Giáo án Hóa học 10 - Tiết 38 - Bài 22: Clo

I. MỤC TIÊU

 Kiến thức: + Hs cần biết tính chất vật lí hóa học của clo và những ứng dụng cũng như điều chế clo.

 + Hs cần hiểu tại sao clo có tính oxi hóa mạnh. Đặc biết ở một số phản ứng clo có thể vừa đóng vai trò là chất oxi hòa và vừa đóng vai trò là chất khử.

 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng và làm một số bài tập liên quan đến nội dụng.

 G.dục t.tưởng: Tính nghiêm túc, sự tin tưởng vào khoa học, yêu thích môn hóa hơn

II. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: Soạn giáo án + điều chế trước bình khí clo

 Học sinh: tập sách và các dụng cụ cần thiết

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC

 Giáo viên: Đàm thoại dựa trên cơ sở lí thuyết oxi hóa khử vừa học. Đăt vấn đề gợi mở, hướng dẫn học sinh thảo luận để tìm ra nội dụng cần đạt.

 Học sinh: Lắng nghe, thảo luận, kết luận

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾT LÊN LỚP

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ{10 phút}

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 38 - Bài 22: Clo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38 / Bài 22	CLO
MỤC TIÊU
Kiến thức: 	+ Hs cần biết tính chất vật lí hóa học của clo và những ứng dụng cũng như điều chế clo.
	+ Hs cần hiểu tại sao clo có tính oxi hóa mạnh. Đặc biết ở một số phản ứng clo có thể vừa đóng vai trò là chất oxi hòa và vừa đóng vai trò là chất khử.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng và làm một số bài tập liên quan đến nội dụng.
G.dục t.tưởng: Tính nghiêm túc, sự tin tưởng vào khoa học, yêu thích môn hóa hơn
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Soạn giáo án + điều chế trước bình khí clo
Học sinh: tập sách và các dụng cụ cần thiết
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
Giáo viên: Đàm thoại dựa trên cơ sở lí thuyết oxi hóa khử vừa học. Đăt vấn đề gợi mở, hướng dẫn học sinh thảo luận để tìm ra nội dụng cần đạt.
Học sinh: Lắng nghe, thảo luận, kết luận
CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾT LÊN LỚP
Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ{10 phút}
HS 1: Trình bày tóm lược về các nguyên tố nhóm halogen? 
HS2: Oxi hóa 9,6 gam đồng bằng một lượng vừa đủ halogen X thì thu được 20,25 gam mối. Hòa tan muối này trong 100 ml nước (d = 1g/ml) thì thu được dung dịch A.
Tính khối lượng khí X2 (đktc) đã phản ứng?
Xác định tên halogen X?
Tính nồng độ mol/l và nồng độ C% cuẩ dung dịch A?
Vào bài dạy mới {27 phút}
Nội dung bài giảng
Hoạt động GV - HS
Tiết 38 Bài 22
CLO (M = 35,5)
Tính chất vật lý
Là chất khí màu vàng lục, mùi xốc rất độc.
Nặng hơn kk và tan được trong nước và nhiều dung môi hữu cơ.
Tính chất hóa học
Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
Cl + 1e Cl-
Độ âm điện: 3,16
Clo có tính chất oxi hóa mạnh
Tác dụng với kim loại
nCl2 + 2R 2RCln (R có hóa trị cao nhất)
(muối clorua)
Ví dụ: 
Na + Cl2 NaCl
Cu + Cl2 CuCl2
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Chú ý nếu Fe dư thì sau cùng thu được FeCl2
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Fe(dư) + 2FeCl3 3FeCl2
Tác dụng với hiđro
Clo dễ dàng phản ứng với hiđro khi có ánh sáng
Cl2 + H2 2HCl (khí hiđro clorua)
Kết luận: khí tác dụng với kim loại hoặc hiđro clo thể hiện tính oxi hóa mạnh
Tác dụng với nước
Cl2 + H2OHCl + HClO (axit hipo clorơ)
Khí tác dụng với H2O, Clo đóng vai trò vừa là chất khử cũng vừa là chất oxi hóa.
(HClO là chất oxi hóa rất mạnh nên được ứng dụng là chất tẩy trắng, duyệt khuẩn)
Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên Cl có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl 
Cl chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất như muối clorua, muối khoáng cacnalit
Hoạt động 1 (1p): Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2 (2p): Tóm tắt về tính chất vật lí
GV: Yêu cầu HS đọc sách tóm tắt thông tin và
Th: Đọc sách và phát biểu ý kiến
GV: nhận xét và bổ sung (nếu cần) và giáo dục về tính độc hại của khí clo
Hoạt động 3 (20p): Tìm hiểu về tính chất hóa học
HS: Viết cấu hình electron của Cl, từ đó dự đoàn khả năng nhận hoặc nhường electron => tính chất. Ngoài ra cũng có thể căng cứ vào số oxh
GV: nhận xét và bổ sung về tín chất hóa học của clo.
GV: Viết phương trình tổng quát của Clo + kim loại và thông báo ràng về Fe + Cl2
HS: tự lấy ví dụ theo gợi ý của GV
GV: Thông qua các phản ứng của clo với kim loại và hiđro, GV yêu cầu HS xác định số oxi hóa của Cl trước và sau phản ứng, từ đó kết luận lại tính chất hóa học của Clo lần nữa.
GV: Với phản ứng vủa Cl với nước, GV yêu cầu học sinh xác định số oxi hóa của Cl từ đó hãy cho biết vai trò của Cl trong phản ứng với nước 
Hoạt động 4 (4p): Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên
HS: Đọc SGK để tóm tăt thông tin cần thiết
GV: Bổ sung và nói thêm về sự tồn tại của Clo trong tự nhiên (Nước biển, muối khoáng)
Củng cố {2 phút}
Thầy: Đặt các câu hỏi cho H.sinh trả lời
Clo có những tính chất hóa học, vật lí như thế nào?
Khi tác dụng với loại chất nào thì clo có tính oxh? Khi tác dụng với nước thì clo đóng vai trò là chất gì?
Clo có tồn tại phổ biết ở dạng đơn chất hay không? tại sao?
Mở rộng {5 phút} Cho HS làmbài tập 7 trang 101
Hướng dẫn giải
B1: tính số mol FeCl3
B2: Viết lại phương trình phản ứng điều chế FeCl3
B3: đặt số mol FeCl3 vào phương trình và từ đó suy ra số mol Cl2 
B4: Viết phương trình phản ứng điều chế Cl tử KMnO4
B5: Từ số mol Cl2 = số mol của KMnO4
B6: Áp dụng CT trả lời câu hỏi
Giải
NFeCl3 = 16,25/162,6= 0,1 (mol)
2Fe + 3X2 2FeCl3
 0,15 --------- 0,1 mol
.. + 2KMnO4  + 5Cl2
 1,8 mol 0,15 (mol)
..
Dặn dò {1 phút} Về nhà học bài và đọc lại bài 22
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doc38. B22 Clo.doc
Giáo án liên quan