Giáo án Hóa học 10 - Tiết 14,15. Bài 6: Luyện tập
I. LUYỆN TẬP
1. HV trình bày được các khái niệm có liên quan đến vỏ electron của nguyên tử:
- Các mức năng lượng của electron và sự sắp xếp các electron vào mỗi phân lớp trong một lớp.
- Số electron tối đa có trong một phân lớp s, p, d và trong một lớp thứ n (n = 1, 2, 3 )
- Cấu hình electron nguyên tử.
2. HV biết:
- Viết cấu hình electron nguyên tử khi biết Z, số p hoặc kí hiệu nguyên tử.
- Dựa vào cấu hình electron, xác định số electron ở lớp ngoài cùng và xếp loại nguyên tố (kim loại, phi kim hay khí hiếm).
II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị bài tập
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử. Viết cấu hình electron của nguyên tử P có Z = 15.
Tuần 5 Tiết 2, 3 Tiết PPCT: 14, 15 BÀI 6: LUYỆN TẬP I. LUYỆN TẬP 1. HV trình bày được các khái niệm có liên quan đến vỏ electron của nguyên tử: - Các mức năng lượng của electron và sự sắp xếp các electron vào mỗi phân lớp trong một lớp. - Số electron tối đa có trong một phân lớp s, p, d và trong một lớp thứ n (n = 1, 2, 3) - Cấu hình electron nguyên tử. 2. HV biết: - Viết cấu hình electron nguyên tử khi biết Z, số p hoặc kí hiệu nguyên tử. - Dựa vào cấu hình electron, xác định số electron ở lớp ngoài cùng và xếp loại nguyên tố (kim loại, phi kim hay khí hiếm). II. Chuẩn bị: GV chuẩn bị bài tập III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử. Viết cấu hình electron của nguyên tử P có Z = 15. 3. Bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: - GV: Thế nào là nguyên tố s, p, d, f? - HS: trả lời câu hỏi Bài 1/30 Dựa vào cấu hình electron: electron cuối cùng ở phân lớp s, hoặc p, d, thì chúng thuộc khối nguyên tử s hoặc p, d, f. Hoạt động 2: - GV: Các electron thuộc lớp K hay lớp L liên kết với hạt nhân chạt chẽ hơn? Vì sao? - HS: trả lời câu hỏi Bài 2/30 Lớp K là lớp gần hạt nhân nhất, có mức năng lượng thấp nhất. Do đó electron lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn ở lớp L. Hoạt động 3: - GV: Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho ví dụ. - HS: trả lời câu hỏi và cho ví dụ Bài 3/30 Trong nguyên tử, electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó. Ví dụ: dựa vào electron lớp ngoài cùng là 1, 2, 3 ta có thể biết nguyên tố đó là kim loại. Hoạt động 4: - GV: yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học giải bài tập 4 trang 30/SGK. - HS: giải bài tập Bài 4/30 Cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 Có 4 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 2 electron Là nguyên tố kim loại vì lớp ngoài cùng có 2e. Hoạt động 5: - GV: yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học giải bài tập 5 trang 30/SGK. - HS: giải bài tập Bài 5/30 Phân lớp s, p, d có tối đa là 2, 6, 10 electron. Do đó: a/. 2s có 2e b/. 3p có 6e c/. 4s có 2e d/. 3d có 10e Hoạt động 6: - GV: yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học giải bài tập 6 trang 30/SGK. - HS: giải bài tập Bài 6/30 a/. P có 15e b/. Z = số e = 15 c/. lớp thứ 3 có mức năng lượng cao nhất d/. có 3 lớp: lớp 1 có 2e, lớp 2 có 8e, lớp 3 có 5e e/. P là phi kim vì lớp ngoài cùng có 5e Hoạt động 7: - GV: yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học giải bài tập 8 trang 30/SGK. - HS: giải bài tập Bài 8/30 a/. 1s2 2s1 b/. 1s2 2s2 2p3 c/. 1s2 2s2 2p6 d/. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 e/. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 g/. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 Hoạt động 8: -GV: viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 3, 8, 11, 16, 19. Cho biết nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Z = 3: 1s2 2s1 có 1e ngoài cùng là kim loại. Z = 8: 1s2 2s2 2p4 có 6e ngoài cùng là phi kim. Z = 11: 1s2 2s2 2p6 3s1 có 1e ngoài cùng là kim loại. Z = 16: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 có 6e ngoài cùng là phi kim. Z = 19: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 có 1e ngoài cùng là kim loại. 4. Củng cố: trong từng bài tập 5. Dặn dò: ôn tập chương
File đính kèm:
- Tiet 14 15.doc