Giáo án Hóa học 10 - Tiết 3, Bài 1: Thành phần nguyên tử - Trương Văn Hường
1. Kiến thức: Học sinh biết:
- Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm: Vỏ nguyên tử và hạt nhân. Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron. Hạt nhân gồm hạt proton và nơtron.
- Khối lượng và điện tích của e, p, n. Kích thước và khối lượng rất nhỏ của nguyên tử.
- Nguyên tử có cấu tạo phức tạp. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
2. Kỹ năng:
- Học sinh tập nhận xét và rút ra kết luận từ các thí nghiệm viết trong sách giáo khoa.
- Học sinh biết sử dụng các đơn vị đo lường như: u, đtđt, nm, A0 và biết giải các dạng bài tập quy định.
- Rèn luyện kĩ năng tính toán: tính khối lượng, kích thước nguyên tử.
3. Tư tưởng:
Rèn luyện tư duy trừu tượng, tin tưởng vào khoa học.
Chương 1: Tiết 3. Bài 1 Thành phần nguyên tử Ngày soạn: ...... / ...... / 20 ...... Giảng ở các lớp: Lớp Ngày dạy Học sinh vắng mặt Ghi chú 10C2 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết: - Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm: Vỏ nguyên tử và hạt nhân. Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron. Hạt nhân gồm hạt proton và nơtron. - Khối lượng và điện tích của e, p, n. Kích thước và khối lượng rất nhỏ của nguyên tử. - Nguyên tử có cấu tạo phức tạp. Nguyên tử có cấu tạo rỗng. 2. Kỹ năng: - Học sinh tập nhận xét và rút ra kết luận từ các thí nghiệm viết trong sách giáo khoa. - Học sinh biết sử dụng các đơn vị đo lường như: u, đtđt, nm, A0 và biết giải các dạng bài tập quy định. - Rèn luyện kĩ năng tính toán: tính khối lượng, kích thước nguyên tử. 3. Tư tưởng: Rèn luyện tư duy trừu tượng, tin tưởng vào khoa học. II. Phương pháp: Đàm thoại kết hợp đồ dùng trực quan. III. Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu, giáo án. - Phần mềm mô phỏng thí nghiệm tìm ra electron của J.J.Thomson - Phần mềm mô phỏng thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử - Phần mềm mô tả thành phần cấu tạo nguyên tử và cấu tạo rỗng của nguyên tử IV. Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học 3. Giảng bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nôị dung cần khắc sâu 10' * Hoạt động 1: - Chiếu thí nghệm của Thomson (1897) lên bảng. - Khi phóng điện với nguồn điện 15KV thấy thành thuỷ tinh có quét lớp huỳnh quang (ZnS: có đặc điểm là có va cham với hạt mang điện sẽ phát sáng) phát sáng máu lục nhạt chứng tỏ điều gi? - Người ta gọi chùm tia phát ra từ cực âm đó là gì? - Chiếu tiếp thí nghệm: đặt 1 chong chóng trên đường đi của tia âm các em thấy điều gì? - Từ thí nghiệm em rút ra nhận xét gì? - Chiếu tiếp TN: đặt ống thuỷ tinh vào giữa 2 điện cực. Các em thấy điều gi? - Chứng tỏ điều gì? - Từ các điều trên các em hãy cho biết kết luận về sự tìm ra electron? - Các em hãy cho biết khối lượng và điện tích của e? - Quan sát. - Phải có chùm hạt không nhìn thấy được phát ra từ cực âm của điện cưc đập vào thành ống. - Là tia âm cực. - Chong chóng quay. - Tia âm cực là chùm hạt chuyển động rất nhanh, có khối lượng rất nhỏ. - Tia âm cực lệch về phía cực dương. - Tia âm cực mang điện âm. - Kết luận: ... - Đọc SGK - 5 và trả lời. I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử: 1. Electron: a) Sự tìm ra electron: Thomson đã phát hiện ta tia âm cực, mà bản chất là các chùm hạt nhỏ bé mang điện tích âm, gọi là các electron (e). b) Khối lượng và điện tích của electron: