Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 65: Luyện tập - Trương Văn Hường

1. Kiến thức:

- Học sinh biết: +Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của O2, O3 và H2O2

 + Một số ứng dụng của oxi, ozon và hiđropeoxit

- Học sinh hiểu: + Oxi, Ozon và hiđropeoxit là chất oxihoa mạnh trong đó O3 và H2O2 phân huỷ ra oxi

 + H2O2 là chất vừa có tính oxihoa vừa có tính khử do nguyên tố oxi có số oxihoa -1 là số oxihoa trung gian giữa 0 và -2

2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng:

+ Viết các phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất oxihoa mạnh của oxi, ozon và hiđropeoxit

 + Giải thích vì sao ozon và hiđropeoxit có tính tẩy màu

 + Làm các bài tập có liên quan đến oxi ozon và hiđropeoxit, đặc biệt là các bài tập về chất khí

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 65: Luyện tập - Trương Văn Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65
Luyện tập
Ngày soạn: 01/03/2009
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
10A
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết: +Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của O2, O3 và H2O2
 + Một số ứng dụng của oxi, ozon và hiđropeoxit
- Học sinh hiểu: + Oxi, Ozon và hiđropeoxit là chất oxihoa mạnh trong đó O3 và H2O2 phân huỷ ra oxi
 + H2O2 là chất vừa có tính oxihoa vừa có tính khử do nguyên tố oxi có số oxihoa -1 là số oxihoa trung gian giữa 0 và -2
2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng:
+ Viết các phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất oxihoa mạnh của oxi, ozon và hiđropeoxit
 + Giải thích vì sao ozon và hiđropeoxit có tính tẩy màu
 + Làm các bài tập có liên quan đến oxi ozon và hiđropeoxit, đặc biệt là các bài tập về chất khí
3. Tư tưởng:
II. Phương pháp:
Đàm thoại kết hợp khéo léo với thuyết trình.
III. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ và phiếu học tập
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
5’
* Hoạt động 1 : 
- Yêu cầu HS viết cấu hình electron của oxi, từ đó cho biết công thức phân tử, công thức cấu tạo của phân tử oxi
- HS tìm hiểu SGK và thực tế để rút ra tính chất vật lí cơ bản của oxi?
- HS tự liên hệ để cho biết trạng thái tự nhiên của oxi? Oxi được sinh ra từ đâu? Nhờ vào quá trình gì?
- Từ những tính chất hoá học đã học về oxi ở chương trình THCS, GV yêu cầu học sinh khái quát lại những tính chất và lấy ví dụ. Đặc biệt cần làm rõ vai trò của oxi trong phản ứng thông qua các ví dụ .
- HS viết một số pthh điều chế oxi đã biết, GV bổ sung phản ứng phân huỷ H2O2
- Cấu hình: 1s22s22p4
 CTPT: O2
CTCT: O=O
CT electron: O :: O
Có 1 liên kết cộng hoá trị không cực
- Là chất khí, không màu, không mùi, không vị
- ít tan trong nước
- Nặng hơn không khí
- HS nhận xét về tính chất hoá học của oxi
- Viết ptpư điều chế oxi
A. Kiến thức cần nhớ: 
I. Oxi
- Cấu hình: 1s22s22p4
 CTPT: O2
CTCT: O=O
CT electron: O :: O
Có 1 liên kết cộng hoá trị không cực
- Oxi do cây xanh sinh ra trong quá trình quang hợp:
 6CO2 + 6H2O ---> C6H12O6 + 6O2
- Oxi là có thể oxihoa hầu hết các kim loại( trừ Au và Pt) và một số phi kim( trừ halogen)
- Điều chế: (SGK)
5’
* Hoạt động 2:
