Giáo án Hóa học 10 - Tiết 42 - Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo

I. MỤC TIÊU

 Kiến thức: Hs cần biết thành phân của nước Gia – Ven và clorua vôi cùng như ứng dụng của chúng.

 Hs cần hiểu nguyên nhân làm cho hai hợp chất trên có tính oxi hóa mạnh, chúng tẩy được màu, sát trùng? tại sao nước Gia – Ven không để lâu được?

 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết phương trình và làm các bài tập cơ bản trong nội dung của bài.

 G.dục t.tưởng: Tính nghiêm túc, sự tin tưởng vào khoa học, yêu thích môn hóa hơn

II. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: Soạn giáo án + 1 chai nước Gia – Ven làm mẩu.

 Học sinh: tập sách và các dụng cụ cần thiết.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC

 Giáo viên: Đàm thoại dựa trên cơ sở lí thuyết về tính oxi hóa - khử. Đăt vấn đề gợi mở, hướng dẫn học sinh thảo luận để tìm ra nội dụng cần đạt.

 Học sinh: Lắng nghe, thảo luận, kết luận

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾT LÊN LỚP

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 42 - Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42 / Bài 24 SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
MỤC TIÊU
Kiến thức: 	Hs cần biết thành phân của nước Gia – Ven và clorua vôi cùng như ứng dụng của chúng.
	Hs cần hiểu nguyên nhân làm cho hai hợp chất trên có tính oxi hóa mạnh, chúng tẩy được màu, sát trùng? tại sao nước Gia – Ven không để lâu được?
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết phương trình và làm các bài tập cơ bản trong nội dung của bài. 
G.dục t.tưởng: Tính nghiêm túc, sự tin tưởng vào khoa học, yêu thích môn hóa hơn
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Soạn giáo án + 1 chai nước Gia – Ven làm mẩu.
Học sinh: tập sách và các dụng cụ cần thiết.
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
Giáo viên: Đàm thoại dựa trên cơ sở lí thuyết về tính oxi hóa - khử. Đăt vấn đề gợi mở, hướng dẫn học sinh thảo luận để tìm ra nội dụng cần đạt.
Học sinh: Lắng nghe, thảo luận, kết luận
CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾT LÊN LỚP
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ{12 phút}
HS 1: Trình bày tóm lược tính chất của axit clohiđric, muối clorua? Lấy ví dụ minh họa. 
HS2: Hoà tan 7,8g hỗn hợp Mg và Al bằng dd HCl dư, sau phản ứng thu được 8,96 lit khí (đktc). Tính khối lượng Mg và Al trong hỗn hợp ban đầu.
Vào bài dạy mới {28 phút}
Nội dung bài giảng
Hoạt động giáo viên – học sinh
T42 / bài 24 SƠ LƯỢC VỀ HỢP 
CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
NƯỚC GIA – VEN
Thành phân: Dung dịch gồm NaCl và NaClO
Tính chất: Oxi hóa rất mạnh
Ứng dụng: Tẩy màu, sát trùng, tẩy trắng, tẩy uế chuồng trại, nhà vệ sinh
Điều chế: 
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
Hoặc
2NaCl +2H2O 2NaOH + H2 + Cl2
Clo sinh ra tác dụng với NaOH tạo thành dung dịch nước Gia - Ven
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
Bảo quản: 
Do NaClO là muối của axit yếu kém bên
NaClO + CO2 + H2O NaHCO3 + HClO
HClO HCl + [O]
=> Tránh tiếp xúc nước Gia – Ven với không khí và ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao. 
CLORUA VÔI
Thành phân: Là chất bột màu trắng có ct phân tử CaOCl2, ct cấu tạo:
Tính chất:Oxi hóa mạnh
Ứng dụng: Tẩy màu, sát trùng, tẩy trắng, tẩy uế chuồng trại, nhà vệ sinh, xử lí chất độc b ảo vệ môi trường.
Điều chế:
Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O
Bảo quản: 
Do CaOCl2 không bền khi để ngoài không khí ẩm
2CaOCl2 + CO2 + H2O CaCO3 + 2HClO
HClO HCl + [O]
=> Tránh tiếp xúc nước clorua vôi với không khí và ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao. 
---------------BÀI TẬP ---------------
Bài 1: Cho 8,7g MnO2 tác dụng với dd HCl đ dư. a/ Tính Vclo thu được ở đktc?
b/ Tính k.lượng dd HCl 30% đã dùng?
c/ Tinh lượng clorua vôi thu được khi dùng hết lượng clo trên để điều chế.
Hoạt động 1 (1p): Giới thiệu bài dạy
GV: Ghi tựa bài 
HS: Chép bài
Hoạt động 2 (8p): Tìm hiểu về nước Gia – Ven
GV: Cho HS quan sát chai nước Gia – Ven và tìm thành phân hóa học của chúng được ghi trên chai. Nước Gia – Ven có tính chất gì?
HS: Xác định số oxi hóa của Cl trong NaClO và suy ra tính chất. là oxi hóa
GV: Bổ sung thêm muối clorua một số kim loại không tan như Ag, Pb.
HS: Nêu ứng dụng của nước Gia – Ven.
GV: Bổ sung thêm và giới thiệu NaClO là muối của axit yếu kém bềnHướng dẫn cách bảo quản.
Hoạt động 3 (8p): Tìm hiểu về Clorua vôi
HS: Đọc SGK tim thành phần, công thức cấu tạo của clorua vôi từ đó xác định số oxi hóa của Cl và suy ra tính chất..
GV: Nhận xét và bổ sung.
HS: Nêu ứng dụng của clorua vôi và lấy ví dụ cụ thể ngoài đời sống.
GV: Bổ sung
HS: Viết phương trình phản ứng điều chế.
GV: Clorua vôi để lâu ngày ngoài không khí thì tính chất của nó có còn nguyên không? tại sao?
HS: Trả lời và Viết phương trình phản ứng minh họa
Hoạt động 4 (11p): Làm bài tập cũng cố và mở rộng
GV: Chép đề, Hướng dẫn (nều cần)
HS: 1 Lên bảng làm còn lại làm vào vỡ
GV: Nhận xét
nMnO2 = 8,7/87 = 0,1 mol
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
 0,1 0,4 0,1 (mol)
=>VClo = 0,1 x 22,4 = 2,24 (lít)
=>mHCl = 36,5 x 0,4 =14,6 gam
=> mdd HCl = 14,6 x 100/30 = 40,67 gam
Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O
 0,1 (mol) 0,1 (mol)
mCaOCl2 = 0,1 x 127 = 12,7 gam
Củng cố {2 phút}
Thầy: Đặt các câu hỏi cho H.sinh trả lời
Thành phần, tính chất, ứng dụng của nước Gia – Ven, clorua vôi?
Phương trình phản ứng điều chế? 
Các bảo quản hai loại hóa chất trên?
Hướng dẫn HS làm bài tập 5 SGK trang 108 {3 phút} 
Dặn dò: Về nhà học bài và xem phần bài còn lại
Bài tập về nhà: Để trung hoà 200ml dd NaOH 0,5M cần 500ml dd HCl. Tính nồng độ mol/l dd HCl đã dùng?
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doc42. b24 Sơ lược về hợp chất có oxi của clo.doc