Giáo án Hóa học 10 - Tiết 19,20. Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

I.Mục tiêu:

- Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH

- Trình bày được cấu tạo của BTH: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B, khối nguyên tố s, p, d).

- Biết tra bảng để tìm thông tin về một nguyên tố hóa học cụ thể : ô, chu kì, nhóm, khối.

III. Chuẩn bị:

* GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

* HS: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. Tiến trình bài học:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 19,20. Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Tiết 1, 2 Tiết PPCT: 19, 20 
Chương 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I.Mục tiêu:
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH
- Trình bày được cấu tạo của BTH: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B, khối nguyên tố s, p, d).
- Biết tra bảng để tìm thông tin về một nguyên tố hóa học cụ thể : ô, chu kì, nhóm, khối...
III. Chuẩn bị:
* GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
* HS: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
IV. Tiến trình bài học: 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học.
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu HS làm việc SGK để biết sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn.
HS nghiên cứu SGK để nắm bắt thông tin. 
Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn.
(SGK)
Hoạt động 2
GV: Cho HS nhìn vào bảng tuần hoàn giới thiệu từng nguyên tắc và các ví dụ minh họa.
GV: yêu cầu HS nhắc lại các nguyên tắc và lấy các ví dụ khác.
HS: Nhắc lại các nguyên tắc và lấy ví dụ.
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 
1. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
2. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
3. Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.
Hoạt động 3
GV: giới thiệu cho HS biết các dữ liệu được ghi trong ô: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối, độ âm điện, cấu hình electron, số OXH với trường hợp ví dụ của Al.
GV: yêu cầu HS phân tích dữ kiện có trong ô số 11 của bảng tuần hoàn.
HS: theo dõi để vận dụng.
HS: là nguyên tố Natri, kí hiệu Na, số hiệu nguyên tử 11, nguyên tử khối 22,989, số OXH +1
II. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Ô nguyên tố:
Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng tuần hoàn gọi là ô nguyên tố.
STT của ô = Số hiệu nguyên tử nguyên tố đó.
ví dụ: Al ở ô số 13 suy ra số hiệu nguyên tử là 13, có 13p, 13e.
Hoạt động 4
GV: yêu cầu HS cho biết số chu kì có trong bảng tuần hoàn, cho biết đặc điểm chung của các nguyên tố trong cùng một chu kì.
GV: chỉ vào bảng tuần hoàn và nêu các đặc điểm của chu kì.
GV: yêu cầu HS cho biết số lượng các nguyên tố có trong các chu kì từ 1 đến 7.
GV: giới thiệu khái quát từ chu kì 1 đến chu kì 7.
HS cho biết có 7 chu kì, các nguyên tố trong cùng chu kì thì nguyên tử có cùng số lớp electron.
HS: trả lời số nguyên tố trong mỗi chu kì.
2/ Chu kì :
 - Chu kì là dãy những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
- STT chu kì = số lớp electron.
- Chu kì nào cũng bắt đầu bằng kim loại kiềm và kết thúc bằng khí hiếm.
*Chu kì 1 có 2 nguyên tố là H và He.
*Chu kì 2 có 8 nguyên tố bắt đầu bằng kim loại kiềm Li và kết thúc là khí hiếm Ne.
*Chu kì 3 có 8 nguyên tố bắt đầu bằng kim loại kiềm Na và kết thúc là khí hiếm Ar.
*Chu kì 1,2,3 là chu kì nhỏ.
*Chu kì 4 và 5 có 18 nguyên tố.
*Chu kì 6 có 32 nguyên tố trông đó có 14 nguyên tố ngoài bảng.
*Chu kì 7 chưa hoàn thành. Có 14 nguyên tố ngoài bảng.
GV: yêu cầu HS Viết cấu hình electron của các nguyên tố có Z = 4,8,15 và cho biết chúng thuộc chu kì mấy.
