Giáo án Hóa học 10 - Tiết 18, Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn. Tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn (Tiếp theo) - Nguyễn Phi Hồng Phượng

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e

- Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và tính phi kim. Khái niệm độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hyđro.

 2. Kĩ năng:

 - Vận dụng quy luật đã biết để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất, từ đó học được quy luật mới.

II. Phương pháp và phương tiện:

1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, trực quan, tái hiện.

2. Phương tiện:

 HS: Sách giáo khoa 10.

GV: Biểu bảng, Sơ đồ, BTH.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 18, Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn. Tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn (Tiếp theo) - Nguyễn Phi Hồng Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 9: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
 ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN (TT)
Tuần 9. Tiết 18.	
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 	
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e
- Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và tính phi kim. Khái niệm độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hyđro.
 2. Kĩ năng: 
	- Vận dụng quy luật đã biết để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất, từ đó học được quy luật mới.
II. Phương pháp và phương tiện:
Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, trực quan, tái hiện.
Phương tiện: 
 	HS: Sách giáo khoa 10.
GV: Biểu bảng, Sơ đồ, BTH.
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
	 1. Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Giá trị độ âm điện của các nguyên tử trong các nhóm A biến đổi như thế nào theo chiều điện tích hạt nhân tăng?
 3. Tiến trình:
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung
GV: Hướng dẫn HS dùng bảng 7 trong SGK để nghiên cứu trả lời câu hỏi sau : Nhìn vào bảng biến đổi hóa trị của các nguyên tố chu kì 3 trong oxit cao nhất, trong hợp chất khí với hiđro, em phát hiện ra quy luật biến đổi gì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ?
HS: Trong chu kì 3 đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng lần lượt từ 1 đến 7 còn hóa trị của các phi kim trong hợp chất khí với hiđro giảm từ 4 đến 1.
GV: Giúp HS dùng bảng 8 trong SGK ( Sự biến đổi tính axit-bazơ) để nhận xét về sự biến đổi của oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A trong chu kì 3 theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
GV Bổ sung: Tính chất đó được lặp lại ở các chu kì sau.
GV: Trên cơ sở khảo sát sự biến đổi tuần hoàn của cấu hình electron nguyên tử , bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại và tinh phi kim của các nguyên tố hóa học biến đổi theo chiều điện tích hạt nhân tăng, nhưng không liên tục mà tuần hoàn.
GV hướng dẫn học sinh đọc để hiểu và phát biểu đúng đinh luật tuần hoàn về các nguyên tố hóa học như trong SGK. 
II. Hóa trị của các nguyên tố:
Trong một chu kì đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxi tăng dần từ 1 đến 7. Còn hóa trị của các phi kim trong hợp chất với hiđro giảm từ 4 đến 1.
III. Oxit và hidroxit của các nguyên tố nhóm A:
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng cũng tăng dần
Kết luận: Tính axit - bazơ của các oxi và hidroxit biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
IV. Định luật tuần hoàn:
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
4. Củng cố: 
Yêu cầu hs nắm vững sự biến hóa trị và định luật tuần hoàn
Dặn dò: Về nhà làm bài tập: 3, 6, 12 SGK. . Xem trước bài 10:Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

File đính kèm:

  • docBai 9 Su bien doi tuan hoan tinh chat .doc