Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 59,60. Bài 37: Luyện tập Chương 5 - Trương Văn Hường

1. Kiến thức:

 Học sinh biết: Củng cố kiến thức

ã Cấu tạo nguyên tử, tính chất, ứng dụng của các halogen và một số hợp chất của chúng.

ã So sánh rút ra quy luật về sự biến đổi tính chất của các halogen và một số hợp chất của chúng.

Học sinh hiểu:

ã Vận dụng lý thuyết chủ đạo về cấu tạo nguyên tử, BTH các nguyên tố hoá học , liên kết hoá học, phản ứng oxi hoá - khử để giảI thích tính chất của các halogen và hợp chất của halogen.

ã Ion I- có tính khử mạnh hơn các ion halogenua khác.

2. Kỹ năng:

Học sinh vận dụng

Viết được một số phương trình phản ứng.

3. Tư tưởng:

Giáo dục tư tưởng cho học sinh: Học sinh hiểu được tầm quan trọng của cac họp chất có chứac các nguyên tố halogen có ứng dụng trong thực tế

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 59,60. Bài 37: Luyện tập Chương 5 - Trương Văn Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết59, 60. Bài 37
luyện tập chương 5
Ngày soạn: 20/02/2009
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 Học sinh biết: Củng cố kiến thức
Cấu tạo nguyên tử, tính chất, ứng dụng của các halogen và một số hợp chất của chúng.
So sánh rút ra quy luật về sự biến đổi tính chất của các halogen và một số hợp chất của chúng.
Học sinh hiểu:
Vận dụng lý thuyết chủ đạo về cấu tạo nguyên tử, BTH các nguyên tố hoá học , liên kết hoá học, phản ứng oxi hoá - khử để giảI thích tính chất của các halogen và hợp chất của halogen.
Ion I- có tính khử mạnh hơn các ion halogenua khác.
2. Kỹ năng:
Học sinh vận dụng
Viết được một số phương trình phản ứng.
3. Tư tưởng:
Giáo dục tư tưởng cho học sinh: Học sinh hiểu được tầm quan trọng của cac họp chất có chứac các nguyên tố halogen có ứng dụng trong thực tế
II. Phương pháp:
Đàm thoại kết hợp khéo léo với thuyết trình.
III. Đồ dùng dạy học:
 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, bảng một số đặc điểm của các halogen.
IV. Tiến trình bài giảng:
Tiết 59:
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
10A
1. ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
5'
Hoạt động 1:yêu cầu học sinh viết cấu hình e của F, Cl, Br, I và rút ra nhận xét về sự giống nhau và khác nhau.
HS viết cấu hình e của F, Cl, Br, I và rút ra nhận xét về sự giống nhau và khác nhau.
A. Kiến thức cần nắm vững:
I. Cấu tạo nguyên tử và tính chất hoá học của đơn chất halogen: 
1. Cấu hình e nguyên tử: 
Nhận xét: 
- Giống nhau: Lớp ngoài cùng của nguyên tử các halogen có 7 e, có cấu hình ns2np5.
- Khác nhau: Từ flo qua clo đến brom và iot, lớp ngoài cùng càng xa hạt nhân, lức hút của hạt nhân với lớp e ngoài cùng càng yếu hơn.
Lớp e ngoài cùng của flo không có phân lớp d, ở các halogen khác có phân lớp d còn trống.
5'
Hoạt động 2: 
- Yêu cầu HS tra bảng giá trị độ âm điện của các nguyên tố nhóm halogen và rút ra nhận xét.
- HS tra bảng giá trị độ âm điện để xác định Flo cố độ âm địen lớn nhất (3,98) các nguyên tố khác thuộc các halogen đều có độ âm điện lớn. Nhận xét về sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố.
2. Độ âm điện :
Các halogen có độ âm điện lớn, giảm dần từ F đến I
5'
Hoạt động 3: 
- Yêu cầu HS lấy thí dụ về tính oxi hóa mạnh của các halogen: Phản ứng với kim loại , phi kim và hợp chất.
GiảI thích vì sao halogen có tính oxi hoá mạnh.
- Nghe và lam theo hướng dẫn
3. Tính chất hoá học:
a. Halogen là phi kim điển hình có tính oxi hoá mạnh
- Oxi hoá hầu hết các kim loại, phi kim và nhiều hợp chất
- Tính oxi hoá giảm dần từ F đến I
- Flo không có tính khử (Không có số oxi hoá dương) các halogen còn lại có tính khử tăng dần từ clo đến iot.
5'
Hoạt động 4: 
- Yêu cầu HS nêu sự biến đổi tính oxi hoá từ F đến I
