Giáo án Hóa học 10 - Tiết 55, Bài 33: Axit sunfuric - Muối Sunfat - H'Nhương Kbuôr

1. Kiến thức

a) HS biết:

- Tính chất của H2SO4 là axit mạnh có đầt đủ tính chất chung của axit, nhưng axit H2SO4 đặc nóng còn có tính chất đặc biệt là tính oxihoa mạnh.

- Vai trò của H2SO4 đối với nền kinh tế quốc dân.

- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.

b) HS hiểu:

- H2SO4 loãng là axit mạnh (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn )

- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và háo nước.

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất của axit sunfuric.

- Viết ptpư trong đó H2SO4 đặc nóng oxi hoá được cả kim loại hoạt động yếu (đứng sau H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại) và một số phi kim.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 55, Bài 33: Axit sunfuric - Muối Sunfat - H'Nhương Kbuôr, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/02/2010	 Người soạn: H’Nhương Kbuôr
Ngày giảng: 13/3/2010	GVHD: Đỗ Thị Phương Thu
Tiết PPCT: Tiết 55 
Bài 33: AXIT SUNFURIC. MUỐI SUNFAT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
a) HS biết: 
- Tính chất của H2SO4 là axit mạnh có đầt đủ tính chất chung của axit, nhưng axit H2SO4 đặc nóng còn có tính chất đặc biệt là tính oxihoa mạnh.
- Vai trò của H2SO4 đối với nền kinh tế quốc dân.
- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
b) HS hiểu: 
- H2SO4 loãng là axit mạnh (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn)
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và háo nước.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất của axit sunfuric.
- Viết ptpư trong đó H2SO4 đặc nóng oxi hoá được cả kim loại hoạt động yếu (đứng sau H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại) và một số phi kim.
II. CHUẨN BỊ
- Hoá chất: H2SO4 loãng, đặc, kim loại Cu (hoặc Fe), mẩu than (hoặc S), tờ giấy, quỳ tím.
- Dụng cụ: giá ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm, đũa thuỷ tinh.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại, nêu vấn đề
- Thí nghiệm nghiên cứu.
IV. TỔ CHỨC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
 - HS : 
S0 ® S+4 ® S+6
	­
	S-2
3. Bài mới
 Vào bài : Axit sunfuric đặc và loãng có những tính chất hoá học nào khác với những axit khác?
 - Vai trò của axit sufuric với nền kinh tế quốc dân là gì và phương pháp sản xuất nó là thế nào? Để biết rõ hơn về điều này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Nghiên cứu tính chất vật lí của H2SO4
- GV: Cho hs quan sát lọ đựng H2SO4đặc từ đó nhận xét tính chất vật lí?
- HS quan sát và trả lời
- GV: Bổ sung đầy đủ
- HS nghe giảng và ghi chép vào vở
- GV yêu cầu HS nêu cách pha loãng H2SO4 đặc. 
- HS trả lời
- GV Lưu ý: Yêu cầu tuyệt đối không được đổ nước vào axit H2SO4 đặc.
I. Axit sunfuric
1. Tính chất vật lí:
- Chất lỏng, không màu, không bay hơi sánh như dầu.
- Tan vô hạn trong nước
- H2SO4 hút nước mạnh đồng thời tỏa nhiệt lớn. Do đó khi pha loãng phải cho từ từ axit vào H2O( không làm ngược lại).
Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất của dd axit sunfuric loãng
- GV: H2SO4 loãng có tính chất hoá học chung của axit không? Hãy nêu các tính chất đó và viết ptpư minh hoạ.
- HS thảo luận nhóm: trả lời và viết ptpư.
2. Tính chất hoá học 
a. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng
- Làm quỳ tím hoá đỏ
- Tác dụng với kim loại đứng trước H tạo ra khí H2
- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn
Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất của axit sunfuric đặc
- GV yêu cầu HS nêu tính oxi hoá mạnh của H2SO4 đặc, nóng, gợi ý và yêu cầu hs viết ptpư
- HS thảo luận nhóm: viết ptpư
- GV: sửa và bổ sung tính chất của H2SO4đặc, nguội 
- GV: làm thí nghiệm biểu diễn H2SO4 đặc, nóng tác dụng với Fe, S. Sau đó yêu cầu HS viết ptpư.
- HS chú ý quan sát và lên viết ptpư
- GV yêu cầu HS hoàn thành ptpư sau:
H2SO4 + Ag à
H2SO4 + Cu à 
H2SO4 + H2S à 
H2SO4 + 2P à 
b. Tính chất của axit sunfuric đặc: 
Ä Tính oxi hoá mạnh
H2SO4 đặc, nóng oxi hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim (C,S,P) và nhiều hợp chất à SO2, muối của kim loại có hoá trị cao nhất.
Ví dụ:
2H2SO4 + 2Ag à Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
6H2SO4+2Fe à Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
H2SO4 + Cu à CuSO4 + 3SO2 + 6H2O
5H2SO4 + 2P à 2H3PO4 + 5SO2  + 2H2O
3H2SO4 + H2S à 4SO2 + 4H2O
- H2SO4đặc, nguội không phản ứng với Al, Fe, Crà thụ động hoá
H2SO4đặc
H2SO4đặc
Hoạt động 4: Nghgiên cứu tính háo nước của H2SO4đặc
- GV thông báo tính chất háo nước của H2SO4đặc ( hoá than các hợp chất gluxit ví dụ glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ), một phần C bị oxi hoá thành SO2 và CO2 nên đẩy cacbon ra khỏi cốc.
- HS chú ý nghe giảng
GV Chú ý cho HS: phải thận trọng khi làm thí nghiệm với H2SO4đặc vì nó gây bỏng rất nặng.
- HS nghe giảng
ÄTính háo nước
H2SO4 đặc hút nước mạnhk, có thể lấy từ các hợp chất gluxit như đường saccarozo
Cn(H2O)m nC + mH2O
(gluxit)
Ví dụ: 
C12H22O11 12C + 11H2O
(saccarozơ)
2H2SO4 + C à CO2 + 2SO2  + 2H2O
Hoạt động 5: Củng cố 
So sánh tính chất hoá học của H2SO4l và H2SO4 đ?
 BT 5/SGK/ trang 143
 4. Dặn dò
- Học bài cũ
- BTVN: + làm BT 1,2,4,6 trong SGK/ trang 143
VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Hội An, ngày tháng 3 năm 2010
Giáo sinh thực tập	Giáo viên hướng dẫn
H’Nhương Kbuôr	Đỗ Thị Phương Thu

File đính kèm:

  • docAXIT SUNURIC.doc