Giáo án Hóa học 10 - Tiết 23-24: Liên kết cộng hóa trị

1. Kiến thức: Học sinh nắm được

 - Định nghĩa liên kết CHT, liên kết CHT không phân cực (H2, N2), liên kết CHT có cực hay phân cực (HCl, CO2)

 - Tính chất chung của các chất có liên kết CHT

2. Kĩ năng: Học sinh

 - Viết công thức electron, CTCT của một số phân tử cụ thể

3. Thái độ

 - Hs hứng thú với nội dung kiến thức của bài, tích tham gia phát biểu xây dựng bài

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 23-24: Liên kết cộng hóa trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:05/11/2009
Ngày giảng:06/11/2009
Tiết 23 – 24: LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Học sinh nắm được
 - Định nghĩa liên kết CHT, liên kết CHT không phân cực (H2, N2), liên kết CHT có cực hay phân cực (HCl, CO2)
 - Tính chất chung của các chất có liên kết CHT
2. Kĩ năng: Học sinh
 - Viết công thức electron, CTCT của một số phân tử cụ thể
3. Thái độ
 - Hs hứng thú với nội dung kiến thức của bài, tích tham gia phát biểu xây dựng bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên:
 - GV chuẩn bị máy vi tính, projector. 
- Powerpoit về sự hình thành liên kết trong các phân tử H2, N2, HCl, CO2.
- Học sinh: 
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Khởi động
* Mục tiêu: Tái hiện kiến thức và tạo hứng thú học bài mới
* Thời gian: 5p
* Cách tiến hành: 
- Y/c HS nêu KN và ĐK hình thành LK ion.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành phân tử hidro (H2)
* Mục tiêu: KN LK CHT, LK CHT không cực
* Thời gian: 10p
* ĐDDH:
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- Từ phần trên, GV ĐVĐ: Vậy, đối với các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hay những nguyên tó có tính chất gần giống nhau, chúng liên kết với nhau bằng cách nào?
- GV y/c HS thảo luận cặp 3p:
+ Viết cấu hình electron của nguyên tử H, He?
+ So sánh với cấu hình electron của nguyên tử He là khí hiếm gần nhất thì lớp ngoài cùng của nguyên tử H còn thiếu mấy electron? 
+ Vậy, để có cấu hình electron giống với He thì 2 nguyên tử H phải liên kết như thế nào?
- HS thực hiện
Bước 2:
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày, HS còn lại theo dõi, bổ sung và nhận xét.
- HS thực hiện
Bước 3:
- GV bổ sung về CT electron và CTCT
- HS nghe giảng và ghi bài
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
Cấu hình electron: H(Z=1): 1s1;
 He(Z=2): 1s2
à mỗi nguyên tử H góp 1e tạo thành cặp electron chung trong phân tử H2.Vậy mỗi nguyên tử H có 2e lớp ngoài cùng, là cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm He.
 CTe CTCT
à liên kết tạo thành do 1 cặp electron chung gọi là liên kết đơn.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành phân tử nitơ (N2)
* Mục tiêu: KN LK CHT, LK CHT không cực
* Thời gian: 8p
* ĐDDH:
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- Gv hướng dẫn hs thảo luận bàn 4p:
+ Viết cấu hình electron của nguyên tử N và Ne?
+ SS với cấu hình electron của nguyên tử Ne, cấu hình electron của nguyên tử N còn thiếu mấy electron?
+ Vậy, để có cấu hình electron giống với Ne thì 2 nguyên tử N phải liên kết như thế nào?
- HS thảo luận và trình bày
Bước 2:
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày, HS còn lại theo dõi, bổ sung và nhận xét.
- HS thực hiện
Bước 3:
- GV thông báo: Những liên kết hoá học như trên được gọi là LKCHT. Vậy LKCHT là gì? Thế nào là LKCHT không cực?
- HS giải quyết vấn đề.
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
Cấu hình electron: N(Z=7): 1s22s22p3;
 Ne(Z=10): 1s22s22p6
- Mỗi nguyên tử N góp 3e tạo thành 3 cặp electron chung trong phân tử N2.Vậy mỗi nguyên tử N đều có lớp ngoài cùng 8 electron giống như Ne.
à liên kết ba là liên kết bền nên ở nhiệt độ thường khí nitơ kém hoạt động hoá học.
 CTe CTCT
à liên kết tạo thành do 3 cặp electron chung gọi là liên kết baà là liên kết bền.
- Liên kết CHT là lk được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
Liên kết CHT không cực là lk CHT trong đó các cặp e chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.
4. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự hình thành phân tử hiđro clorua (HCl)
* Mục tiêu: LK CHT có cực.
* Thời gian: 10p
* ĐDDH:
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV y/c thảo luận cặp 4p:
+ Viết cấu hình e của H, Cl.
+ Nguyên tử H, Cl còn thiếu bao nhiêu electron để có lớp vỏ bền? 
+ Để có lớp vỏ bền giống với khí hiếm gần nhất thì liên kết trong phân tử HCl được tạo thành như thế nào?
