Giáo án Hóa học 10 - Tiết 17 – Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn (tiếp)

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS hiểu

 - Tính kim loại, phi kim, độ âm điện của nguyên tố. Sự biến đổi tuàn hoàn tính kim loại, phi kim, độ âm điện.

 - Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi, hiđro.

 - Sự biến thiên tính chất của các oxit, hiđroxit của các nguyên tố nhóm A.

 2. Kĩ năng:

 HS vận dụng: vào giải bài tập và giải thích hiện tượng.

II. Chuẩn bị:

 GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

III. Tiến trình dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 17 – Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 – Bài 9 SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN 
 TỐ HÓA HỌC - ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN (tt)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS hiểu
	- Tính kim loại, phi kim, độ âm điện của nguyên tố. Sự biến đổi tuàn hoàn tính kim loại, phi kim, độ âm điện.
	- Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi, hiđro.
	- Sự biến thiên tính chất của các oxit, hiđroxit của các nguyên tố nhóm A.
 2. Kĩ năng:
	HS vận dụng: vào giải bài tập và giải thích hiện tượng.
II. Chuẩn bị:
	GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp 
Tính Kim loại, phi kim, độ âm điện của một nguyên tố là gì? những tính chất đó thay đổi như thế nào trong cùng một chu kỳ? nhóm? giải thích?
6
2. Vào tiết dạy mới
NỘI DUNG BÀI DAY
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
II. Hóa trị của các nguyên tố:
 Trong cùng chu kì đi từ trái sang phải:
 - Hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng từ 1à 7.
 - Hóa trị của các phi kim trong hợp chất với Hiđro giảm từ 4à 1.
Chú ý: 
Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2ON ( N là STT nhóm) Hợp chất của R với Hiđro là: RH8 – N 
VD: Nguyên tố Nitơ có oxit cao nhất N2O5 hợp chất với Hiđro là NH3
 Lưu huỳnh: SO3 H2S
 Hợp chất với Hiđro là CH4 Oxit cao nhất là CO2 
III. Oxit và Hiđroxit của các ngtố nhóm A:
 Trong một chu kì, theo chiều Z tăng:
 - Tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng yếu dần.
 - Tính axit của các oxit và hiđroxit tương ứng mạnh dần.
 Tính chất này lặp lại ở các chu kì.
IV. Định luật tuần hoàn:
 Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Hoạt động 5:
GV: - Trong một chu kì theo chiều Z tăng, số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố biến đổi như thế nào?
 - Các nguyên tố trong cùng nhóm có đặc điểm gì chung? 
 - Quan sát bảng 7 trang 46 SGK:
 + Hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố trong cùng chu kì biến đổi như thế nào? Hóa trị đó có bằng với số thứ tự nhóm của nguyên tố dó không?
 + Hóa trị cao nhất với Hiđro?
 + Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi và hiđro có mối liên hệ với nhau như thế nào?
HS: trả lời 
Hoạt động 6: 
GV: - Trong một chu kì theo chiều Z tăng, tính kim loại của các nguyên tố biến đổi như thế nào?
 - Quan sát bảng 8 trang 46 SGK.
 - Oxit, hiđroxit của nguyên tố nào có tính bazơ, tính axit? 
- Tính bazơ của các oxit, hiđroxit biến đổi như thế nào?
- Tính axit của các oxit, hiđroxit biến đổi như thế nào?
- Tính chất này có lặp lại ở các chu kì không? 
Tính kim loại càng mạnh thì tính bazơ của oxit, hiđroxit tương ứng càng mạnh, tính axit càng yếu
 hướng dẫn học sinh cách viết công thức oxit, hiđroxit.
Hoạt động 7: 
GV: Trong cùng 1 chu kì tính chất của một nguyên tố thay đổi như thế nào? Giữa các chu kì thì sự thay đổi đó có gì giống nhau?
HS trả lời
GV hỏi tiếp về sự thay đổi câu hình electron, tính K. loại, P. kim, Độ âm điện
=> Định luật tuần hoàn
10
10
8
3. Củng cố và mở rộng
Ôn tập sự biến đổi tuàn hoàn tính kim loại, phi kim, độ âm điện.
Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi, hiđro.
 Sự biến thiên tính chất của các oxit, hiđroxit của các nguyên tố nhóm A.
Làm bài tập sgk
10,5
4. Dặn dò
Về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK, học kĩ bài
Đọc trước bài tiếp theo.
0,5
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doc17. b9 Sự biến đổi TH tính chất...(tt).doc