Giáo án Hóa học 10 - Tiết 21: Kiểm tra viết - Trương Văn Hường

Câu 1: Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc:

A. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một hàng.

B. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

C. Các nguyên tố được sắp theo theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

D. Cả A, B và C.

Câu 2: Chỉ ra nội dung sai khi nói về các nguyên tố trong cùng một nhóm :

A. Có tính chất hoá học gần giống nhau.

B. Nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.

C. Nguyên tử của chúng có số electron hoá trị bằng nhau.

D. Được sắp xếp thành một hàng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 21: Kiểm tra viết - Trương Văn Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21
Kiểm tra viết
Ngày soạn: 07/11/2008
Kiểm tra ở các lớp:
Lớp
Ngày kiểm tra
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
10c1
10a - tt
10b - tt
10c - tt
A. đề Bài:
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc:
Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một hàng.
Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
Các nguyên tố được sắp theo theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Cả A, B và C.
Câu 2: Chỉ ra nội dung sai khi nói về các nguyên tố trong cùng một nhóm :
Có tính chất hoá học gần giống nhau.
Nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.
Nguyên tử của chúng có số electron hoá trị bằng nhau.
Được sắp xếp thành một hàng.
Câu 3: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì :
tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.
tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.
Câu 4: Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố :
nhóm IA và IIA.
nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He).
nhóm IB đến nhóm VIIIB.
xếp ở hai hàng cuối bảng.
Câu 5: Sắp xếp các kim loại Na, Mg, Al, K theo quy luật tính kim loại giảm dần :
Na, Mg, Al, K.
K, Na, Mg, Al.
Al, Mg, Na, K.
 D. Na, K, Mg, Al. 
Câu 6: Dãy sắp xếp các chất theo chiều tính axit tăng dần :
H4SiO4, H3PO4, H2SO4, HClO4.
H2SO4, H3PO4, HClO4, H4SiO4.
HClO4, H2SO4, H3PO4, H4SiO4.
H3PO4, HClO4, H4SiO4, H2SO4. 
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 7: Một nguyên tố thuộc chu kỳ 4, nhóm VIIA. Hỏi:
a. nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ngoài cùng?
b. electron ngoài cùng thuộc những phân lớp nào?
c. viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố đó.
d. nguyên tố đó là kim loại hay phi kim? vì sao?
Câu 8: Oxit cao nhất của nguyên tố R là RO3, trong hợp chất với hiđro thì R chiếm 94,12 % về khối lượng.
a. viết công thức hợp chất với hiđro của R.
b. xác định tên nguyên tố R.
c. viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R.
d. cho biết vị trí của R trong bảng tuần hoàn.
B. Đáp án:
i. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0, 5 đ.
câu
1
2
3
4
5
6
đa đúng
d
d
a
b
b
a
II. Phần tự luận:
Câu 7:
a. Từ bảng tuần hoàn ta thấy nguyên tố đó có 7 electron ngoài cùng	0, 5 đ
b. số electron ngoài cùng thuộc phân lớp s và p	1, 0 đ
c. cấu hình electron là: [Ar]3d104s24p5	1, 0 đ
d. là phi kim vì có 7 electron ngoài cùng	0, 5 đ
Câu 8:
a. H2R	1, 0 đ
b. %mR = .100% = 94, 12%	1, 0 đ
 à MR = 32 = MS	0, 5 đ
 Vậy: R là lưu huỳnh (S; MS = 32)	 	0, 5 đ
c. cấu hình electron: [Ne] 3s23p4	0, 5 đ
d. R thuộc ô 16, chu kỳ 3, nhóm VI 	0, 5 đ
C. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 21 - HH 10 CB.doc