- Thông qua công thức phân tử (O3) và cấu hình e lớp ngoài cùng của oxi, yêu cầu HS viết CTCT của phân tử ozon
- Tính chất vật lí? Tính chất hoá học
- GV hướng dẫn HS tự viết các ptpư chứng minh cho nhận xét trên, xác định vai trò của ozon trong ptpư?
- HS Rút ra kết luận về cấu tạo của phân tử ozon?
- HS tìm hiểu SGK để rút ra tính chất vật lí cơ bản của ozon
- Ozon bị phân huỷ theo phương trình:
 O3 ---> O + O2
 - Oxi nguyên tử có tính oxihoa mạnh hơn O2 nên tính chất oxihoa của ozon mạnh hơn oxi:
2Ag + O3 Ag2O + O2
2KI + O3 + H2O I2 + 2KOH + O2
 - Còn O2 không tác dụng với Ag cũng như dd KI
II. Ozon
- Cấu tạo phân tử:
- Là chất khí , màu lục nhạt, mùi xốc nhẹ, ít tan trong nước, nặng hơn không khí
- Ozon bị phân huỷ theo phương trình:
 O3 ---> O + O2
 - Oxi nguyên tử có tính oxihoa mạnh hơn O2 nên tính chất oxihoa của ozon mạnh hơn oxi:
2Ag + O3 Ag2O + O2
2KI + O3 + H2O I2 + 2KOH + O2
 - Còn O2 không tác dụng với Ag cũng như dd KI
5’
* Hoạt động 3:
- Từ công thức phân tử H2O2 và cấu hình e nguyên tử của oxi và hiđro, yêu cấu HS viết CTCT của phân tử H2O2. Từ đó rút ra nhận xét ?
- Tính chất hoá học: Nêu các tính chất hoá học của H2O2 ? 
- HS viết CTCT của phân tử H2O2. Từ đó rút ra nhận xét ?
- HS Nêu các tính chất hoá học của H2O2
III. Hiđro peoxit
- Liên kết trong phân tử H2O2 là liên kết cộng hoá trị , số oxihoa của oxi trong phân tử là -1
Trong phân tử có 2 liên kết cộng hoá trị có cự và 1 liên kết cộng hoá trị không cực
- H2O2 là chất kém bền vì trong phân tử có chứa liên kết O-O
H2O2 có tính oxihoa và tính khử vì số oxihoa của oxi trong phân tử là số oxihoa trung gian (-1)
5’
10’
10’
* Hoạt động 4:
- Chúng ta giải BT sau:
Câu 1: Phản ứng hoá học giữa hai nguyên tử có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p5 và 1s22s22p63s23p1. Hai nguyên tử này liên kết với nhau theo kiểu:
 A. Liên kết Ion	
 B. liên kết cộng hoá trị có cực
 C. Liên kết cộng hoá trị không cực 
 D. Liên kết kim loại
- Chúng ta giải BT sau:
Câu 2: Cho lượng dư dd AgNO3 tác dụng với 100ml dd hỗn hợp NaF 0,05M và NaCl 0,1M khối lượng kết tủa tạo thành là bao nhiêu? 
A.1,345g
B.3,345g
C.2,875g
D.1,435g
- Chúng ta giải BT sau:
Câu3: 
Hãy nhận biết: 
HCl, KCl, KBr, KF, KI
- Lên bảng trả lời câu 1:
A. Liên kết Ion
Vì hiệu độ âm điện > 1,7
- Lên bảng lời lời câu 2:
D.1,435g
- Lên bảng trả lời câu 3:
B. Bài tập:
Câu 1: A. Liên kết Ion
Câu2:
- Ta có: n= 0,1x0,1 = 0,01 (mol)
- Ptpư:
AgNO3 + NaCl AgCltrắng + NaNO3	
- Theo bài và ptpư ta có: m= 0,01x143,5 = 1,435 (g)
 Câu 3: 
- Trách mẫu thử: 
- Nhận biết:
+ Cho quỳ tím vào từng mẫu thử, mẫu nào làm QT hoá đỏ thì chứa HCl
+ 4 mẫu còn lại cho td với dd AgNO3, mẫu nào tạo kết tủa màu trắng thì chứa KCl, mẫu nào có kết tủa màu vàng nhạt thì chứa KBr, mẫu nào có kết tủa màu vàng thì chứa KI, mẫu còn lại không pư thì chứa KF: 
AgNO3 + KCl AgCl + KNO3	
AgNO3 + KBr AgBr + KNO3	
 AgNO3 + KI AgI+ 
 KNO3	
4. Củng cố bài giảng: (3')
 Câu hỏi: Cho dãy hợp chất : H2S, H2O, H2Te, H2Se. Chất có nhiều tính chất khác với các chất còn lại là :
H2S
H2O
H2Te
H2Se
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
Chuẩn bị để KT 1 tiết
V. Tự rút kinh nghiệm sau bài giảng:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 65 - HH 10 NC.doc
Giáo án liên quan