Giáo án Hóa học 10 - Tiết 18, Bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Năm học 2013-2014
1. Kiến thức:
- HS củng cố được kiến thức về BTH, hiểu rõ mối quan hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử và tính chất.
- HS biết ý nghĩa khoa học của bảng tuần hoàn đối với hoá học và các môn khoa học khác.
2. Kỹ năng:
- Biết so sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố hoá học lân cận trong BTH.
- Trình bày được ý nghĩa của BTH, cấu tạo và cách sử dụng của BTH.
- Sử dụng linh hoạt các thông tin thu được từ BTH để làm cơ sở nghiên cứu và dự đoán các tính chất khi học tiếp về các nguyên tố cụ thể về sau.
3. Thái độ tình cảm:
Tin tưởng vào khoa học, có ý thức tự giác trong học tập
Soạn: ...../...../2013 Giảng: ....../...../2013 Lớp 10A1 Tiết 18 BÀI 10 - Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS củng cố được kiến thức về BTH, hiểu rõ mối quan hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử và tính chất. - HS biết ý nghĩa khoa học của bảng tuần hoàn đối với hoá học và các môn khoa học khác. 2. Kỹ năng: - Biết so sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố hoá học lân cận trong BTH. - Trình bày được ý nghĩa của BTH, cấu tạo và cách sử dụng của BTH. - Sử dụng linh hoạt các thông tin thu được từ BTH để làm cơ sở nghiên cứu và dự đoán các tính chất khi học tiếp về các nguyên tố cụ thể về sau. 3. Thái độ tình cảm: Tin tưởng vào khoa học, có ý thức tự giác trong học tập II- CHUẨN BỊ 1*Giáo viên: Soạn bài từ sgk. Sbt, stkChuẩn bị Bảng cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A (Bảng 6,7,8, sgk Trang 46) 2*Học sinh: Soạn bài mới trước khi đến lớp. III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Kiểm tra bài cũ (5’): * Câu hỏi: - Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X (Z=26). - Cho biết vị trí của X trong BTH? - X là kim loại hay phi kim? Tại sao? * Đáp án: - Cấu hình electron của X: 1s2 2s22p6 3s23p63d64s2 - Vị trí: Ô 26, chu kỳ 4, là nguyên tố d à thuộc nhóm B có 8 electron hoá trị à thuộc nhóm VIIIB. - Là kim loại vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng. 2. Giảng bài mới: (30’): Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò Nội Dung Hoạt động 1: -Biết vị trí của 1 nguyên tố trong BTH; Có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó được không? HS: -Biết vị trí của 1 nguyên tố trong BTH; Có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó được . I.QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NÓ: Biết số TT của nguyên tố Số Proton,số electron Số TT của chu kì Số lớp e Số TT của nhóm A Số lớp e ngoài cùng Hoạt động 2: -GV gọi HS lên bảng làm VD 1. K(Z = 19):1s22s22p63s23p64s1 -K có 19 proton ;19 electron? -K có 4 lớp e -K có 1 e lớp vỏ ngoài cùng. VD1:Cho K có Z = 19.K ở chu kì 4, Nhóm IA. Hỏi: -K có bao nhiêu proton? Bao nhiêu electron? -K có mấy lớp e? -K có mấy e lớp vỏ ngoài cùng? Hoạt động 3: -GV gọi HS lên bảng làm VD 2. *S: 1s22s22p63s23p4. -S ở ô thứ tự số 16 trong BTH. -S ở chu kì 3 trong BTH. -S ở nhóm VIA trong BTH. VD2:Cho cấu hình e của nguyên tử S: 1s22s22p63s23p4.Hỏi: -S ở ô thứ tự số mấy trong BTH? -S ở chu kì mấy trong BTH? -S ở nhóm nào trong BTH? Từ vị trí cho biết cấu tạo nguyên tử và ngược lại. Hoạt động 4: -Biết vị trí của 1 nguyên tố trong BTH có thể suy ra những tính chất hoá học cơ bản của nó không? *Biết S ở ô 16 trong BTH,em có suy nghĩ được những tính chất gì của S? -Biết vị trí của 1 nguyên tố trong BTH có thể suy ra những tính chất hoá học cơ bản của nó . S (Z=16): 1s22s22p63s23p4 -S ở nhóm VIA, chu kì 3, là phi kim. -Hoá trị caonhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi là 6;CT oxít cao nhất là SO3. -Hoá trị của nguyên tố trong hợp chất với hiđro là 2; CT hợp chất khí với hiđro là : H2S. -SO3 là oxít axit.H2SO4 là axít rất mạnh. II.QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ: -Từ vị trí của 1 nguyên tố trong BTHè Tính chất cơ bản của nguyên tố. *Tính KL,tính PK: àIA ,IIA, IIIA :có tính KL (Trừ He) àVA,VIA,VIIA: có tính Pk (Trừ Sb,Bi,Po) -Hoá trị cao nhất của nguyên tốtrong hợp chất với oxi;hoá trị nguyên tố trong hợp chất với hiđrô -CT oxít cao nhất: CT hợp chất khí với hiđro. -CT hiđroxít tương ứng (nếu có) và tính axít hay bazơ của chúng. Hoạt động 5: -Dựa vào qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong BTH;Ta có thể so sánh tính chất hóa học của 1 nguyên tố với các nguyên tố lận cận được không? -VD: So sánh tính chất hoá học của P (Z=15) với Si(Z=14) ,S(Z=16)? -Dựa vào qui luật biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong BTH.Ta có thể so sánh tính chất của 1 nguyên tố với các nguyên tố lân cận. -Trong BTH: P,Si,S thuộc chu kì 3 -Theo chiều tăng dần của ĐTHN,tính PK tăng dần : Si<P<S -> tính axit : H2SiO3<H3PO4<H2SO4 III.SO SÁNH TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN: -Dựa vào qui luật biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong BTH.Ta có thể so sánh tính chất của 1 nguyên tố với các nguyên tố lân cận. - Ví dụ: Hãy so sánh tính chất hoá học của P (Z=15) với Si (Z=14) và S (Z=16); với N (Z=7) và As (Z=33)? ---//--- + Trong chu kỳ: Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Si < P < S + Trong nhóm: Tính phi kim giảm dần theo thứ tự: N > P > As. + Vậy: Tính phi kim của các nguyên tố trên như sau: Độ mạnh của các hiđroxit tương ứng là: 4.Củng cố: - Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử. - Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố. - So sánh tính chất hoá học của 1 nguyên tố với các nguyên tố lân cận. 5.Dặn dò: - Về nhà làm Bt 1-7 sgk trang 51 - Chuẩn bị BÀI 11: LUYỆN TẬP: BẢNG TUẦN HOÀN,SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. (1) Cấu tạo của BTH các nguyên tố hoá học? (2) Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hoá học? (3) Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố ,tính kL, tính PK, bán kính nguyên tử,hoá trị và định luật tuần hoàn. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tiết 18.doc