- HS giải quyết vấn đề.
Bước 2:
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày, HS còn lại theo dõi, bổ sung và nhận xét.
- HS thực hiện
Bước 3:
- GV nêu VĐ: LK trong phân tử HCl là LK CHT có cực. Vậy LK CHT có cực là gì?
- HS giải quyết VĐ
Kết luận:
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
Cấu hình electron: 
H(Z=1): 1s1
Cl(Z=17): 1s22s22p63s23p5
mỗi nguyên tử (H,Cl) góp chung 1e để tạo thành lk CHT. Do độ âm điện của clo(3,16) lớn hơn của hiđro(2,2) nên cặp electron lk bị lệch về phía clo, liên kết này bị phân cực
 CTe CTCT
- LK CHT có cực hay lk CHT phân cực là lk CHT trong đó cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Chú ý: viết cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
 Ví dụ: H :Cl
5. Hoạt động 4: Tìm hiểu sự hình thành phân tử khí cacbon đioxit (CO2) (có cấu tạo phẳng)
* Mục tiêu: LK CHT có cực trong phân tử CO2.
* Thời gian: 7p
* ĐDDH:
* Cách tiến hành:
Bước 1:
 - GV y/c thảo luận cặp 3p:
+ Viết cấu hình e của C, O.
+ Nguyên tử C, Ocòn thiếu bao nhiêu electron để có lớp vỏ bền? 
+ Để có lớp vỏ bền giống với khí hiếm gần nhất thì liên kết trong phân tử CO2 được tạo thành như thế nào?
- HS giải quyết vấn đề.
Bước 2:
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày, HS còn lại theo dõi, bổ sung và nhận xét.
- HS thực hiện
Bước 3:
- GV nêu VĐ: LK trong phân tử CO2 có cấu tạo thẳng thì phân tử CO2 có phân cực không?
- HS giải quyết vấn đề.
Kết luận
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
Cấu hình electron:
C(Z=6):1s22s22p2
O(Z=8): 1s22s22p4
à nguyên tử C ở giữa 2 nguyên tử O, nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron, mỗi nguyên tử O góp chung với 2 nguyên tử C hai electron.
 CTe CTCT
- Theo CTe, mỗi nguyên tử đều có 8e ở lớp ngoài cùng nên phân tử CO2 bền vững. Phân tử CO2 có 2 lk đôi. Liên kết giữa nguyên tử O và nguyên tử C là phân cực nhưng phân tử CO2 có cấu tạo phẳng nên phân tử này không bị phân cực.
6. Củng cố và hướng dẫn học sinh tự học
- GV nhấn mạnh mạnh nội dung:
+ KN LK CHT 
+ LK CHT không cực
+ LK CHT có cực
- Cho HS làm BTCC: Viết CTe, CTCT của các phân tử: Cl2 , CH4 , PH3.
- BTVN: + làm BT 1, 4, 6/trang 64/SGK 
- Chuẩn bị tiết sau: + Tính chất của hợp chất có LK CHT
	 + MQH gữa hiệu độ âm điện và liên kết hoá học.
(Hết tiết 23)
7. Hoạt động 5: Tìm hiểu tính chất của các chất có LK CHT (Tiết 24)
* Mục tiêu: Tính chất của các chất có LKCHT có cực và LK CHT không cực
* Thời gian: 10p
* ĐDDH:
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Y/c HS n/c SGK và liên hệ thực tế tìm hiểu tính chất của các chất có LK CHT.
HS thực hiện
Bước 2:
GV gọi HS trình bày, gọi 1 HS khác nx, bổ sung.
HS thực hiện.
Kết luận
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
- Các chất có LK CHT có thể tồn tại ở dạng:
 + Rắn: đường, lưu huỳnh, iot...
 + Lỏng: nước, etanol,...
 + Khí: cacbonic, khí clo, hiđro...
- Các chất có LKCHT có cực tan nhiều trong dung môi có cực như nước
- Phần lớn các chất có LKCHT không cực tan trong dung môi không cực như benzen . . .Không đãn điện ở mọi trạng thái.
8. Hoạt động 4: Tìm hiểu độ âm điện và liên kết hoá học
* Mục tiêu: + MQH giữa các loại LKHH
 + MQH giữa hiệu độ âm điện và LKHH
* Thời gian: 15p
* ĐDDH:
* Cách tiến hành:
Bước 1:
Y/c HS n/c SGK tìm hiểu MQH giữa các loại LKHH, MQH giữa hiệu độ âm điện và LKHH.
HS thực hiện.
Bước 2:
GV đưa VD: Xác định loại LK trong các phân tử sau: NaCl, HCl, AlCl3, CaS.
HS thực hiện.
Kết luận
GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức:
Dựa vào cặp e chung: + Nếu cặp e không bị lệch → LK CHT không cực
 + Nếu cặp e chung bị lệch về phía ntử có độ âm điện lớn hơn → LK CHT có cực
 + Nếu cặp e chung chuyển hẳn về 1 nguyên tử → LK ion.
Gọi là hiệu độ âm điện của nguyên tử A và B trong phân tử AB thì: 
+ Nếu LK trong AB là LK CHT không cực
+ Nếu LK trong AB là LK CHT có cực
+ Nếu LK trong AB là LK ion.
9. Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà
- GV nhấn mạnh nội dung toàn bài
- Cho HS làm BT củng cố:
+ So sánh các loại LKHH đã học về: KN, bản chất LK.
+ BT 5 SGK/64
- BTVN: 4, 5, 6, 7 SGK/64
- Chuẩn bị bài sau: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
+ Đặc điểm và tính chất của mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
+ So sánh đặc điểm cấu tạo, loại LK trong mạng tinh thể, tính chất của các mạng tinh thể đã học.

File đính kèm:

  • docGA 10 NC Tiet 23 24.doc