Giáo án Hóa học 10 - Tiết 10, Bài 6: Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử - Năm học 2013-2014

1. Kiến thức:

- Vỏ nguyên tử gồm các lớp và phân lớp electron

- Các mức năng lượng của lớp và phân lớp. Số electron tối đa trong 1 lớp, 1 phân lớp. Cấu hình electron nguyên tử.

2. Kỹ năng:

– Giải các dạng bài tập cơ bản trong SGK.

– Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, làm việc với công nghệ thông tin.

– Phát triển tư duy bậc cao.

 3. Thái độ-Tư tưởng:

Rèn luyện tư duy trừu tượng, tin tưởng vào khoa học.

– Phóng to hình 1.10 và bảng cấu hình electron của nguyên tử 20 nguyên tố đầu (SGK).

– Thiết kế mô phỏng sự phân bố electron theo các lớp khác nhau trong nguyên tử của nguyên tố nào đó (có thể dùng phần mềm Powerpoint hoặc Macromedia Flash) để dạy học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 10, Bài 6: Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: ...../...../2013
Giảng: ....../...../2013
Lớp 10A1
Tiết 10 - Bài 6
LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Vỏ nguyên tử gồm các lớp và phân lớp electron 
- Các mức năng lượng của lớp và phân lớp. Số electron tối đa trong 1 lớp, 1 phân lớp. Cấu hình electron nguyên tử.
2. Kỹ năng:
– Giải các dạng bài tập cơ bản trong SGK.
– Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, làm việc với công nghệ thông tin.
– Phát triển tư duy bậc cao.
 3. Thái độ-Tư tưởng:
Rèn luyện tư duy trừu tượng, tin tưởng vào khoa học.
– Phóng to hình 1.10 và bảng cấu hình electron của nguyên tử 20 nguyên tố đầu (SGK).
– Thiết kế mô phỏng sự phân bố electron theo các lớp khác nhau trong nguyên tử của nguyên tố nào đó (có thể dùng phần mềm Powerpoint hoặc Macromedia Flash) để dạy học.
IIChuẩn Bị:
1. Giáo viên: Soạn bài từ SGK. SBT, STK....
- Máy chiếu, giáo án.
- HS tổng kết các kiến thức cấu tạo vỏ nguyên tử dưới dạng bảng như SGK - 29.
- Giáo án điện tử với các tư liệu hỗ trợ.
- Máy vi tính, máy chiếu đa năng
2. Học sinh: Tự ôn tập và làm 1 số BT của giáo viên ra, Soạn bài trước khi đến lớp
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
	3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
30’
* Hoạt động 1: 
- GV: ở bài này chúng ta cần ôn lại về:
+ Lớp và phân lớp electron 
+ Mối quan hẹ giữ electron ngoài cùng với laọi nguyên tố.
- GV: Các em chia thành 6 nhóm. Nhóm 1, 2, 3 sẽ hoàn Thờiện 1; nhóm 4, 5, 6 hoàn Thờiện nội dung 2.
- GV: nhận xét và hoàn Thờiện nội dung.
=> HS: Nghe TT :
=> HS: Học sinh thảo luận ghi ra giấy rồi dán lên bảng với nội dung như bảng trong (SGK-29)
=> HS: Ghi nhớ.
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ: 
 (SGK - 29)
5’
* Hoạt động 2:
- GV: Các em làm bài tập 1.
- GV: Một em lên bảng trả lời bài tập này.
- GV: Các em có nhận xét gì số electron tối đa trong phân lớp s, p, d, f?
- GV: nhận xét và cho điểm
=> HS: Nghiên cứu trong 1'
=> HS: Đáp án: D.
=> HS: Số electron tối đa trong phân lớp s, p, d, f gấp 2 lần 1, 3, 5, 7.
=> HS: nghe TT.
B.BÀI TẬP:
* Bài 1: Dãy nào trong các dãy sau đây gồm các electron bão hoà?
A. s1, p3, d7, f12
B. s2, p5, d9, f13
C. s2, p4, d10, f11
D. s2, p6, d10, f14
---//---
D. s2, p6, d10, f14
5’
- GV: Chúng ta bài tập 2.
- GV: 1 em lên bảng giải BT này.
- GV: nhận xét và cho điểm
=> HS: Nghiên cứu trong 1'
=> HS: lên bảng.
=> HS: nghe TT.
* Bài 2. Cấu hình electron của nguyên tử Fe (Z = 26) là :
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2.
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7 4s2.
---//---
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.
4. Củng cố bài giảng: (3')
* Bài tập: Các nguyên tử khí hiếm (trừ He) có số electron ở lớp ngoài cùng là 
1, 2, 3	B. 4 	 C. 5, 6, 7	D. 8*
	5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
	Bài 1 đến Bài 5 (SGK - 30).
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiết 10.doc