me = 9,1094.10-31kg qe = -1,602.10-19C (Quy ước qe = 1- gọi là điện tích đơn vị) 10’ * Hoạt động 2: - ở trên ta thấy rằng ntử có các hạt e mang điện tích âm mà ntử trung hoà về điện chứng tỏ ntử phải có những phần tử mang đt dương. Để CM điều này ta quan sát TN của Rơ - dơ - pho (1911) như sau: GV chiếu TN trong SGK - 5 lên bảng. - Từ TN trên ta thấy hạt (He) mang đt 2+ hầu hết đều xuyên qua lá vàng, chứng tỏ điều gì? - Một số hạt bị đổi hướng hoặc bật trở lại là vì sao? - Phần mang đt dương này nằm ở tâm ntử được gọi hạt nhân ntử - Như vậy ntử được cấu tạo như thế nào? - Ntử gồm vỏ e mang điện tích (-) có kích thước lớn, phần mang điện (+) là hạt nhân có kích thước nhỏ nên các e dàn đều và bao quanh hạt nhân ntử. - Quan sát. - Ntử có cấu tạo rỗng. - Trong ntử có phần mang điện tích dương. Phần mang đt dương này có kích thước rất nhỏ. - Ghi TT. - Rỗng, gồm 2 phần vỏ và hạt nhân. 2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử: Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hai phần: lớp vỏ e (-) và hạt nhân (+). 10’ * Hoạt động 3: - Mô tả TN của Rơ-dơ-pho (1918):SGK-6 He+NH+O - Rơ - do - pho thấy xuất hiện điều gì? - Khối lượng và đt của p như thế nào? - Ai tìm ra nơtron (n)? Tìm ra bằng cách nào? Vào năm nào? - Điện tích và khối lượng của n ra sao? - Từ các phần trên ta có kết luận gì về cấu tạo ntử? - Quan sát. - Hạt mang đt dương có khối lượng rất lớn so với e, đó là proton (P) - Trả lời. - Chatwick tim ra nơtron vào năm 1932 băng TN: He+Ben+C - Trả lời. - Trả lời. 3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử: a. Sự tìm ra proton: - Rutherford đã phát hiện ra hạt Proton (p) mang diện tích (+), có khối lượng >> hạt (e). Hạt p là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân ntử. - Khối lượng và đt: qp = + 1,602.10-19C = -qe mp = 1,6726.10-27kg b. Sự tìm ra nơtron: - Chatwick đã phát hiện ra hạt nơtron (n) không mang điện tích, có khối lượng xấp xỉ hạt (p). Hạt nơtron là 1 thành phần cấu tạo nên hạt nhân ntử. - Điện tích và khối lượng: qn = 0 mn=1,6748.10-27kg ≈ mp * Kết luận về cấu tạo nguyên tử: - Nguyên tử có cấu tạo rỗng, khối lượng tập trung ở hạt nhân (mp,n >> me). -Lớp vỏ e( -) tồn tại xung quanh hạt nhân (+) do tương tác tĩnh điện trái dấu. - Nguyên tử trung hoà về điện à số p= số e. - Nguyên tử được cấu tạo bởi 03 loại hạt (e, p, n). 10’ * Hoạt động 4: - Các em đọc SGK và cho thày biết về kích thước của ntử? - Khối lượng ntử được tính ntn? - Tại sao? - Đơn vị của klượng ntử ntn? - Nghe và làm theo HD của GV. - Bằng khối lượng hạt nhân. - Vì khối lượng của các electron là không đáng kể. - Trả lời. II. Kích thước và khối lượng nguyên tử: 1.Kích thước nguyên tử: Đường kính nguyên tử ≈ 10-10m Đường kính hạt nhân nguyên tử ≈ 10-14m ị Nguyên tử có cấu tạo rỗng. 2. Khối lượng nguyên tử: - Khối lượng nguyên tử: mnguyên tử ≈ mhạt nhân mNT ≈ mp + mn - Đơn vị khối lượng nguyên tử (đvC hay u) 1u = = 1,66055.10-27kg KLNT tuyệt đối(kg) 1,66055.10-27kg KLNT= 4. Củng cố bài giảng: (3') Bài tập: 1 nguyên tử R có tổng số hạt các loại bằng 115. Số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 25 hạt. Tìm nguyên tử khối của nguyên tử R? 5. Bài tập về nhà: (1') Bài tập 1 đến bài tập 5 (trang 9). V. Tự rút kinh nghiệm sau bài giảng: ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ chuyên môn duyệt Ngày ...... / ...... / 20 ......
File đính kèm:
- Tiet 3 - HH 10 CB.doc