- Yêu cầu HS nêu tính chất chung của HX và dung dịch HX.
- Yêu cầu HS viết một số công thức của các hợp chất có oxi của clo, brom và nhận xét về số oxi hoá của các halogen trong các hợp chất này.
HS giải thích tính oxi hoá mạnh của các halogen. Nêu sự biến đổi tính oxi hoá của các halogen.
HS nêu tính chất chung của HX và dung dịch HX.
HS viết một số công thức của các hợp chất có oxi của clo, brom và nhận xét về số oxi hoá của các halogen trong các hợp chất này.
II.Hợp chất của halogen:
1. Hiđro halogen và axit halogenhiđric
- ở nhiệt đọ thường cac halogen ua đèu là chất khí. Dễ tan trong nước tạ dung dịch axit. Tíng axit tăng dần 
HF< HCl< HBr< HI. Hf có đặc tính ăn mòn thuỷ tinh.
- Chỉ có thể oxi hoá F- bằng dòng điện, các ion halogenua khác bị oxi hoá khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh.
Với dung dịch AgNO3 thì dung dịch flỏua không tác dụng. Các dung dịch halogenua tạo kết tủa.
2. Hợp chất có oxi của halogen:
Trong hợp chất có oxi của halogen clo, brom, iot đề có số oxo hoá dương, flo có số oxi hoá -1.
5'
Hoạt động 5:
- Yêu cầu HS nhắc lại các phương pháp điều chế Flo, brom, clo, iot..
- HS nhắc lại các phương pháp điều chế Flo, brom, clo, iot..
III. Phương pháp điều chế halogen
(SGK-149)
5'
Hoạt động 6:
- Hướng dãn HS làm bài tập số 1.
- HS phân tích và làm nhanh bài tập số 1 để khởi động tư duy.
B. Bài tập
Bài 1: (bài 1 –SGK/149)
phương án đúng là B
10'
Hoạt động 7:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập số 2.
- HS xác định đúng thuốc thử dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề.
- Thảo luận để tìm cách khác
Bài 2: Có ba bình không nhãn, mỗi bình đựng các dung dịch NaCl, NaBr, NaI. Chỉ ding 2 thuốc thử (không ding AgNO3). Làm thế nào để nhận biết mỗi bình ? Viết PTHH.
---//---
HD: Dùng thuốc thử nước Clo và nước Brom.
Hoặc dùng Clo và tinh bột làm thuốc thử.
NaCl I2
NaBr Br2 Br2
NaI NaBr Cl2
 NaCl
 NaCl
4. Củng cố bài giảng: (3')
 GV hướng dẫn HS làm bài tập số 3.
	---//---
 HS đọc đề bài và thảo luận để làm bài tập số 3.
 A : Cl2
 B : HCl
 C : HClO.
 HS tự viết các pthh xảy ra ?
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
Bài 4, Bài 5/149; Bài 6 đến Bài 10/150
Tiết 60:
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
10A
1. ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ:Trong giờ học
3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
10'
Hoạt động 8:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập số 5.
- HS thảo luận để làm bài tập
Bài 5: Brom có lẫn tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom nguyên chất.
---//---
Hướng dẫn: cho một ít NaBr vào hỗn hợp, chưng cất để lấy Br2 
10'
Hoạt động 9:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập số 6.
- HS thảo luận để làm bài tập
Bài 6: Bằng thí nghiệm nào có thể kiểm tra được khí nitơ có lẫn tạp chất sau đây hay không?
---//---
a. Dẫn khí Nitơ trên qua dd KI có pha hồ tinh bộtthấy dd hoá xanh chứng tỏ chứa clo:
Cl2+2KI à 2KCl+I2
b. Dẫn khí Nitơ trên qua dd AgNO3 nếu thấy kết tủa trắng xuất hiện chứng tỏ chúă HCl:
HCl+AgNO3 à AgCl + HNO3
10'
Hoạt động 10:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập số 8.
- HS thảo luận để làm bài tập
Bài 8:
ĐS: 66,6% và 33,4%
10'
Hoạt động 11:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập số 9.
- HS thảo luận để làm bài tập
Bài 9:
ĐS: V=0,448 (l)
4. Củng cố bài giảng: (3')
GV hướng dẫn HS làm bài tập số 10 (bài tập hỗn hợp)
ĐS: %khí HCl = 68,95%; %khí HBr = 31,05%
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
Xem trước bài thực hành số 3.
V. Tự rút kinh nghiệm sau bài giảng:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 59, 60 - HH 10 NC.doc