Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 76, Bài 48: Bài thực hành số 6: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh - Trương Văn Hường

1. Kiến thức:

Biết mục đích, cách tiến hành các thí nghiệm.

Điều chế và chứng minh tính khử của hiđro sunfua.

Điều chế và chứng minh tính chất oxi hóa của lưu huỳnh đioxit.

Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuaric đặc.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng quan sát hiện tượng, vận dụng kiến thức để giải thích và viết phương trình hóa học.

3. Tư tưởng:

Sử dụng dụng cụ hóa chất để thực hiện an toàn, thành công các thí nghiệm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 7468 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 76, Bài 48: Bài thực hành số 6: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh - Trương Văn Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 76. Bài 48
Bài thực hành số 6:
tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
Ngày soạn: ...... / ...... / 20 ......
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
10A
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Biết mục đích, cách tiến hành các thí nghiệm.
Điều chế và chứng minh tính khử của hiđro sunfua.
Điều chế và chứng minh tính chất oxi hóa của lưu huỳnh đioxit.
Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuaric đặc.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát hiện tượng, vận dụng kiến thức để giải thích và viết phương trình hóa học.
3. Tư tưởng:
Sử dụng dụng cụ hóa chất để thực hiện an toàn, thành công các thí nghiệm.
II. Phương pháp:
Thực hành thí nghiệm.
III. Đồ dùng dạy học:
 1. Dụng cụ:
- ống nghiệm	- Nút cao su có lỗ
- Nút cao su không lỗ	- ống hút nhỏ giọt
- ống cao su đoạn dài 3-5cm	- Đèn cồn
- Giá để ống nghiệm	- Bộ giá thí nghiệm cải tiến
- ống thủy tinh (chữ L và thẳng)	- ống nghiệm có nhánh.
2. Hóa chất:
- Dung dịch HCl	- Dung dịch natri sunfit
- Dung dịch H2SO4 đặc	- Dung dịch KMnO4 loãng
- Dây (dải) magie	- Đồng phoi bào
- Sắt (II) sunfua	- Đường kính trắng.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học.
3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
5'
* Hoạt động 1: 
- GV: Hướng dẫn HS thực hiện như SGK
- Hoặc để an toàn hơn, không để H2S bay ra ngoài, có thể thực hiện theo cách sau:
+ Nối nhánh của ống nghiệm với một ống thủy tinh hình chữ L đầu vuốt nhọn (a) đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm.
+ Cho vào ống nghiệm vài mẩu FeS nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc bằng ống hút nhỏ giọt.
+ Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt chứa dung dịch HCl.
- Yêu cầu HS cho biết HT?
- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng.
- Lưu ý: H2S là chất khí mùi trứng thối, rất độc, vì vậy khi thí nghiệm phải thật cẩn thận, dùng lượng hóa chất nhỏ, dụng cụ thí nghiệm phải kín.
- Bóp mạnh quả bóp cao su của ống nhỏ giọt để dung dịch HCl nhỏ xuống tác dụng với FeS. Khí H2S tạo thành được dẫn qua nhánh ống nghiệm.
- Đốt khí H2S bay ra ở đầu ống dẫn khí.
- Khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh. Nếu ngọn lửa có lẫn màu vàng là do ống dẫn khí làm bằng thủy tinh kiềm (màu của ion natri).
- Viết ptpư.
I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành:
1. Điều chế và chứng minh tính khử của hiđro sunfua.
- Cách tiến hành:
- Khí H2S cháy trong không khí với ngọn lửa xanh. Nếu ngọn lửa có lẫn màu vàng là do ống dẫn khí làm bằng thủy tinh kiềm (màu của ion natri).
- Giải thích:
FeS+2HClđFeCl2 + H2S 
2H2S +3O2đ 2SO2 + 2H2O 
10'
* Hoạt động 2:
- GV: Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm như SGK. Hoặc thực hiện theo cách sau:
a. Điều chế SO2 từ Na2SO3 và dung dịch H2SO4 và thử tính khử của SO2
Nối nhánh của ống nghiệm có nhánh với ống dẫn thủy tinh thẳng bằng ống dẫn cao su dài 3-5cm. Nhúng đầu ống dẫn thủy tinh với ống nghiệm khác chứa dung dịch KMnO4 loãng. Để ống nghiệm lên giá đỡ ống nghiệm, hoặc kẹp trên giá thí nghiệm. 
- GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng khi có khí SO2 thoát theo ống dẫn sang ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4.
b. Thử tính oxi hóa của SO2.