HSviết cấu hình electron và xác định chu kì.
4M:1s22s2: chu kì 2.
8M: 1s22s22p4: chu kì 2.
14M: 1s22s22p63s23p2: chu kì 3.
Hoạt động 5
GV: Gọi HS viết cấu hình electron các nguyên tố Li, Na, K .
- Nhận xét số electron lớp ngoài cùng các nguyên tử nguyên tố Li, Na, K ? 
- Hướng dẫn HS nêu định nghĩa nhóm nguyên tố .
- Treo bảng tuần hoàn, chỉ vào vị trí của từng nhóm trên bảng tuần hoàn và giới thiệu các nhóm A và nhóm B
GV: Để xác định số thứ tự của nhóm cần dựa vào cấu hình electron hoá trị
- Yêu cầu 1 HS cho biết cấu hình electron hoá trị tổng quát của các nhóm A?
- Cách xác định số thứ tự của nhóm?
- Chỉ vào vị trí của từng nhóm A trên bảng tuần hoàn và nêu rõ đặc điểm cấu tạo nguyên tử các nguyên tố nhóm A? 
- Dựa vào số electron hoá trị có thể dự đoán tính chất nguyên tố ?
GV: Các nguyên tố nhóm A bao gồm những nguyên tố nào? Ví dụ?
GV:Chỉ vào vị trí của từng nhóm B trên bảng tuần hoàn:
Các nguyên tố nhóm B bao gồm những nguyên tố d ( từ nhóm IIIB ® VIIIB) và nguyên tố f ( họ Lantan và họ Actini). Ở đây ta chỉ giới hạn xác định số thứ tự nhóm B của các nguyên tố d
- Cho biết cấu hình electron hoá trị của các nguyên tố d ở dạng tổng quát
GV: yêu cầu viết cấu hình electron của nguyên tố có Z = 26 và cho biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn( chu kỳ, nhóm A hay B)
- Các nguyên tố d gọi là các kim loại chuyển tiếp
- Theo dõi bảng tuần hoàn xác định được số nhóm A từ IA đến VIIIA .
- Nắm được đặc điểm cấu tạo nguyên tử các nguyên tố nhóm A ? 
- Nhóm A: nsanpb
1a 2 ; 0 b6
- Số thứ tự của nhóm A: = a + b
- Hs trả lời: 
Nếu: a + b 3 ® Kim loại
Nếu 5a + b7 ® Phi kim
Nếu a + b = 8 ® Khí hiếm
- Các nguyên tố nhóm A gồm nguyên tố s và nguyên tố p
Ví dụ: 
Na( Z = 11 ): 1s22s 22p 6 3s1 ® IA
O ( Z = 8 ): 1s22s 22p 4 ® VIA
- Xác định được vị trí các nguyên tố thuộc nhóm B 
- Nhóm B bao gồm nguyên tố nguyên tố d và f. Cấu hình electron hoá trị của nguyên tố d: 
( n – 1 )dansb
Điều kiện: b = 2 ; 1a10
Nếu: a + b < 8 
®STT nhóm = a + b
Nếu a + b = 8, 9, 10 
® STT nhóm = 8
Nếu a + b > 10 
® STT nhóm = (a + b) – 10 
Z = 26[Ar]3d64s2 ® 
Vị trí: Chu kì 4, Nhóm VIIIB
3. Nhóm Nguyên Tố:
a/ Định nghĩa: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau , do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
b/ Phân loại:
Có hai loại nhóm: nhóm A và nhóm B .
* Nhóm A:
- Nhóm A gồm 8 nhóm từ IA đến VIIIA .
- Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hoá trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm .
- Nhóm A: nsanpb
1a 2 ; 0 b6
- Số thứ tự của nhóm A: = a + b
+ Nếu: a + b 3 ® Kim loại
+ Nếu 5a + b7 ® Phi kim
+ Nếu a + b = 8 ® Khí hiếm
- Ví dụ: 
Na( Z = 11 ): 1s22s 22p 6 3s1 ® IA
O ( Z = 8 ): 1s22s 22p 4 ® VIA
* Nhóm B:
- Nhóm B gồm 8 nhóm được đánh số từ IIIB đến VIIIB , rồi IB và IIB theo chiều từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn. 
- Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố
của các chu kỳ lớn .
- Nhóm B gồm các nguyên tố d và nguyên tố f.
Cấu hình electron hoá trị của nguyên tố d: 
( n – 1 )dansb
Điều kiện: b = 2 ; 1a10
Nếu: a + b < 8 ® STT nhóm = a + b
Nếu a + b = 8, 9, 10 ® STT nhóm = 8
Nếu a + b > 10 ® STT nhóm = (a + b) – 10
Ví dụ: Viết cấu hình electron của nguyên tố có Z = 26 và cho biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn( chu kỳ, nhóm A hay B)
Giải: Z = 26[Ar]3d64s2 
Vị trí: Chu kì 4, Nhóm VIIIB
4. Củng cố: Cách xác định số thứ tự nhóm A và nhóm B, từ đó suy ra vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn dựa vào cấu hình electron hoá trị 
5. Dặn dò: Làm bài tập trang 35 SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 19 20.doc