hấp thụ vào nước. 3. Điều chế a/. Trong phòng thí nghiệm: Dùng dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaCl khan, đún nóng ở nhiệt độ cao. NaCl+H2SO4 NaHSO4 + HCl 2NaCl+H2SO4Na2SO4+2HCl - Dùng phương pháp tổng hợp để điều chế khí HCl – phản ứng kết hợp nào? - GV: dùng mô hình điều chế HCl trong công nghiệp để diễn giải cho HS chú ý theo dõi. - Phản ứng giữa H2 và Cl2, đun nóng. b/. Trong công nghiệp: Đốt khí H2 trong khí quyển Cl2 . H2 + Cl2 2HCl - GV trình bày một số muối clorua về công thức, tính chất và ứng dụng trong thực tế. - Lưu ý: Tất cả các muối clorua đều tan, chỉ trừ AgCl và PbCl2 bị kết tủa màu trắng và không tan trong nước ở điều kiện thường. - HS đọc thêm trong sách giáo khoa. III. Muối clorua và nhận biết ion clorua 1/. Một số muối clorua: Lưu ý: Tất cả các muối clorua đều tan, chỉ trừ AgCl và PbCl2 bị kết tủa màu trắng và không tan trong nước ở điều kiện thường. - GV điểm lại tính chất của HCl và giải thích phản ứng với AgNO3 tạo kết tủa AgCl. Mở rộng đối với muối clorua. - HS viết phản ứng : CaCl2 + AgNO3 KCl + AgNO3 AlCl3 + AgNO3 2/ Nhận biết ion clorua: - Dùng thuốc thử: dung dịch AgNO3 - Hiện tượng: Có kết tủa màu trắng không tan trong nước, để ra ngoài ánh sáng bị hóa dần màu đen - Phản ứng : HCl+AgNO3AgCl+ HNO3 NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 4. Củng cố: 1/Viết phương trình phản ứng biểu diễn sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố Clo như sau: Cl0Cl-1 Cl0 Cl+5 Cl0 Cl+1 Cl0 2/ Trộn các chất sau : CaCl2, H2SO4, MnO2 .Trộn như thế nào tạo thành khí HCl, trộn như thế nào tạo khí Clo. Viết phản ứng? 5. Dặn dò: Làm bài tập SGK và chuẩn bị luyện tập.
File đính kèm:
- Tiet 59.doc