- Điều chế dung dịch axit sunfuhiđric. Nối nhánh của ống nghiệm có nhánh với ống dẫn thủy tinh. Nối đầu ống dẫn thủy tinh với ống nghiệm khác có chứa khoảng 3ml H2O. Để ống nghiệm lên giá để ống nghiệm. Cho vào ống nghiệm có nhánh lượng nhỏ FeS (bằng 2 hạt ngô). Đậy ống nghiệm bằng nút cao su kèm ống nhỏ giọt chứa dung dịch HCl. Bóp quả bóp cao su cho dung dịch HCl tiếp xúc với FeS. Khí H2S tạo thành được dẫn sang ống nghiệm đựng nước thành dung dịch axit sunfuhiđric. 
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hóa học.
- Bóp quả bóp cao su cho H2SO4 đặc chảy xuống tiếp xúc và tác dụng với Na2SO3.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, viết phương trình hóa học của phản ứng, xác định vai trò từng chất trong phản ứng.
- Dẫn khí SO2 điều chế ở dụng cụ (hình 6.2) vào ống nghiệm chứa dung dịch H2S. 
- Dung dịch trong ống nghiệm bị vẩn đục, có kết tủa vàng nhạt.
2. Điều chế và thử tính chất của SO2 . 
a. Điều chế SO2 từ Na2SO3 và dung dịch H2SO4 và thử tính khử của SO2
- Cách tiến hành:
- Hiện tượng:
- Giải thích:
Tạo thành SO2:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2 ↑
 Tính khử của SO2: 
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 
Hoặc:	 SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 
b. Thử tính oxi hóa của SO2.
- Cách tiến hành:
- Hiện tượng: Dung dịch trong ống nghiệm bị vẩn đục, có kết tủa vàng nhạt.
- Khi tác dụng với dung dịch H2S là một chất khử mạnh hơn, SO2 thể hiện tính oxi hóa. Phương trình hóa học:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
10'
* Hoạt động 3:
a. Tính oxi hóa của H2SO4 đặc.
- Để tránh độc hại, GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm như sau:
Cho vài mảnh đồng vào ống nghiệm (a), nhỏ 4-5 giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm, đậy nút cao su kèm ống dẫn thủy tinh hình chữ L. Nhúng sâu đầu ống dẫn thủy tinh vào ống nghiệm (b) chứa khoảng 2ml nước có mẩu giấy quỳ màu xanh. Kẹp ống nghiệm (a) bằng kẹp gỗ, cắm kẹp gỗ trên giá thí nghiệm thực hành. Dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm (a).
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.
b. Tính háo nước của H2SO4 đặc.
- GV có thể hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm bằng cách viết chữ, vẽ hình trên giấy trắng bằng dung dịch H2SO4 loãng, để khô. Sau đó hơ tờ giấy ở gần ngọn lửa đèn cồn. HS quan sát, giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa học. Các hợp chất gluxit (đường, giấy, vải ...) khi tác dụng với H2SO4 đặc, bị H2SO4 chiếm nước và biến chúng thành các bon
- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.
- Cho vài mảnh đồng vào ống nghiệm (a), nhỏ 4-5 giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm, đậy nút cao su kèm ống dẫn thủy tinh hình chữ L. Nhúng sâu đầu ống dẫn thủy tinh vào ống nghiệm (b) chứa khoảng 2ml nước có mẩu giấy quỳ màu xanh. Kẹp ống nghiệm (a) bằng kẹp gỗ, cắm kẹp gỗ trên giá thí nghiệm thực hành. Dùng đèn cồn đun nóng ống nghiệm (a).
- HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.
- HS: thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn
- HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích.
3. Tính oxi hóa và tính háo nước của H2SO4 đặc.
a. Tính oxi hóa của H2SO4 đặc:
- Cách tiến hành:
- Hiện tượng:
Dung dịch trong ống nghiệm (a) chuyển dần sang màu xanh, khí trong ống nghiệm (a) được tạo thành được dẫn sang ống nghiệm (b) làm cho giấy quỳ xanh chuyển sang màu đỏ, do khí SO2 hòa tan vào nước thành dung dịch axit.
- Giải thích:
Phương trình hóa học:
 t0
Cu + 2H2SO4 (đ) → CuSO4 + 2H2O + SO2 
Giải thích: H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim và nhiều hợp chất. Khi H2SO4 đặc, nóng tác dụng với đồng tạo thành CuSO4 màu xanh và khí SO2. Vì vậy, trong thí nghiệm phải dẫn khí SO2 vào nước để tránh khí bay ra gây độc hại.
b. Tính háo nước của H2SO4 đặc.
- Cách tiến hành:
- Hiện tượng:
- Giải thích:
H2SO4 đặc + C12H22O11 12C + H2SO4. 11H2O
Một phần C mới tạo thành bị H2SO4 oxi hóa thành CO2. Khí CO2 cùng SO2 sủi bọt bốc lên làm cho sản phẩm trong tràn ra ngoài ống nghiệm.
C + H2SO4→CO2+SO2+ 2H2O 
15'
* Hoạt động 4:
- Yêu cầu HS viết tường trình.
- Viết tường trình và nộp ngay tại lớp.
II. Viết tường trình:
4. Củng cố bài giảng: (3') Nhận xét, đánh giá tiết thực hành.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
Chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết.
V. Tự rút kinh nghiệm sau bài giảng:
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
chuyên môn duyệt
Ngày ...... / ...... / 20 ......

File đính kèm:

  • docTiet 76 - HH 10 NC.doc